Bài Thơ Tháng Ba Của Hoàng Vân ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận ✅ Cùng Thohay.vn Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Tháng Ba Qua Nội Dung Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tháng Ba Của Hoàng Vân
Bài thơ: Tháng ba
Tác giả: Hoàng Vân
Tháng ba mùa giáp hạt
Đến rong rêu cũng gầy
Mẹ bưng rá vay gạo
Cha héo hắt đường cày
Áo nâu may dịp tết
Bây giờ mực tím dây
Bần dưới sống ăn đữo
Khoai mậm non cả ngày
Tháng ba mưa dầm đất
Rét Nàng Bân tím trời
Kéo cảnh vun lửa đốt
Trẻ và trâu cùng cười
Tháng ba, tháng ba ơi!
Mùa xa… ngày thơ dại
Lúa lên xanh ngoài bãi
Sữa ướp đòng sinh đôi.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Đêm Mùa Hạ❤️️Ý Nghĩa, Phân Tích Bài Thơ
Ý Nghĩa Bài Thơ Tháng Ba Của Hoàng Vân
Bài thơ mang lại cho người đọc một ký ức tuổi thơ có cuộc sống nghèo đói trong mùa giáp hạt và thông qua bài thơ tác giả như muốn gửi đến một thông điệp dù cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan, vui vẻ.
Đọc Hiểu Bài Thơ Tháng Ba Của Hoàng Vân
Cùng thohay.vn đọc hiểu bài thơ tháng ba của Hoàng Vân qua nội dung bên dưới.
👉 Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Tự do
D. Tứ tuyệt
👉 Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết
A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo
B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi
C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt
D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm
👉 Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
A. Nhịp 3/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 4/1
C. Nhịp thơ linh hoạt
D. Khó xác định
👉 Câu 4. Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?
A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ)
B. Mùa xuân đi chơi không làm
C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm
D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ
👉 Câu 5. Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất?
A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba
B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm
C. Cha cày đồng mệt mỏi
D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt
👉 Câu 6. Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?
A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy
B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây
C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười
D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi
👉 Câu 7. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt?
A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời
B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa… ngày thơ dại!
C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày
D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày
👉 Câu 8. Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào?
A. Tháng ba, tháng ba ơi!
B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi
C. Kéo cành vun lửa đốt
D. Áo nâu may dịp tết
👉 Câu 9. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là?
A. Người mẹ tần tảo
B. Người bố vất vả
C. Lũ trẻ hồn nhiên
D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó
👉 Câu 10. Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào?
A. Những đứa trẻ hồn nhiên
B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương
C. Cha mẹ nghèo khó của mình
D. Quê hương
👉 Câu 11. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì?
A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới
B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông
C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần
D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở
👉 Câu 12. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là?
A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt
B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn
C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm
D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng
Tuyển tập ☀️ Chùm Thơ Tháng 3 Hay Nhất ☀️
Đôi Nét Về Tác Giả Hoàng Vân
Tiểu sử cuộc đời Hoàng Vân
– Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, 24/7/1930 – 4/2/2018)
– Ông sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội trong gia đình Nho học ở phố Hàng Thùng, có cha và ông nội đều là nhà nho. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó, ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312.
– Sau 1954, ông được cử đi tu nghiệp tại Học viện Âm nhạc Trung ương, Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật cho đến 1970, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ 1963-1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.
– Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà Nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi như ông. Hoàng Vân có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. Hai người con của ông là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ – nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Y Linh đều thành danh.
– Hoàng Vân qua đời vào sáng 4/2/2018. Trước đó, ông bị bệnh viêm phổi và một số bệnh tuổi già.
Sự Nghiệp Của Hoàng Vân
Sự Nghiệp cảu Hoàng Vân
– Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như “Chiến thắng Tây Bắc”, “Chiến thắng Hoà Bình”, “Tin chiến thắng”,… Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng “Hò kéo pháo”. Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, tác phẩm khí nhạc, dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng.
– Ngoài công việc sáng tác, ông còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Nhiều trong số các học trò của ông đã thành danh như An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang,…
– Ông đã xuất bản các sách nhạc gồm Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio (1994). Các sách được xuất bản tại nước ngoài là Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hòa Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô).
– Ngày 10 tháng 6 năm 2005, tại Hà nội đã có một đêm hòa nhạc giao hưởng mang tên ông được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, biểu diễn ba tác phẩm: Thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc (1960), concertino cho violon và dàn nhạc dây Tuổi trẻ và tình yêu (1975) và Đại hợp xướng Điện Biên Phủ (2004). Chương trình do Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng Nhạc viện Hà Nội thể hiện, do con trai ông – nhạc trưởng Lê Phi Phi – chỉ huy.
– Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ Về Hoa Gạo Tháng 3 ❤️️ Hay Nhất