Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo Tác Giả Trịnh Minh Thuyết
Bé đi mẫu giáo
Tác giả: Trịnh Minh Thuyết
Con mèo ở nhà
Quanh quẩn bên bà
Lên giường xuống bếp
Chiều bé về viết
Kể nhiều chuyện vui
Có nhiều bạn chơi
Cô dạy múa hát
Nhìn bé vui thật
Mèo cứ quẩn chân
Sợ mèo tủi thân
Bé ôm mèo nhỏ
Mai bé đi nữa
Mèo lại ở nhà
Bắt chuột giúp bà
Bé đi mẫu giáo
Chia Sẽ Thêm ❤️️ Bài Thơ Làm Nghề Như Bố ❤️️Nội Dung, Tranh Thơ, Giáo Án
Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo Tác Giả Phạm Minh Tuấn
Cháu Đi Mẫu Giáo
Tác giả: Phạm Minh Tuấn
Cháu lên ba cháu vô mẫu giáo
Cô thương cháu thì cháu không khóc nhè
Không khóc nhè để mẹ lên nương rẫy
Cha vào nhà máy, ông bà vui cấy cày
Là lá la la, là là lá la la …
Cháu lên ba, cháu vô mẫu giáo
Cô thương cháu vì cháu to nhất trường
To nhất trường mà học ngu nhất lớp
Ngu nhất lớp mà được đi nước ngoài!
là lá la la, là là lá la la …
Tranh Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo Mầm Non
Hình Ảnh Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo
Giáo Án Bài Thơ Bé Đi Mẫu Giáo
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên bài thơ “Bé đi mẫu giáo”, tên tác giả: Trịnh Minh Thuyết
– Trẻ biết nội dung bài thơ: Nói về em bé đi mẫu giáo chiều về kể nhiều chuyện vui, có nhiều bạn chơi và cô dạy múa hát.
– Trẻ biết lắng nghe cô đọc thơ, biết đọc thuộc bài thơ.
2.Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
– Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ.
– Trẻ trả lời được một số câu hỏi cô đặt ra.
3.Thái độ:
– Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
– Giáo dục trẻ luôn chơi đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn yêu thương giúp đỡ bạn bè, luôn chăm ngoan học giỏi, vâng lời cô giáo và yêu thương bố mẹ.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
– Hình ảnh minh họa bài thơ.
– Nhạc bài hát: “cháu đi mẫu giáo”
– Một số hình ảnh em bé đến lớp học bài, múa hát.
* Đồ dùng của trẻ:
– Ghế ngồi cho trẻ
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 1- 3 phút.
– Cô và trẻ hát bài hát “Cháu đi mẫu giáo” và đàm thoại dẫn dắt trẻ vào bài.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến em bé lên ba thì đi đâu?
+ Đến lớp cô giáo yêu thương em bé, em bé có khóc nhè không?
+ Đến lớp chúng mình có được cô giáo dạy múa hát và kể chuyện cho chúng mình nghe không?
– À! Đúng rồi chúng mình đến lớp được cô giáo dạy múa hát, kể chuyện cho chúng mình nghe đấy, hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về một em bé đi học dặn mèo ở nhà, bé đi học về kẻ nhiều chuyện vui, được cô giáo dạy hát dạy múa đấy.
– Để biết đó là bài thơ gì, chúng mình ngồi ngay ngắn, chú ý nghe cô đọc bài thơ này nhé.
2. Phương pháp hình thức tổ chức 12- 15 phút.
*HĐ1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Bài thơ: “Bé đi mẫu giáo” tác giả: Trịnh Minh Thuyết
– Bài thơ gồ 4 khổ, nhưng hôm nay cô sẽ dạy cho chúng mình 2 khổ thơ đầu tiên, buổi học lần sau cô sẽ dạy cho chúng mình 2 khổ thơ còn lại nhé.
– Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
– Để hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ này một lần nữa nhé.
– Cô đọc lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
– Cô giới thiệu về nội dung bài thơ: Bài thơ nói về em bé đi mẫu giáo rất là ngoan chiều về kẻ nhiều chuyện vui, có nhiều bạn chơi và cô giáo dạy múa hát.
– Cô đọc lần 3: Đàm thoại, trích dẫn
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bé đi đâu, con mèo ở nhà với ai?
Bé đi mẫu giáo
Con mèo ở nhà
+ Con mèo ở nhà quanh quẩn bên ai?
Quanh quẩn bên bà
Lên giường xuống bếp
+ Bé đi học về bé đã biết làm gì?
Chiều về bé viết
Kể nhiều chuyện vui
+ Ở lớp bé có những ai?
Có nhiều bạn chơi
+ Cô dạy các con những gì?
Cô dạy múa hát
+ Chúng mình thấy em bé đi học có ngoan không?
* GD: Chúng mình phải chơi đoàn kết với nhau, nhường nhịn, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, vâng lời cô giáo và yêu thương bố mẹ của mình chúng mình nhớ chưa?
– Bây giờ cô con mình cùng đọc thuộc bài thơ này nhé.
* HĐ2: Dạy trẻ đọc thơ
– Cô dạy trẻ đọc cùng cô 2-3 lần
– Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
– Cô chú ý sửa sai, động viên trẻ
* Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả, cô cho cả lớp đọc lại bài thơ một lần.
3. Kết thúc 1- 2 phút.
– Cô khen và động viên khuyến khích trẻ.
– Chuyển hoạt động khác.
Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Cây Dừa ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ