Bài Thơ Về Côn Trùng Cho Trẻ Mầm Non [Nội Dung + Giáo Án]

Bài Thơ Về Côn Trùng Cho Trẻ Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Giáo Án ✅ Bé Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Thế Giới Động Vật Qua Các Bài Thơ Ngắn Bên Dưới.

Các Bài Thơ Về Côn Trùng Cho Trẻ Mầm Non

Chuồn Chuồn
Tác giả: Phạm Hổ

Chiếc máy bay bé tẹo
Nhìn kỹ thật đáng yêu
Cánh mỏng hơn cả lụa
Bay không một tiếng kêu
Máy bay này mình xanh
Máy bay kia mình đỏ
Bay thấp rồi bay cao
Sân bay: Một lá lúa.

Chú Ve vui
Tác giả: Chưa rõ

Đêm hè, chú ve
Lặng thầm lột xác
Xác ve khô khốc
Hóa thành vị thuốc
Cho bé khỏe người

Ai bảo ve sầu?
Ve vui như Tết
Tiếng ve ca hát
Râm ran khắp vườn
Đón hè vui tươi
Bé gọi: Ve vui…

Cô kiến chăm chỉ
Tác giả: Đặng Thê

Có cô kiến càng
Chân đi vội vàng
Bò ngang qua cửa
Vác miếng mồi to
Bé nhìn thấy lo
Lân la gặng hỏi:
Cô kiến càng ơi,
Sao mang nặng thế?
Để bé giúp cho!
Kiến càng đâm lo
Bỏ mồi chốn chạy!

Đom Đóm
Tác giả: Chưa rõ

Đom đóm, đom đóm
Bụng sáng lập lèo
Cứ đêm mùa hè
Đóm ra nhiều lắm
Từ trong bụi rậm
Bay ra bờ ao
Lượn trên cành cao
Xuống chơi bãi cỏ
Như chiếc đèn nhỏ
Chập chờn bay chơi
Bay khắp mọi nơi
Là con đom đóm.

Đón bạn
Tác giả: Chưa rõ

Dế con đi học ven đồng
Tối về gặp trận mưa giông gió lùa
Ông Trời đang đánh sấm sét
Dế con sợ hãi không biết làm sao.

Đom Đóm chẳng quản gió mưa
Mang đèn, mang áo đi đưa Dế về
Dế con khi đã về nhà
Cảm ơn bạn nhé đã đón tớ về!

Chuồn kim
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Chú chuồn kim
Mang áo đỏ
Đôi cánh nhỏ
Lượn thật êm
Chú đi tìm
Loài hoa đỏ
Trên lối cỏ
Đầy nắng mai
Bé xoè tay
Che bóng nắng
Chuồn lẳng lặng
Đậu vào tay
Bé nhìn ngây
Và nói nhỏ:
– Này chuồn đỏ
Kể từ nay
Ở lại đây
Cùng tớ nhé!

Rồi vui vẻ
Nhấc chuồn lên
Chuồn đứng yên
Tròn đôi mắt
Đầu lúc lắc:
– Không được đâu
Mình ở lâu
Mẹ mắng đấy!
Hẹn bạn vậy
Mình về thôi
Muộn lắm rồi
Nhà đang đợi.

Chú kiến lười
Tác giả: Thiên Bảo

Có chú kiến lười
Ngủ nướng trên cây
Gió đồng lay gọi
“Dậy đi, sáng rồi!”
Kiến vàng chẳng nói
Phơi bụng ngủ khì
Mây đen kéo tới
“Vàng ơi, dậy đi?”
Kiến lười ngủ khì
Cuộn người ngáy vang
Sấm chớp đì đoàng
Kiến không nghe thấy
Gió đồng giận dỗi
Lao đi vù vù
Mưa tuôn dữ dội
Kiến khóc hu hu…!

Anh Đom Đóm
Tác giả: Võ Quảng.

Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác…

Theo làn gió mát
Anh đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ

Bờ tre rèm rủ
Yên giấc Cò Con
Một đàn chim non
Trong cây ngủ ngáy
Ao không động đậy
Lau lách ngủ yên
Một chú Chim Khuyên
Nằm mê ú ớ
Tiếng chị Cò Bợ:
– “Ru hỡi ru hời!
Hỡi bé tôi ơi
Ngủ cho ngon giấc!
Chém cha lũ giặc
Phá giấc trẻ thơ!
Giết Tằm nhả tơ
Giết Ong làm mật!”

Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao Hôm
Long lanh đáy nước
Từng bước, từng buớc
Vung ngọn đèn lồng
Anh Đóm quay vòng
Như sao bừng nở
Như sao rực rỡ
Rụng ở vườn cam
Rụng dọc bờ xoan
Vườn cau, vườn chuối

Gà đâu túi bụi
Gáy sáng đằng đông
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ

Anh Dế Mèn
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Tuổi anh còn rất trẻ
Nhưng anh rất tài hoa
Anh vừa là nhạc sĩ
Cũng vừa là danh ca

Giọng anh rất ngọt ngào
Ngân nga như tiếng gió
Bộ com lê màu nâu
Khoác trên mình thon nhỏ

Dù trời mưa hay nắng
Anh vẫn luôn yêu đời
Chiếc vĩ cầm nhỏ nhắn
Theo anh đi khắp nơi

Vì cuộc đời đáng yêu
Anh càng say ca hát
Và mong đem thật nhiều
Niềm vui đi rộng khắp.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Ong Chăm Chỉ ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Ca Dao Tục Ngữ Về Con Ong

Thohay.vn chia sẽ những câu ca dao, tục ngữ về con ong hay nhất.

Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhà

Bướm già thì bướm có râu
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm mất rồi

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy Ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Khen ai uốn lưỡi cho ranh nói càn
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong vàng
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua

Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong, ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau

Em chớ thấy anh bé mà sầu,
Kìa con ong nó bao nhiêu tuổi,
Nó châm bầu, bầu thui!

Ong làm mật không được ăn,
Yến làm tổ không được ở.

Chia Sẽ Thêm ❤️️ Bài Thơ Bé và Chuồn Chuồn ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Giáo Án Bài Thơ Về Côn Trùng Cho Trẻ Mầm Non

Giáo án bài thơ về côn trùng cho trẻ mầm non

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ chuồn chuồn là loài có ích, bảo vệ cho cây cối.
– Trẻ hiểu và biết đọc thơ diễn cảm, có kết hợp điệu bộ phù hợp, nhẹ nhàng.

2. Kĩ năng:

– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ  thông qua bài thơ.
– Trẻ có ý thức học tập tốt, thích tham gia vào các hoạt động tập thể.

3. Thái độ:

–  Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.

II. Chuẩn bị:

– Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
– Cô thuộc thơ.
– Xa bàn nội dung bài thơ,
– Mũ chim cho trẻ, Tivi, đầu đĩa có hình ảnh các loài chuồn chuồn
 – Đàn organ.
– Câu hỏi đàm thoại

III.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú:
– Cô cho trẻ hát bài hát “Con chuồn chuồn”
– Cô và các con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát nói về con gì?
– Con chuồn chuồn là con vật sống ở đâu?
– Ngoài con chuồn chuồn ra ai còn biết con gì khác?
– Đúng rồi đấy các con ạ con chuồn chuồn, con chim, con bướm, con ong là các con vật sống ở khắp nơi hay người ta còn gọi là con côn trùng.
– Giáo dục trẻ: Những con côn trùng có con có lợi cho con người có con có hại cho con người những tất cả các con vật chúng ta đều biết bảo vệ chúng .
– Có một bài thơ nói về con chuồn chuồn không biết bài thơ đó miêu tả chuồn chuồn như thế nào hôm nay cô cùng các con đọc bài thơ “Chuồn chuồn” do nhà thơ “Phạm Hổ” sáng tác
2. Hoạt động 2: Bài thơ “Chuồn chuồn”
– Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ
– Giới thiệu tên tác giả tác phẩm
– Bài thơ còn có hình ảnh minh họa rất hay các con cùng hướng lên màn hình nào.
– Cô đọc lần 2: Qua hình ảnh minh họa bài thơ
* Trích dẫn đàm thoại:
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Bài thơ do dai sáng tác?
– Bài thơ nói về con gì?
– Nhà thơ đã ví con chuồn chuồn như chiếc gì?
– Cánh mỏng như gì?
– Khi chuồn chuồn bay có tiếng kêu không?
– Câu thơ đã được nhắc đến

“Chiếc máy bay bé tẹo
Nhìn kỹ thật đáng thương
Cánh mỏng hơn cả lụa
Bay không một tiếng kêu”


– Nhà thơ muốn nói máy bay thật màu gì?
– Còn máy bay chuồn chuồn màu gì?
– Máy bay chuồn chuồn bay như thế nào?
– Máy bay chuồn chuồn sân bay ở đâu?
– Còn máy bay thật sân bay ở đâu?
– Đã có bạn nào được đi máy bay thật chưa?
– Máy bay thật có trở được nhiều hành khách không?
– Còn máy bay chuồn chuồn có trở được hành khách nào không?
– Đúng rồi đấy các con ạ máy bay thật thì trở được nhiều hành khách đi du lịch khắp mọi nơi còn máy bay chuồn chuồn cũng bay đi khắp mọi nơi để sinh sống nhưng không trở được hành khách nào nên nhà thơ đã ví như các câu thơ sau

“Máy bay này mình xanh
Máy bay kia mình đỏ
Bay thấp rồi bay cao
Sân bay một lá lúa”


– Các con ạ qua bài thơ muốn nhắc nhở các con, con vật nào cũng có lợi ích riêng của nó tất cả chúng ta phải biết bảo vệ các con vật sống .
* Cô cho trẻ đọc thơ
– Cô cho cả lớp đọc thơ 2 -3 lần- Cho 3 tổ thi đua nhau đọc thơ
– Bạn trai, bạn gái đọc thơ diễn cảm
– Nhóm đọc thơ
– Cá nhân trẻ đọc thơ
– Cả lớp đọc thơ theo hiệu lệnh của cô
3. Hoạt động 3: Trò chơi Dán tranh theo nội dung bài thơ
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
* Cách chơi: Trên đấy cô có các bức tranh theo nội dung bài thơ nhiệm vụ của các đội lên dán tranh lần lượt theo nội dung bài thơ thời gian là một bản nhạcKhi bản nhạc kết thúc là hết thời gian
* Luật chơi: Đội nào dán đúng đủ các bức tranh theo nội dung bài thơ đội đó chiến thắng
– Cô cho trẻ chơi
4. Kết thúc: Cho trẻ múa hát bài hát “Chị ong nâu và em bé” đi ra sân.
 – Trẻ hát cùng cô
– Trẻ trả lời
– Con chuồn chuồn
– Trẻ trả lời
– Trẻ kể
– Trẻ nghe  
– Trẻ nghe cô giáo dục       
– Trẻ nghe cô đọc thơ   
– Trẻ nghe và quan sát 
– Trẻ trả lời
– Phạm Hổ
– Trẻ trả lời
– Máy bay
– Vải lụa
– Trẻ trả lời
– Trẻ đọc câu thơ    
– Trẻ trả lời
– Màu đỏ
– Trẻ trả lời
– Lá lúa
– Trẻ trả lời     
– Trẻ nghe   
– Cả lớp đọc thơ
– 3 Tổ thi đua đọc thơ
– Bạn trai, bạn gái đọc thơ
– Nhóm đọc thơ
– 1 trẻ đọc thơ
– Cả lớp đọc thơ   
– Trẻ nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi    
– Trẻ múa hát cùng cô

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Chuồn Chuồn Kim ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận