Bài Thơ Quê Hương Của Tố Hữu [Nội Dung + Phân Tích]

Bài Thơ Quê Hương Của Tố Hữu ❤️️ Nội Dung, Phân Tích ✅ Hãy Cùng Tham Khảo Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Và Nghệ Thuật Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Quê Hương Của Tố Hữu

Viết về chủ đề quê hương, Tố Hữu có bài thơ Bài ca quê hương rất hay, rất ý nghĩa. Hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung, ý nghĩa bài thơ ngay sau đây:

Bài ca quê hương
Tác giả:
Tố Hữu

29 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm, mừng tái tê…
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
“Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!”


Ôi, cơ chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể
Về với rừng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ…

Cơ chi anh sớm được về bên nội
Hoá nỗi đau tan nát Phù Lài
Như quê bạn, Niệm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!

Cơ chi anh sớm được về bên ngoại
Giữ bờ tre, bến nước Thanh Lương
Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói
Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!

Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa… lòng Huế đó chăng?
Ví dù đèn tắt, đã có trăng
Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ…

Câu hò xưa mối tương tư
Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền
Bây giờ, nước lớn, thuyền lên
Bắc Nam mình lại nối liền thịt da.

Bây giờ hết nỗi gần xa
Anh vào Hương Thuỷ, anh ra Phong Điền
Đường làng, lạ mấy cũng quen
Bước chân cứ nhớ, chẳng quên lối nào.

Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Nút xanh khí phách, biển ngời sức xuân

Núi này Bạch Mã, Hải Vân
Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo
Biển này, Cửa Thuận sóng reo
Thanh thanh vành mũ tai bèo là em.

Hương Giang ơi… dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình
Vẫn là duyên đó, quê anh
Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương.

Bến nghèo, xưa chuyến đò ngang
Nay cầu chống Mỹ, xe sang dập dìu
Tràng Tiền, biết mấy là yêu!
Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay.

Ngự Bình, thông lại xanh cây
Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai.
Bức tranh non nước tuyệt vời
Bàn tay ta lại xây đời ta đây!

Hoàng cung, thôi đã rêu dày
Ngẩn ngơ thần tượng còn say thủa nào?
Tươi rồi cuộc sống thanh tao
Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.

Huế ơi, đẹp lắm quê nhà
Câu Nam ai hoá bài ca anh hùng.
Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!

Đọc hiểu bài thơ 🔰Nước Non Ngàn Dặm [Tố Hữu]🔰Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Quê Hương

Bài thơ Bài ca quê hương của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 5/1975, thời điểm vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau bao nhiêu năm xa quê hương, lần đầu về thăm lại Huế, Tố Hữu đã viết nên Bài ca quê hương để thể hiện cảm xúc, tình yêu của mình với nơi ông sinh ra.

Ý Nghĩa Bài Thơ Quê Hương Của Tố Hữu

Bài thơ quê hương của Tố Hữu chính là những lời bộc bạch, những cảm xúc chân thành nhất của một người con xa quê lâu ngày được về thăm lại nơi nuôi giữ tuổi thơ của mình. Thông qua bài thơ, ta thêm yêu và trân trọng quê hương của mình hơn.

Đọc thêm bài thơ 🌿Từ Ấy [Tố Hữu]🌿Nội Dung, Ý Nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Quê Hương

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu Bài thơ quê hương của tác giả Tố Hữu.

👉 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ ?

Đáp án: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

👉 Câu 2: Xác định nội dung của bài thơ?

Đáp án: Quê hương là những gì dân dã, mộc mạc, đơn sơ, gần gũi mà đầy ắp tình yêu thương. Dù xa quê nhiều năm nhưng khi trở về thì quê hương vẫn đẹp đẽ và thân thuộc như cũ. Bài thơ là những cảm nhận chân thực nhất của một người con xa quê hay nói chính xác hơn là cảm nhận của chính tác giả Tố Hữu.

👉 Câu 3: Bài thơ đã thể hiện những tình cảm gì của tác giả với quê hương?

Đáp án: Bài thơ đã thể hiện tình yêu đối với quê hương của tác giả. Đó là tình yêu đối với cảnh đẹp, con người và truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của thế hệ cha anh đi trước nơi đây.

👉 Câu 4. Theo em điều gì đã làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người?

Đáp án: Điều khiến bài thơ dễ đi vào lòng người là do ngôn ngữ thơ gần gũi, đồng thời tác giả liệt kê các địa điểm thân quen của Huế khiến bạn đọc cảm thấy các địa điểm đó như đang hiện ra trước mắt mình.

Nghệ Thuật Bài Thơ Quê Hương

Điểm qua các giá trị nghệ thuật trong Bài thơ quê hương của Tố Hữu:

  • Bài thơ được viết theo thể lục bát – một thể thơ dân gian gần gũi.
  • Sử dụng nhiều từ láy như: Thanh thanh, non nước, dập dìu, ngọt ngào,..
  • Sử dụng biện pháp liệt kê các danh lam thắng cảnh, các địa danh nổi tiếng, tạo cảm giác thân thuộc với người đọc.

Chia sẻ thêm tác phẩm 🌺Nhớ Đồng [Tố Hữu]🌺Nội Dung, Ý Nghĩa

Những Bài Thơ Về Quê Hương Của Tố Hữu Hay

Bên cạnh Bài thơ quê hương, đón đọc thêm những bài thơ viết về chủ đề quê hương của Tố Hữu hay đặc sắc dưới đây nhé!

Tiếng Hát Sông Hương

Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang.

Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh.
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?

– Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhuỵ hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang…

Nhớ Đồng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường cong bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…

Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!d

Huế Tháng Tám

Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác
Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau
Chân nôn nao như khách đợi mong tàu
Bước dò bước, không biết sau hay trước?
Tim hồi hộp, vì sao? Ai hẹn ước;
Ai đang về? Dáng đó thấp hay cao?
Mắt sáng ngời, như lửa hay như sao?
Người hay mộng? Ngoài vào hay trong tới?
Giáng từ trên hay là vươn từ dưới?
Huế xôn xao, lo lắng, những đêm mơ
Khát khao hoài, như cô gái mong chờ
Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt…
Trên Hương Giang mênh mang đò lạnh ngắt
Tiếng đàn im. Ca kỹ nép phương nào?
Trăng thì thầm chi với sóng lao xao…
Đức Kim thượng đêm nay trong ngọc điện
Ngự lên lầu, trông lên cao xao xuyến
Muôn vì sao… Lạnh lẽo thấm hoàng bào
Người rùng mình, tưởng đứng đỉnh cù lao
Nổi cô độc giữa gió triều biển động.
Đôi gốc đại nghiêng nghiêng tàn lay bóng
Sầu thâm cung vờ vật dưới sân chầu
Người đứng đây. Trăm họ đang về đâu?
Đình thần đó, rầu rầu thân đá trắng
Quá khứ nặng đè xuống đầu cúi lặng…
Một gai vàng không thể thắng cả giang sơn!
Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn
Máu giải phóng đã sôi dòng nhân loại!
Người phải xuống, đến nay, đêm chiến bại
Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son!
Người phải lui, cho Dân tiến, Nước còn
Dân là chủ, không làm nô lệ nữa!
Hãy mở mắt: quanh hoàng cung biển lửa
Đã dâng lên, ngập Huế đỏ cờ sao
Mở mắt trông: trời đất bốn phương chào
Một dân tộc đã ào ào đúng dậy!

Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, búp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc
Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta?
Ta hét huyên thuyên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh?
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời
Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi
Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ!
Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi
Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi!
Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác
Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc
Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!

Quê Mẹ

Gởi Huế yêu

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
Mái nhì man mác nước sông Hương
Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!

Ôi những đêm xưa, tối mịt mùng
Con nằm bên mẹ, ấm tròn lưng
Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn
Mẹ bấm con im: Chúng nó lùng

Con hỏi vì sao chúng nó tìm
Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im!
Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi
Thắt ruột mòn gan, héo cả tim

Mẹ không còn nữa, còn đây Huế
Con lớn lên, con biết lẽ rồi:
Nước mất nhà tan, đời khổ thế
Không làm nô lệ đứng lên thôi!

Con lớn lên, con tìm Cách mạng
Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt con khi chửa biết gì.

Huế không buồn nữa, Huế ta ơi
Mắt ướt trăm năm đã hé cười
Nghìn mảnh tương lai về phấp phới
Truyền đơn cờ đỏ gió tung trời.

Roi điện cùm xai toé máu tươi
Xà lim không thể khoá hồn người
Bừng bừng tiếng hát rung song sắt
Tiếng hát ta bay lộng giữa đời…

Tháng Tám vùng lên Huế của ta
Quảng – Phong ơi, Hương Thuỷ, Hương Trà
Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế
Đỏ ngập dòng sông rộn tiếng ca.

Từ ấy, xa quê mẹ đến rày
Lắng nghe từng buổi, nhớ từng ngày
Giặc về giặc chiếm đau xương máu
Đau cả lòng sông, đau cỏ cây!

Cắn răng gian khổ tám năm trời
Huế của ta không một bước lùi
Huế của ta đây cầm vững súng
Chúng bay không thể có đường vui

Chúng bay không thể có ngày mai
Chết dưới chân bay vạn bẫy gài
Chết xuống đầu bay từng hốc núi
Hải Vân thăm thẳm huyệt đêm ngày!

Làng ta giặc đốt mấy lần qua
Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà
Mà quít Hương Cần ta vẫn ngọt
Nhớ anh du kích trấn Dương Hoà

Chí ta như núi Thiên Thai ấy
Đỏ rực chiều hôm dậy cánh đồng
Lòng ta như nước Hương Giang ấy
Xanh biếc lòng sông những bóng thông…

Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi
Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi
Mẹ ơi dưới đất còn chua xót
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi!

Ôi Huế ngàn năm, Huế của ta
Đường vào sẽ nối lại đường ra
Như con của mẹ về quê mẹ
Huế lại về vui giữa Cộng hoà.

Con Cá, Chột Nưa

Năm sáu ngày mệt xỉu
Thuốc làm khuây mấy điếu
Vài ba hớp nước trong
Suy nghĩ chuyện bao đồng
Vẫn không ngoài chuyện đói.
Đầu sàn, canh bốc khói
Chén cá nức mùi thơm
Lên hoạ với mùi cơm
Sao mà như cám dỗ!
Muốn ngủ mà không ngủ
Cái bụng cứ nằn nì:
“Ăn đi thôi, ăn đi!
Chết làm chi cho khổ!”
Nghe hắn thầm quyến rũ
Tôi đỏ mặt bừng tai:
“Im đi cái giọng mày
Tao thà cam chịu chết!”
Hắn nằm im đỡ mệt
Rồi tha thiết van lơn:
“Đời mới hai mươi xuân
Chết làm chi cho khổ!”
Hắn nói to nói nhỏ
Kể lể chuyện đê hèn
Tôi vẫn cứ nằm yên
Hắn liền thay chiến thuật:
“Thôi thì thôi, cứ vật
Nhưng phải ráng cầm hơi
Theo với bạn, với đời
Cho đến ngày kết quả.
Ăn đi vài con cá
Năm bảy cái chột nưa
Có ai biết ai ngờ?
Thế vẫn tròn danh dự
Không can chi mà sợ
Có hôi miệng hôi mồm
Còn có nước khi hôm
Uống vô là sạch hết!”

Lần này tôi thú thiệt:
Lời hắn cũng hay hay
Lý sự cũng đủ đầy
Nghe ra chừng phải quá!
Ăn đi vài con cá
Năm bảy cái chột nưa
Có ai biết, ai ngờ
Thế vẫn tròn danh dự
Nhưng mà tôi lưỡng lự
Suy nghĩ rồi lắc đầu
Đành không ai biết đâu
Vẫn không làm thế được!

Từ khi chân dấn bước
Trên con đường đấu tranh
Tôi sẵn có trong mình
Đôi mắt thần: chủ nghĩa.
Đã đứng trong đoàn thể
Bềnh vực lợi quyền chung
Sống chết có nhau cùng
Không được xa hàng ngũ
Không thể gì quyến rũ
Mua bán được lương tâm
Danh dự của riêng thân
Là của chung đồng chí
Phải giữ gìn tỉ mỉ
Như tròng mắt con ngươi
Đến cạn máu tàn hơi
Không xa rời kỷ luật!
Phải trải lòng chân thật
Không một nét quanh co
Không một bóng lờ mờ
Không một nhăn ám muội!

Bụng nghe, chừng biết tội
Từ đó hết nằn nì
Không dám thở than chi
Và tôi cười đắc thắng.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Hay Nhất

Tham khảo ngay mẫu văn cảm nhận về Bài thơ quê hương hay nhất của Tố Hữu được Thohay.vn chia sẻ sau đây.

Quê nội của ông làng Phù Lai, Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quê ngoại cách chừng mười cây số ở làng Thanh Lương, huyện Hương Trà tiếp giáp với Quảng Điền. Như vậy, xứ Huế là Quê mẹ, cũng là Quê cha của ông.

Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta đã cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tố Hữu có cơ hội quay về thăm Huế – quê hương của ông. Không giấu nỗi sự xúc động nên Tố Hữu đã viết nên Bài ca quê hương để thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của mình.

29 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm, mừng tái tê…
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
“Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!”

Ôi, cơ chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể
Về với rừng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ…

Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu tổ quốc. Đó là thứ tình cảm vừa giản dị, chân thành song lại thiêng liêng cao đẹp biết bao. Mỗi giai cấp, mỗi thế hệ, mỗi con người lại có những biểu hiện khác nhau để yêu nơi ta đã cất tiếng khóc chào đời, nới rộng mở cánh tay đón chào ta.

Cơ chi anh sớm được về bên nội
Hoá nỗi đau tan nát Phù Lài
Như quê bạn, Niệm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!

Cơ chi anh sớm được về bên ngoại
Giữ bờ tre, bến nước Thanh Lương
Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói
Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa… lòng Huế đó chăng?
….
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Nút xanh khí phách, biển ngời sức xuân

Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh.

Khi xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.

Núi này Bạch Mã, Hải Vân
Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo
……
Tươi rồi cuộc sống thanh tao
Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.

Chắc hẳn phải yêu quê hương lắm thì Tố Hữu mới có thể vẽ nên một bức tranh quê hương đẹp đẽ, sống động đến vậy!Hơn nữa,với lòng yêu nước, khát vọng tự do mãnh liệt ông đã đem đến cho người đọc một bài thơ tả cảnh,tả tình đặc sắc.

Huế ơi, đẹp lắm quê nhà
Câu Nam ai hoá bài ca anh hùng.
Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!

Tình yêu quê hương lớn lao bộc lộ thành lời mời gọi chân thành. Huế đẹp lắm, con người Huế hiền lành, chất phác lắm, vì vậy nếu ai có dịp đến Huế thì hãy ghé Huế để cảm nhận rõ sự gần gũi, đẹp đẽ của quê hương tác giả.

Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Nó chính là gốc rễ để làm nên nhân cách con người ta, gắn kết ta với cộng đồng rộng lớn. Đọc bài thơ Bài ca quê hương của Tố Hữu mà ta càng thêm yêu quê hương của mình, nơi nuôi dưỡng ta lớn khôn thành người.

Hướng dẫn đọc hiểu 🌿Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu]🌿Chi tiết nhất

Viết một bình luận