Bài Thơ Tiết Kiệm Nước ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thông Qua Bài Thơ Bố Mẹ Có Thể Dạy Bé Phải Biết Tiết Kiệm Nước Vì Nước Rất Quan Trọng.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tiết Kiệm Nước
Bài thơ Tiết kiệm nước
Tác giả: Thu Thủy
Kìa! Tí tách! Tí tách
Vòi nước bị chảy rồi
Bé chạy lại ngay thôi
Đưa tay khóa vòi lại
Bởi vì nước rất quý
Bé ngoan nhớ giữ gìn.
Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Lăng Bác Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Tiết Kiệm Nước
Giáo Án Dạy Trẻ Mầm Non Tiết Kiệm Nước
Giáo Án Dạy Trẻ Mầm Non Tiết Kiệm Nước
1. Mục đích – yêu cầu :
* Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
– Hiểu nội dung của bài thơ
– các từ khó trong bài thơ.
- Giúp trẻ biết được sự cần thiết, lợi ích, tác dụng của nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giúp trẻ nhận biết hậu quả khi sử dựng nước lãng phí. Nhận thức được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng nước.
- Giúp trẻ sử dụng nước an toàn hiệu quả
- Biết được một số đồ dùng sử dụng bằng điện và sử dụng có hiệu quả trong gia đình và trong trường, lớp mầm non
* Kỹ năng:
– Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.
– Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.
– Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.
- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Giúp trẻ có kĩ năng tư duy, phán đoán, suy luận khi tham gia giải quyết tình huống cụ thể trong bài tập, trò chơi
- Giúp trẻ có kĩ năng hoạt động tập thể, kỹ năng làm việc nhóm qua các hoạt động.
* Thái độ:
– Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.
– Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa
- Trẻ có ý thức trong việc tiết kiệm nước và tiết kiệm ở mọi lúc mọi nơi.
- Trẻ hưởng ứng tích cực trong việc tiết kiệm nước.
2. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
– Hình ảnh minh họa bài thơ.
– Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.
– Tranh vẽ của bài thơ
– Ti vi, đĩa nhạc.
* Đồ dùng của trẻ :
– Trang phục gọn gàng.
* Địa điểm:
– Trong lớp
3. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
– Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
– Trò chuyện :
– Các con vừa hát bài gì?
– nội dung thơ có ích lợi gì?
– Qua thơ trên giúp các dduocj điều gì?
* Giáo dục:
– giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.
– dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ
* Giới thiệu bài :
– Có một bài thơ nói về cái gì ,
– Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ Tiết Kiệm Nước
– Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.
Hoạt động 2:
– Cung cấp kiến thức
a.Cô đọc thơ :
– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
*Trích dẫn, đàm thoại:
Kìa! Tí tách! Tí tách
Vòi nước bị chảy rồi
Bé chạy lại ngay thôi
Đưa tay khóa vòi lại
Bởi vì nước rất quý
Bé ngoan nhớ giữ gìn.
……………
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Các em sẽ trả lời tên bài thơ
– Bài thơ do ai sáng tác?
– Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
– Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
Qua những câu hỏi mà cô đưa ra hình như không làm khó được các con, nên ngay bây giờ cô sẽ đưa ra 1 câu hỏi rất khó xem bạn nào trả lời đúng, nếu đúng thì lập tức bạn đó sẽ được nhận quà từ cô. Các con cùng lắng nghe nhé.
+ Có nên tiết kiệm nước không ? Vì sao?
=> Nên tiết kiệm điện, nước vì nếu không tiết kiệm thì sẽ mất nhiều tiền để nộp, không còn nhiều tiền để mua sữa, đồ dùng học tập, đồ dùng nhiều, không giữ gìn sẽ nhanh hỏng,…
b.Trẻ đọc thơ:
– Cả lớp đọc.
– Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
– Đọc nối tiếp.
– Nhóm 4-6 trẻ
– Đọc cá nhân.
– Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ. (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).
c. Trò chơi: “Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”
– Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.
– Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.
* Củng cố:
– Các con vừa đọc bài thơ gì?
– Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?
* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
– Nhận xét
– tuyên dương.
– Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
– Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mẹ Ốm ❤️️Soạn Bài + Giáo Án