Bài Thơ Về Toán Hình Học, Hình Tròn, Hình Vuông [Chữ Nhật Siêu Hay]

Bài Thơ Về Toán Hình Học, Hình Tròn, Hình Vuông ❤️️ Chữ Nhật ✅ Mời Bạn Đọc Tham Khảo Tuyển Tập Thơ Về Toán Cao Cấp, Công Thức Tính.

Những Bài Thơ Hay Về Hình Học

Nếu bạn đọc là người yêu toán học thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay. Dành tặng bạn đọc của Thohay.vn Những Bài Thơ Hay Về Hình Học vô cùng ấn tượng:

Hình bình hành
Tác giả: chưa rõ

Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Muốn tính diện tích hình thang
Giá trị hai đáy nhớ mang cộng vào
Tổng này nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.

Hình Thoi
Tác giả: chưa rõ

Hình thoi diện tích tính là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần.
Chu vi gấp cạnh bốn lần
Lập phương diện tích toàn phần tính sao?
Diện tích một mặt tính nào
Rồi đem nhân sáu chẳng sai bao giờ
Xung quanh tính dễ bất ngờ
Một mặt nhân bốn bây giờ là ra.
Thể tích mình sẽ tính là
Lấy cạnh, cạnh, cạnh ta nhân chúng vào.

Chu vi? Chu vi?
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Chu vi tam giác thế nào?
Độ dài ba cạnh cộng vào ra ngay
Chu vi hình vuông thật hay
Một cạnh nhân bốn ra ngay tức thì
Chu vi chữ nhật khó chi
Dài đem cộng rộng rồi thì nhân hai
Chu vi hình thoi rất tài
Một cạnh nhân bốn chẳng sai đâu mà
Chu vi bình hình sẽ là
Độ dài hai cạnh kề ta cộng vào
Nhân đôi xem đúng không nào
Cứ làm như vậy lẽ nào chẳng ra
Chu vi hình tròn quanh ta
Ba phẩy mười bốn là ta lấy tròn
Nhân hai chưa đủ mà còn
Đem nhân bán kính đường tròn như ai
Cách tình chu vi chẳng sai
Cùng một đơn vị – khen ai khéo tìm.

Bên cạnh bài thơ về toán hình học, Tổng hợp những bài ✨Thơ Toán Học Hay Nhất✨ gửi tới bạn đọc

Chùm Thơ Tính Hình Học Thú Vị

Nhất định đừng bỏ lỡ Chùm Thơ Tính Hình Học Thú Vị bên dưới:

Hình Tam giác
Tác giả: chưa rõ

Diện tích tam giác sao ta?
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.

Hình thang
Tác giả: chưa rõ

Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.

Bài Thơ Về Hình Tròn, Hình Vuông Hay

Chần chừ gì nữa mà không xem ngay Bài Thơ Về Hình Tròn, Hình Vuông Hay:

Hình Tròn
Tác giả: chưa rõ

Hình tròn, thì phải tính sao?
Bán kính, bán kính nhân vào với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chính là diện tích ở đâu cũng làm.
Chu vi tính cực nhẹ nhàng
Ba phẩy mười bốn ta mang nhân cùng
Số đo đường kính là xong.

Tìm diện tích hình tròn
Tác giả: chưa rõ

Muốn tìm diện tích hình tròn
Pi nhân bán kính bình phương sẽ thành

Hình tròn
Tác giả: chưa rõ

Hình tròn, diện tích không phiền
Bán kính, bán kính nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kính thế là xong xuôi.

Hình Vuông
Tác giả: chưa rõ

Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó ta thường làm đây.
Chu vi mình tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.

Tìm diện tích hình vuông
Tác giả: chưa rõ

Muốn tìm diện tích hình vuông
Cạnh nhân với cạnh ta thường chẳng sai
Chu vi ta đã học bài
Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ

Ngoài bài thơ về toán hình học, Chia sẻ cho bạn đọc 💜 Thơ Tình Hóa Học 💜 ngọt ngào lãng mạn

Thơ Tình Hóa Học

Bài Thơ Về Hình Chữ Nhật Bất Hủ

Bên dưới là Bài Thơ Về Hình Chữ Nhật Bất Hủ mà bạn đọc không nên bỏ lỡ! 

Hình Chữ Nhật
Tác giả: chưa rõ

Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng bạn đem nhân vào.
Chu vi chữ nhật tính sao?
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.

Chu Vi Hình Chữ Nhật
Tác giả: chưa rõ

Chu vi chữ nhật bạn ơi!
Tổng dài và rộng nhân đôi – dễ làm

Thơ Về Hình Học Không Gian Đặc Sắc

Nếu bạn đang tìm kiếm bài Thơ Về Hình Học Không Gian Đặc Sắc thì cùng tham khảo những bài thơ sau nhé! 

Thể tích?
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Thể tích hộp chữ nhật
Các tình thật là hay:
Diện tích của mặt đáy
Nhân chiều cao ra ngay!

Thể tích lập phương đây:
cạnh nhân cạnh, nhân cạnh.
Các tính cũng rất hay
Học hành vui biết mấy!

Hình Hộp
Tác giả: chưa rõ

Hình hộp cũng chẳng lòng vòng bạn ơi
Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi THUỘC LÒNG.

Bên cạnh bài thơ về toán hình học, Có thể bạn sẽ cần 🍃Thơ Hóa Học🍃 30+ Bài Thơ Hay Hài Hước Nhất

Các Bài Thơ Về Công Thức Toán Học Chọn Lọc

Xin tổng hợp cho bạn đọc thêm Các Bài Thơ Về Công Thức Toán Học Chọn Lọc:

Tìm trung bình cộng của 2 số
Tác giả: chưa rõ

Để tìm được số trung bình
Tổng các số hạng, nào mình tính ra.
Số trung bình cộng sẽ là
Tổng chia đầu số, chúng ta cùng làm.

Tính vận tốc – quãng đường – thời gian
Tác giả: chưa rõ

Bạn ơi vận tốc tính sao?
Quãng đường mình lấy chia vào thời gian.
Quãng đường để tính, cần làm
Ta mang vận tốc, thời gian nhân vào.
Còn thời gian tính thế nào?
Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau.

Cộng trừ nhân chia phân số
Tác giả: chưa rõ

Cộng hai phân số với nhau
Mẫu cùng: tử trước tử sau cộng vào
Nếu mà khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên.
Mẫu chung ta phải giữ nguyên
Rút gọn (nếu có) chớ quên bạn à.
Trừ hai phân số thì ta
Giống như phép cộng thay là trừ thôi.
Nhân hai phân số biết rồi
Tử sau tử trước bạn ơi nhân nào

Tiếp tục hai mẫu nhân vào
Rút gọn (nếu có) thế nào cũng ra.
Chia hai phân số sẽ là
Phân số thứ nhất chúng ta nhân cùng
Số chia đảo ngược là xong
Bạn làm tốt nếu THUỘC LÒNG đó nha.

Chùm Thơ Về Toán Cao Cấp Đầy Đủ

Có thể các bạn sẽ yêu thích Chùm Thơ Về Toán Cao Cấp Đầy Đủ sau đây:

Cộng, trừ, nhân, chia các phân số
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Phép cộng, (trừ) phân số
Cùng mẫu số tính sao?
Cộng, (trừ) tử số vào
Và giữ nguyên mẫu số.

Các bạn cần ghi nhớ
Nếu mẫu số khác nhau
Quy đồng chúng mau mauF
Rồi cộng, trừ tử sau
Mẫu giống nhau giữ (nguyên) nhé!

Nhân phân số nghe vẻ
Cách tính dễ lắm thay
Tử nhân tử số ngay
Mẫu nhân mẫu như vậy
Kết quả ắt sẽ thấy

Phép chia hơi khác đấy
Lấy phân số bị chia
Nhân đảo ngược số kia
Thì sẽ ra kết quả

Học hành hơi vất vả
Nhưng không quá khó đâu
Chúng mình ráng bảo nhau
Nhớ mấy câu thầy dạy

Tỷ số phần trăm
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Tỷ số phần trăm thế nào?
Ta đem hai số chia vào cho nhau
Viết đúng số trước số sau
Láy thương tìm được bảo nhau ta làm
Dấu phẩy, dịch phải hai hàng
Viết thêm ký hiệu (%) ta làm bài xong.

Ngoài bài thơ về toán hình học, Có thể bạn sẽ cần 🌻Bài Thơ Hóa Trị🌻 Đầy Đủ Dễ Nhớ Nhất 

Tuyển Tập Thơ Về Toán Đố Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua trọn bộ Tuyển Tập Thơ Về Toán Đố Hay Nhất:

Tìm X
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Kết quả của phép cộng
Là tổng đấy bạn ơi
Trừ số hạng biết rồi
Tìm X tôi thật dễ!

Số bị trừ to thế
Trừ hiệu của chúng tôi
Số trừ X ra rồi
Bạn ơi làm nhanh nhé!

Lấy hiệu cộng số bé
Là số trừ bạn ơi
Ra X lơn nhất rồi
Số bị trừ tôi đó.

Phép nhân cũng chẳng khó
Kết quả là tích thôi
Chỉ thừa số biết rồi
Ra X tôi chưa biết.

Phép chia cần phân biệt
Lấy kết quả là thương
Nhân số chia bình thường
Số bị chia X đó.

Tìm số chia (X) phải rõ
Số to nhất bị chia
Chia cho thương kia kìa
Tìm X kia chẳng khó.

Bạn nhớ ghi cho rõ
Mối quan hệ thành phần
Kết quả cộng, trừ, nhân
và phép chia mới tỏ.

Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số
Tác giả: chưa rõ

Muốn tìm số bé thì cần
Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.
Muốn tìm số lớn thì ta
Lấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần.
Tìm được một số thì cần
Lấy tổng trừ nó để lần số kia.

S, v, t?
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Quãng đường, vận tốc, thờ gian
Ba đại lượng ấy liên quan cách tìm.
Quãng đường chuyển động, tính xem?
Thời gian, vận tốc ta đem nhân vào.
Vận tốc chuyển động thế nào?
Quãng đường ta hãy chia vào thời gian.
Thời gian? Cách tình miễn bàn:
Quãng đường, vận tốc, ta làm tính chia.
Quan hệ ba đại lượng kia
Thành phần – kết quả nhân chia khó gì?

Tìm hai số khi biết tồng và tỷ số của hai số đó.
Tác giả: Trần Xuân Kháng

Tỷ số đã cho
Tổng phần chẳng khó
Tử cộng mẫu đó
Không khó lắm đâu!
Một phần tìm mau
Tổng hai số có
Chia ngày tổng đó.
Cho tổng số phần
Số bé đem nhân
Số phần của nó
Số lớn không khó
Tổng đã biết rồi
Trừ số bé thôi
Tìm thôi thật dễ.

Bài Thơ Về Hình Học Mầm Non Độc Đáo

Tiếp tục bài viết là Bài Thơ Về Hình Học Mầm Non Độc Đáo:

Hình tam giác
Tác giả: chưa rõ

Hình tam giác giống
Một miếng bánh kem
Ở trong tủ kính
Ôi nghĩa mà thèm

Hình vuông
Tác giả: chưa rõ

Nhìn sao thật giống
Viên gạch đá hoa
Giống bánh chưng nữa
Là hình vuông nha

Hình tròn
Tác giả: chưa rõ

Hình tròn nhìn giống
Cái dĩa nhà ta
Giống chiếc bánh rán
Mẹ mua cho mà

Bên cạnh bài thơ về toán hình học, Gửi tới bạn chùm 🌿Thơ Lục Bát Về Học Tập🌿 70+ Bài Thơ Hay Nhất

Tuyển Tập Thơ Về Toán Học Cho Trẻ Mầm Non 

Ngay sau đây Thohay.vn xin chia sẻ đến bạn đọc Tuyển Tập Thơ Về Toán Học Cho Trẻ Mầm Non:

“Bé học toán”
Tác giả: chưa rõ

1 cái kéo
2 cái ca
Thìa có 3
Mũ 4 cái
Bé lại đếm
5 con chim
Bé đếm tìm
Con số 6
7 dưa hấu
8 ô tô
Bé tập tô
Tập viết số
Có ai đố
9 quả xoài
Đếm không sai
10 con vịt
Thật là thích
10 số thôi
Mà đồ chơi
Nhiều vô kể
Nhiều hình vẽ
Nhiều quả ngon
Nhiều chuồn chuồn
Nhiều con kiến
Bé lại đếm
Bé lại tô
Mẹ không ngờ
Con giỏi toán

Làm Quen Với Chữ Số
Tác giả: chưa rõ

Mặt trời chỉ có 1
Mọc lên để làm ngày
Người có 2 bàn tay
Sinh ra mà làm việc
1 sau và 2 trước
Kìa, 3 bánh xích lô
Giấc ngủ cùng giấc mơ
4 chân giường nâng đỡ.

Lá cờ tươi màu đỏ
Nở 5 cánh sao vàng
Con xúc xắc lăn tăn
Vuông vuông đều 6 mặt.
Thứ hai đến chủ nhật
Tuần lễ có 7 ngày
Bác cua càng đến hay
8 chân bò ngang thế?
Các bạn ơi nhớ nhé
Sau 8 đến 9, 10

Lại đây học cho vui
Mặt trời chỉ có 1.

Chữ số và sự vật
Tác giả: chưa rõ

1 ông mặt trời đỏ
2 cánh buồm nâu tươi
3 đầu rau bắc nồi
4 chân giường chân ghế
5 múi khế chín vàng
6 người ăn một cỗ
7 sắc cầu vồng vẽ
8 cẳng cua đi ngang
9 bậc lên cầu thang
10 ngón bàn tay vỗ

Đếm từ bàn tay mình
Đếm ra ngoài cửa sổ…

Chùm Thơ Về Toán Lớp 1 Ngắn

Nhất định đừng bỏ lỡ Chùm Thơ Về Toán Lớp 1 Ngắn bên dưới:

Xem đồng hồ
Tác giả: chưa rõ

Kim dài chỉ số mười hai (12)
Sẽ là giờ đúng, chẳng sai đâu mà.
Nếu kim dài “chạy quá đà”
Mười hai (12) đến (6), gọi là giờ hơn.
Quá sáu (6), sít mười hai (12) luôn
Ta gọi giờ kém như thường bạn nha.
Hai số liền nhau tính ra,
Khoảng cách năm phút, chúng ta nhớ liền.
Xem giờ kim ngắn trước tiên,
Kim dài kết hợp, biết liền thời gian.

Số 0 tinh nghịch
Tác giả: chưa rõ

Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…

Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,

Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.

Ngoài bài thơ về toán hình học, Mời bạn tham khảo thêm 🌿Thơ Về Học Tập🌿 Những Câu Thơ Ngắn Về Học Hành Thi Cử

Bài Thơ Về Toán Hình Học Lớp 8 Thú Vị

Tặng bạn Bài Thơ Về Toán Hình Học Lớp 8 Thú Vị:

Hàn số lượng giác
Tác giả: chưa rõ

Bắt được quả tang
Sin nằm trên cos (tan@ = sin@:cos@)
Cotang dại dột
Bị cos đè cho. (cot@ = cos@:sin@)
Version 2:
Bắt được quả tang
Sin nằm trên cos
Côtang cãi lại
Cos nằm trên sin!

Công thức cộng
Tác giả: chưa rõ

Cos cộng cos bằng hai cos cos
cos trừ cos bằng trừ hai sin sin
Sin cộng sin bằng hai sin cos
sin trừ sin bằng hai cos sin.

Sin thì sin cos cos sin
Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).
Tang tổng thì lấy tổng tang
Chia một trừ với tích tang, dễ òm.

Công thức nhân ba
Tác giả: chưa rõ

Nhân ba một góc bất kỳ,
sin thì ba bốn, cos thì bốn ba,
dấu trừ đặt giữa hai ta, lập phương chỗ bốn,
… thế là ok.

Công thức gấp đôi
Tác giả: chưa rõ

+Sin gấp đôi = 2 sin cos
+Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin
= trừ 1 cộng hai lần bình cos
= cộng 1 trừ hai lần bình sin
+Tang gấp đôi
Tang đôi ta lấy đôi tang (2 tang)
Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.

Bài Thơ Về Toán Hình Học Lớp 9 Hay

Chia sẻ bạn đọc Bài Thơ Về Toán Hình Học Lớp 9 Hay:

tan(a+b)=(tan+tanb)/1-tana.tanb
Tác giả: chưa rõ

tan một tổng hai tầng cao rộng
trên thượng tầng tan cộng tan tan
dưới hạ tầng số 1 ngang tàng
dám trừ một tích tan tan oai hùng

Công thức biến đổi tích thành tổng
Tác giả: chưa rõ

Cos cos nửa cos-cộng, cộng cos-trừ
Sin sin nửa cos-trừ trừ cos-cộng
Sin cos nửa sin-cộng cộng sin-trừ

Công thức biến đổi tổng thành tích
Tác giả: chưa rõ

sin tổng lập tổng sin cô
cô tổng lập hiệu đôi cô đôi chàng
còn tan tử cộng đôi tan (hoặc là: tan tổng lập tổng hai tan)
một trừ tan tích mẫu mang thương sầu
gặp hiệu ta chớ lo âu,
đổi trừ thành cộng ghi sâu vào lòng

Công thức chia đôi (tính theo t=tg(a/2))
Tác giả: chưa rõ

Sin, cos mẫu giống nhau chả khác
Ai cũng là một cộng bình tê (1+t^2)
Sin thì tử có hai tê (2t),
cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2).

Bên cạnh bài thơ về toán hình học, Chia sẻ thêm cho bạn đọc 🌻 Thơ Về Môn Lịch Sử 🌻 những bài hay nhất

Áng Thơ Về Toán Lớp 10 Chọn Lọc

Cuối cùng là Áng Thơ Về Toán Lớp 10 Chọn Lọc:

Học toán phân số dễ ghê
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa

Học toán phân số dễ ghê
Nắm được quy tắc không chê chỗ nào.

Phép cộng cùng mẫu thuộc lào
Lấy tử cộng tử, mẫu nào đổi thay.

Phép trừ có khác chi đâu
Lấy tử trừ tử, mẫu thì giữ nguyên.

Còn cộng khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số như nhau cách làm.

Ghi lời cô dạy chớ sai
Cẩn thận mà tính không ai bắt mình.

Phép trừ đâu có khác chi
Làm như phép cộng vậy thì ra ngay.

Phép nhân cũng dễ như chơi!
Tử nhân với tử, mẫu thời nhân nhau .

Phép chia cũng chẳng ưu phiền
Giữ nguyên số trước đảo liền số sau.

Nhân hai phân số với nhau
Kết quả chính xác khi nào cũng ra.

Vậy ta nên phải nằm lòng
Để mà vận dụng thong dong điểm mười

Phân số
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa

Phép cộng cùng mẫu thuộc nào
Lấy tử cộng tử, mẫu nào đổi thay

Còn cộng khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số như nhau cách làm.

Phép trừ có khác chi đâu,
Lấy tử trừ tử mẫu thì giữ nguyên.

Phép trừ khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số, rồi làm như trên.

Phép nhân cũng dễ như chơi!
Tử nhân với tử, mẫu thời (thì) nhân nhau.

Phép chia cũng chẳng ưu phiền,
Giữ nguyên số trước, đảo liền số sau.

Nhân hai phân số với nhau,
Kết quả chính xác khi nào cũng ra!

Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Tác giả: chưa rõ

Sao Đi Học ( Sin = Đối / Huyền)
Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền)
Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề)
Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)

Sin : đi học (cạnh đối – cạnh huyền)
Cos: không hư (cạnh đối – cạnh huyền)
Tang: đoàn kết (cạnh đối – cạnh kề)
Cotang: kết đoàn (cạnh kề – cạnh đối)

Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau
Còn tang ta hãy tính sau
Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền
Cotang cũng dễ ăn tiền
Kề trên, đối dưới chia liền là ra

Công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi
Tác giả: chưa rõ

Hơn kém bội hai pi sin, cos
Tang, cotang hơn kém bội pi.
Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosa
Tg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga

Viết một bình luận