Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẻ Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ Đọc Cho Các Bé Cùng Nghe.

Nội Dung Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ Tác Giả Phạm Hổ

ĐÔI DÉP THẦN KỲ
Tác giả: PHẠM HỔ

Các em đọc cổ tích
Chắc rất thích được gặp
Những đôi giày thần kỳ
Một bước đi bảy dặm
Còn nhanh hơn chim bay
Thế kỷ hai mươi này
Ở tại một nước nọ

Có nhiều núi, nhiều sông
Có nhiều mưa, nhiều gió
Có cờ đỏ sao vàng
Có mùa khoai, mùa lúa
Có đôi dép thần kỳ
Một cụ già thường đi…
Người làm đôi dép này
Cắt lốp xe làm đế

Cắt săm xe làm quai
Dép đen màu than đá
Hình dáng nhìn rất ngộ
Như đôi xà lan nhỏ
Thích lênh đênh sông dài…
Dép vui vẻ, dẻo dai
Theo cụ già đi khắp
Dép đạp tan gai góc

Đạp bằng đá tai mèo
Dốc cao mấy cũng leo
Đường xa mấy cũng vượt
Dép đi trong nắng đốt
Dép đi trong mưa tuôn
Theo cụ già xuống bể
Theo cụ già lên non
Được cụ già yêu thương

Dép thêm tài, thêm sức:
Đê sắp vỡ vì lụt
Có dép đến: lụt lui!
Ruộng nứt nẻ cả rồi
Có dép về: nước đến
Đường nào nắng chói chang
Dép qua: cây giăng hàng
Đường liền râm bóng mát

Gọi chim về hót vang
Mỏ nào để ít than
Dép về, than chảy suối
Thoi nào dệt ít vải
Dén đến, vải đầy kho
Người mù mịt i, t
Vụt thành người có học
Trẻ nghịch ngợm, lười nhác

Hoá trò giỏi, con ngoan
Bạn bè đáng giận hờn
Biết thương nhau trở lại
Thương nhau hơn ngày thường
Giặc đến từ bốn phương
Dù giày đinh sắt nhọn
Dù lắm súng lắm bom
Nhiều máy bay, tàu chiến

Mang đôi dép thần kỳ
Cụ già đi ra trận
Con cháu ào ra theo
Tay dao, tay súng
Băng qua trăm lửa đạn
Vượt qua nghìn hiểm nguy
Là kẻ thù bỏ mạng
Và giặc nào, cướp nào

Cũng cụp đuôi cút thẳng…
Hỏi dép: sao dép tài?
Dép thật thà đáp ngay:
Dép trước sau vẫn dép
Tài trí ở người đi
Tài trí ở cụ già
Biết gọi người cả nước
Triệu người chung một lòng

Giành tự do, độc lập
Biết dẫn cả trẻ, già
Biết đánh thức gần xa
Cùng lên đường hạnh phúc.
Cụ già râu tóc bạc
Mang đôi dép thần kỳ
Em có biết là ai?
Là Bác Hồ mình đó!

Bác Hồ của Việt Nam
Có nhiều núi nhiều sông
Có nhiều mưa nhiều gió
Có cờ đỏ sao vàng
Có mùa khoai, mùa lúa
Có đôi dép thần kỳ
Anh làm thợ hôm nay…
Nhưng hôm nay, hôm nay

Bác Hồ không còn nữa
Vắng tiếng dép Bác Hồ
Cả Việt Nam thương nhớ
Cả loài người thương nhớ.
Đôi dép thần kỳ đó
Giờ theo Bác đi xa
Đi vào trong lịch sử
Chói ngời của dân ta

Theo Bác dép đi xa
Phép thần kỳ để lại
Các em hãy giữ lấy
Trong đôi dép của mình
(Dù dép to, dép nhỏ
Dù dép đỏ, dép xanh…)
Miễn các em làm đúng
Lời Bác Hồ Chí Minh!

Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Hè Về ️ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Tranh Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ

Tranh bài thơ hay đôi dép thần kỳ
Tranh bài thơ hay đôi dép thần kỳ
Tranh bài thơ hay nhất đôi dép thần kỳ
Tranh bài thơ hay nhất đôi dép thần kỳ
Tranh thơ hay đôi dép thần kỳ
đôi dép kỳ diệu
Bài thơ hay đôi dép thần kỳ
đôi dép thần kỳ huyền thoại

Hình Ảnh Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ

Hình ảnh bài thơ hay nhất đôi dép thần kỳ
Đôi dép kỷ niệm thần kỳ
bài thơ hay nhất đôi dép thần kỳ
đôi dép thần kỳ huyền thoại bao đời
bài thơ hay đôi dép thần kỳ
đôi dép thần kỳ gợi lại bao ký ức tuổi thơ
Ảnh bài thơ đôi dép thần kỳ
đôi dép thần kỳ mẹ cho em
bài thơ đôi dép thần kỳ hay nhất
bài thơ đôi dép thần kỳ hay nhất
bài thơ đôi dép thần kỳ
bài thơ đôi dép thần kỳ

Giáo Án Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ

 I.Mục đích yêu cầu

1 .Kiến thức:

  Trẻ nhớ tên câu truyện, nắm rõ được nội dung câu chuyện.

2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
 Biết trả lời các câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng.

3. Thái độ:

 Trẻ biết yêu quý bạn,biết chia sẻ cùng bạn
 Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

iI.Chuẩn bị

Đồ dùng trực quan:
Tranh minh hoạ
Băng nhạc
Môi trường: Trong lớp học, rối
Cô và trẻ quần áo gọn gàng

III.Cách tiến hành

1.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.

Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ đan dây.
Các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về cái gì?
Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa , đó là bài thơ “ ĐÔI DÉP THẦN KỲ ” của nhà thơ PHẠM HỔ chúng mình cùng lắng nghe nhé

2.Hoạt Động 2: Thơ con đường làng

a, Cô đọc mẫu lần 1:

 Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
 Cô đọc cho chúng mình nghe bài thơ “ ĐÔI DÉP THẦN KỲ ” của nhà thơ PHẠM HỔ đấy?
 Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.

b, Cô đọc bài thơ lần 2:

Bằng tranh minh hoạ bài thơ
Ảnh minh họa của bài thơ

c, Cô đọc bài thơ lần 3:

 Đàm thoại trích dẫn.

Cắt săm xe làm quai
Dép đen màu than đá
Hình dáng nhìn rất ngộ
Như đôi xà lan nhỏ
Thích lênh đênh sông dài…
Dép vui vẻ, dẻo dai
Theo cụ già đi khắp
Dép đạp tan gai góc

 Cô vừa đọc bài thơ gì?
 Các em sẽ trả lời tên bài thơ
 Bài thơ do ai sáng tác?
 Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
 Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
 Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.

IV. Dạy trẻ đọc thơ.

 Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
 Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
 Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
 Mời cá nhân trẻ đọc
 Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ

V.Kết thúc

 Cô thấy lớp mình rất ngoan và học giỏi bây giờ chúng mình hãy cùng cô hát bài: “ ĐÔI DÉP THẦN KỲ ” nào!
 Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.

Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Xe Cần Cẩu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Viết một bình luận