Bài Thơ Gieo Hạt, Gieo Hạt Nảy Mầm [Nội Dung + Giáo Án]

Bài Thơ Gieo Hạt, Gieo Hạt Nảy Mầm ❤️️ Nội Dung, Giáo Án ✅ Cùng Thohay.vn Đọc Thơ Cho Bé Nghe Có Thể Giúp Bé Phát Triển Tư Duy Hơn.

Nội Dung Bài Thơ Gieo Hạt Mầm Non

Bài thơ: Gieo hạt
Tác giả: Chưa rõ

Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá…

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Vườn Cây Của Ba ️ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Bài Thơ Gieo Hạt

Bài thơ mang lại những nhịp điệu vui nhộn cho bé và có thể sử dụng bài thơ để tạo nên bài tập thể dục hay một trò chơi thú vị cho bé.

Cách Chơi Gieo Hạt

Chuẩn bị

Số lượng từ 2 người chơi trở lên, một người điều khiển. Diện tích chơi đủ cho tất cả mọi người. Trẻ thuộc bài và đọc theo nhịp các hiệu lệnh. Trẻ hiểu và biết cách chơi

Luật Chơi: Gieo hạt

Trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn. Lắng nghe hiệu lệnh của cô giáo và thực hiện các động tác ứng với hiệu lệnh đó. Trẻ thực hiện sai sẽ chịu phạt.

– Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:

“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá….”

Cách chơi: Gieo hạt

Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

– Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt.
– Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
– Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
– Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên
– Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
– Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
– Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
– Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
– Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm động tác ngửi hoa
– Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
– Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
– Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
– Cây rung :Nghiêng người sang phải
– Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống
– Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..

Giáo Án Bài Thơ Gieo Hạt Mầm Non

Giáo án bài thơ gieo hạt mầm non.

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
– Nhớ tên bài thơ tác giả
– Trẻ thể hiện giọng thơ diễn cảm.

II, CHUẨN BỊ
–  Tranh hình ảnh minh họa bài thơ.
– Tranh minh họa thơ

III, TIẾN HÀNH
*  Ổn định tổ chức
  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
  – Trò chuyện
  – Các con vừa hát bài gì?
  – Nội dung thơ có ích lợi gì?
  – Qua thơ trên giúp các được điều gì?

* Hoạt động 1:
– Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.
– Cô đọc thơ lần  1 (Không tranh)
– Cô đọc  thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa),
– Hỏi trẻ

* Trích dẫn
– Nội dung lời bài thơ muốn nói 
– Giải thích từ khó của lời thơ

* Đàm thoại:
– Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì ?
– Do ai sáng tác?
– Trong bài thơ nói cái gì ?
– Các con có thích không?
* Hoạt động 2:  

Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:
– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
– Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô
– Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần
– Cho  2-3 trẻ đọc thơ qua hình ảnh minh hoạ.
– Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

* Kết thúc:
– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
– Trẻ vui đọc thơ và ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
a, HĐCCĐ:
– Trẻ ra  sân hít thở không khí trong lành
– Trò chuyện về tác hại của môi trường bị ô nhiễm
+ Muốn cho môi trường trong sạch phải làm gì?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ môi trường
– Phân cho từng nhóm nhặt lá vàng
– Giáo dục trẻ:

b, TCVĐ: “Trồng nụ trồng hoa”
– Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
– Chơi 2-3 lần

c, Chơi tự do
– Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình….
– Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Sinh hoạt văn nghệ
– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diễn.
– Trẻ hát, múa bài “Bầu và bí, Hoa kết trái,…”
– Đọc thơ diễn cảm “Rau ngót rau đay”
– Kể chuyện “Quả bầu tiên, sự tích cây khoai lang”
– Trẻ thực hiện, cổ động viên khuyến khích trẻ.
– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

2. Lao động tập thể
– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.
– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
– Cô nhận xét.
– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mầm Non ️❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận