99+ Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác ❤️️ 10 Ví Dụ ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Những Câu Nói, Châm Ngôn, Danh Ngôn Về Tôn Trọng Người Khác.
NỘI DUNG CHÍNH
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác
Tôn trọng người khác được hiểu đơn giản là hành động cư xử đúng mực của mỗi người chúng ta trong mỗi tình huống cụ thể trong cuộc sống thể hiện sự nhường nhịn, tôn trọng, yêu thương của mình đối với người khác. Cùng Thohay.vn khám phá Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác trong bài viết hôm nay nhé.
Ăn có mời, làm có khiến.
Kính già yêu trẻ.
Nói lời, thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
Biết thì thưa thốt
Không biết, dựa cột mà nghe.
Trên cao đã có thánh tri,
Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Học ăn học nói học gói học mở.
Bên cạnh ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác, Mời bạn đọc tham khảo thêm về 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải 💚 cho ví dụ
Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Ý Nghĩa
Tiếp theo là những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Ý Nghĩa.
Nói người phải nghĩ đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần
Nói người phải nghĩ đến thân
Thử sờ lên gáy xem gần hay xa.
Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở hơn người giàu san
Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
Kính lão đắc thọ.
Đất có thổ công, sông có hà bá.
Có đi có lại mới toại lòng nhau.
Kim vàng, ai nỡ uốn câu
Người không ai nỡ nói nhau nặng lời.
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.
Ngoài ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác, Mời bạn xem thêm về ❤️️ Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Sư Trọng Đạo ❤️️ ý nghĩa nhất
Các Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác GDCD 8
Nhất định đừng bỏ lỡ tuyển tập Các Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác GDCD 8.
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân.
Vay thì trả, chạm thì đền.
Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham.
Chữ tín thay đức con người
Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.
Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Vay chín thì trả cả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay.
Đường mòn nhân nghĩa không mòn.
Bên cạnh ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác, Có thể bạn quan tâm 🌷Ca Dao Tục Ngữ Về Lòng Tự Trọng 🌷 hay và ý nghĩa nhất
Những Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Ngắn Hay
Ngay sau đây Thohay.vn xin chia sẻ đến bạn đọc Những Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Ngắn Hay.
Vay nên nợ (ơn), trả nên nghĩa.
Nói phải củ cải cũng phải nghe.
Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân.
Khó mà biết ở, biết lời
Biết ăn, biết ở luôn người giàu sang.
Người còn thì của cũng còn
Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.
Lâu ngày nhớ lại kẻo quên
Tình thân nghĩa cũ có bền hay không?
Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi!
Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng
Nhân nghĩa nào trượng bằng nhân nghĩa phu thê
Mời bạn xem thêm các câu 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức 💚 ý nghĩa nhất
Bài Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Đặc Sắc
Nhất định đừng bỏ qua trọn bộ những Bài Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Đặc Sắc.
Tự trọng người lại trọng thân
Khinh đi khinh lại, như lần trôn quang
Ăn quả nhớ kẻ làm vườn
Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ra về em nắm áo kéo xây
Bao nhiêu nhân nghĩa trả đây rồi về.
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm.
Làm người suy chín xét xa
Cho tường gốc, ngọn, cho ra vắn dài.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua giòng nước, nhờ ông lái đò!
Đó chê đây, đây càng lịch sự
Đó ăn mâm vàng, đây ngự toà sen
Ngoài ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác, xem thêm chùm 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Trung Thực 🍀185+ Thành Ngữ, Câu Thơ Hay
Ca Dao Tôn Trọng Người Khác Chọn Lọc
Có thể các bạn sẽ yêu thích những bài Ca Dao Tôn Trọng Người Khác Chọn Lọc.
Tôn sư trọng đạo.
Không thầy đố mày làm nên.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi!
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng.
Bình Sơn đất mặn đồng chua,
Nhưng mà nhân nghĩa không thua nơi nào.
Ruộng sâu cấy lúa đứng chùm
Biết ai nhân nghĩa chỉ giùm làm ơn.
Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường.
Tổng hợp các câu 💌 Ca Dao Tục Ngữ Về Sống Đẹp 💌 Hay nhất
Ca Dao Tục Ngữ Về Không Tôn Trọng Người Khác
Xin tổng hợp cho bạn đọc thêm danh sách những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Không Tôn Trọng Người Khác.
Vay một miếng trả một năm.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Của người nhọc đổ mồ hôi
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.
Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau.
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Nói ngọt lọt tới xương.
Đừng khinh dưa muối tương cà
Cạn đồng thì uống nước khe
Hết người lịch sự thì ve người đần
Chia sẻ bạn đọc 🌱55+ Ca Dao Tục Ngữ Về Bình Đẳng 🌱Thơ Bình Đẳng Giới
Thành Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Nổi Bật
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tuyển tập Thành Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác Nổi Bật.
Nhập gia tùy tục.
Trọng nghĩa khinh tài.
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Trọng thầy mới được làm thầy.
Kính lão đắc thọ.
Kính trên, nhường dưới.
Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
Áo rách cốt cách người thương.
Xem trọn bộ các câu 💚 Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội 💚 ý nghĩa
Châm Ngôn Tôn Trọng Người Khác Ấn Tượng
Đừng bỏ lỡ những câu Châm Ngôn Tôn Trọng Người Khác Ấn Tượng này nhé.
- Hầu hết các mối quan hệ tốt đều được xây dựng trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. – Mona Sutphen
- Sự tôn trọng dành cho những người xứng đáng chứ không phải cho những người đòi hỏi nó. – Paulo Coelho
- Kính trọng và tôn trọng là hai điều khác nhau. – Oliver Reed
- Sự tôn trọng là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể dạy cho một đứa trẻ. – Catherine Pulsifer
- Tôi tin chắc rằng sự tôn trọng quan trọng hơn rất nhiều so với sự nổi tiếng. – Julius Erving
- Chúng ta không cần phải cùng quan điểm với những người khác, nhưng chúng ta cần tôn trọng. – Taylor Swift
- Họ không thể lấy đi lòng tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không cho họ. – Mahatma gandhi
- Bạn sẽ không bao giờ nhận được sự chấp thuận của bất kỳ ai bằng cách cầu xin điều đó. Khi bạn tự tin vào giá trị của chính mình, thì sự tôn trọng sẽ theo sau. – Mandy Hale
- Bí mật của một cuộc sống hạnh phúc là sự tôn trọng. Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. – Ayad Akthar
- Tự trọng là nền tảng của mọi đức tính – John Herschel.
- Chỉ cần nhìn vào trong gương, bạn sẽ tìm thấy người luôn bảo vệ và dẫn đường cho bạn. – Khuyết danh
Danh Ngôn Về Tôn Trọng Người Khác Sâu Sắc
Tiếp tục bài viết là những câu Danh Ngôn Về Tôn Trọng Người Khác Sâu Sắc.
- “Tôn trọng: hãy học nó trước khi bạn muốn có được nó.” – Anthony Avila
- “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Tạm dịch: Điều chính mình cũng không muốn thì đừng bắt người khác phải chịu) – Khổng Tử
- “Sự tôn trọng là món quà dành cho những người xứng đáng chứ không phải cho những người đòi hỏi nó.” – Paulo Coelho
- “Mỗi người trong xã hội nên là một tấm gương, không chỉ vì sự tự trọng dành cho bản thân mà còn vì sự tôn trọng đến từ người khác.” – Barry Bonds
- “Bạn không thể trao đi sự tôn trọng nếu bạn không có nó. Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác là một lẽ tự nhiên.” – Khuyết danh
- “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Hãy nói với người khác theo cách bạn muốn được nói với. Sự tôn trọng phải được tìm kiếm, không phải được cho.” – Hussein Nishah
- “Không có những cảm giác tôn trọng, làm sao phân biệt được con người với thú vật?” – Khổng Tử
- “Sự tôn trọng bạn dành cho người khác là sự phản ánh tức thì lòng tự tôn của bạn.” – Alex Elle
- “Khi bạn nói “Có” với người khác, hãy đảm bảo rằng bạn đang không nói “Không” với chính mình”. – Khuyết danh
- “Những tương quan tốt đẹp nhất được xây dựng trên tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.” – Mona Sutphen
- “Nếu chúng ta đánh mất tình thương và tôn trọng lẫn nhau, đây là lý do tại sao cuối cùng chúng ta phải chết.” – Maya Angelou
- “Sự tôn trọng là một trong những biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu.” – Miguel Angel Ruiz
- “Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.” – Khuyết danh
- “Họ không thể lấy đi lòng tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không trao nó cho họ” – Mahatma Gandhi
- “Hãy theo ba chữ “T”: Tôn trọng chính bạn; Tôn trọng những người khác; và Trách nhiệm với mọi hành động của bạn.” – Dalai Lama
Chia sẻ thêm cho bạn đọc 🌱Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Thái Độ Sống 🌱99+ Câu Nói, Danh Ngôn Hay
Những Câu Nói Về Tôn Trọng Người Khác Bất Hủ
Chia sẻ cho bạn đọc Những Câu Nói Về Tôn Trọng Người Khác Bất Hủ.
- Nếu bạn muốn được người khác tôn trọng, bạn phải tôn trọng chính mình. Chỉ khi đó bạn mới có thể buộc người khác phải tôn trọng mình. – Fyodor Dostoyevsky
- Khi bạn trao đi sự tôn trọng, bạn sẽ nhận lại được nó. – Erik Estrada
- Tôn trọng là con đường hai chiều, muốn có được thì phải cho đi. – RG Risch
- Đừng bao giờ tôn trọng đàn ông chỉ vì sự giàu có của họ, mà là vì lòng từ thiện của họ; chúng ta không coi trọng mặt trời theo chiều cao của nó, mà là giá trị sử dụng của nó. – Gamaliel Bailey
- Một người đàn ông tôn trọng những người vĩ đại mở đường cho sự vĩ đại của chính mình. – Tục ngữ Châu Phi
- Khi bạn thực hành lòng biết ơn, bạn sẽ có cảm giác tôn trọng người khác. – Dalai Lama
- Tôi phải tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi tôi không đồng ý với họ. – Herbet H. Lehmen
- Có rất nhiều người tôi ngưỡng mộ và tôn trọng, nhưng tôi không nhất thiết muốn giống họ. Tôi hạnh phúc khi được là chính mình. – James D’Arcy
- Tôn trọng bản thân là bước đầu tiên để có được sự tôn trọng đối với người khác. – Amy Leigh Mercree
- Khi bạn hài lòng với việc đơn giản là chính mình và không so sánh hay cạnh tranh, mọi người sẽ tôn trọng bạn. – Lão Tử
10 Mẫu Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác
Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay 10 Mẫu Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác sau đây.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 1
Một doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng Konosuke Matsushita (1894-1989) trong một lần mời một số người bạn dùng bữa tối tại một nhà hàng. Anh ấy gọi những món bít tết ngon cho mọi người, và tất cả bạn bè của anh ấy đã hoàn thành món bít tết của mình một cách thích thú, ngoại trừ Matsushita.
Nhìn thấy tình hình, người quản lý của nhà hàng đã rất lo lắng, vì anh ta sợ rằng có thể đã xảy ra sự cố với miếng bít tết. Khi thanh toán hóa đơn, Matsushita đặc biệt yêu cầu đầu bếp đi qua. Anh ấy nói với đầu bếp: “Món bít tết rất ngon, nhưng do tôi kém ăn nên tôi đã không ăn hết”.
Anh cũng yêu cầu người đầu bếp đừng lo lắng về điều đó, vì nó không liên quan gì đến chất lượng của miếng bít tết, và anh hy vọng người quản lý sẽ không đổ lỗi cho anh. Khi nghe điều đó, người đầu bếp đã thực sự xúc động và cúi đầu để bày tỏ sự cảm kích với Matsushita.
Người ta hay nói rằng đừng bao giờ nghĩ rằng người khác tôn trọng bạn có nghĩa là bạn vượt trội hơn họ. Chúng ta nên luôn biết rằng chính vì sự vượt trội của người khác mà họ tôn trọng chúng ta. Suy cho cùng, những người trí thức thường tôn trọng người khác hơn. Là một trong những doanh nhân vĩ đại nhất Nhật Bản, Matsushita đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không coi thường bất kỳ ai về địa vị xã hội của mình.
Chỉ sau khi người ta có thể tôn trọng những người địa vị thấp hơn thì người đó mới được coi là người vĩ đại. Tôn trọng người khác thực chất là tôn trọng chính mình.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 2
Một ngày nọ, khi một người ăn xin trong bộ quần áo tồi tàn bước vào một tiệm bánh rất bình dân, tất cả những khách hàng xung quanh đều không muốn tiếp xúc và tỏ thái độ không thích. Dù vậy, người chủ tiệm bánh vẫn chào đón người ăn xin này một cách nồng nhiệt. Người ăn xin cẩn thận lấy tiền xu từ trong túi ra và nói nhỏ với người chủ tiệm rằng ông ấy muốn mua một chiếc bánh nhỏ.
Sau đó, người điều hành đã chọn một chiếc bánh nhỏ trong rất đẹp mắt từ kệ cho người ăn xin và cúi đầu trước người ăn xin để cảm ơn vì sự mua hàng ủng hộ tiệm bánh của ông ta.
Sau khi người ăn xin rời đi, cháu trai của người điều hành đã bối rối không hiểu tại sao ông của mình lại đối xử tốt với người ăn xin như vậy.
Người ông nói: “Tiền của ông ấy là tiền ông ấy đi xin từ người khác từng chút một, nó quý hơn tiền của người khác. Sự ủng hộ của ông ấy có nghĩa là ông ấy thực sự yêu thích những chiếc bánh của chúng ta”.
Người cháu tiếp tục: “Vậy tại sao ông lại nhận tiền của ông ấy?”
Người ông nói: “Ông ấy đến cửa hàng của chúng ta để mua bánh, chúng ta chắc chắn nên tôn trọng ông ấy. Nếu chúng ta không tính tiền cho chiếc bánh, đó sẽ là một sự xúc phạm đối với ông ấy”.
Sau đó, tiệm bánh này ngày càng nổi tiếng. Trước khi người điều hành nghỉ hưu, tiệm bánh đã trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 3
Một doanh nhân đã bắt đầu kinh doanh riêng của mình từ con số không và tích lũy được một lượng lớn tài sản. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế, công việc kinh doanh của ông sa sút thảm hại khiến ông nợ nần chồng chất.
Ông ấy đã rất khó chịu suốt cả ngày. Một ngày nọ, ông quyết định tự kết liễu cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển.
Khi đến bờ biển trong đêm vắng lặng, ông tình cờ thấy một cô gái đang khóc. Ông ta đi đến và hỏi: “Tại sao cháu lại ở đây một mình vào giữa đêm?” Cô gái trả lời: “Cháu không muốn sống nữa vì bị bạn trai đã bỏ rơi cháu. Cháu không thể làm gì nếu không có anh ấy ”.
Khi nghe điều đó, doanh nhân nói: “Vậy thì, làm thế nào cháu sống sót trước khi cháu có bạn trai?” Nghe xong, cô gái bất ngờ tỉnh ngộ và quyết định không vì điều đó mà mất đi sinh mạng của mình được.
Doanh nhân trầm ngâm: “Trước đây tôi cũng không có nhiều tiền như vậy! Nhưng tôi đã sống sót bằng cách nào? Tôi vẫn sống bình thường chứ?”. Ngay lúc đó, cô gái hỏi người đàn ông: “Nửa đêm rồi, sao chú lại ở đây?” Người đàn ông tự cười nhạo mình và nói: “Không có lý do gì! Vì ta không thể ngủ được, ta chỉ ra ngoài để đi dạo”.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 4
Chiếc máy giặt nhà tôi lúc xả nước hay vắt khô quần áo thì đột nhiên phát ra tiếng kêu “cạch, cạch…” rất lớn. Khi kiểm tra, bác thợ sửa chữa đã phát hiện một đồng tiền xu bị rớt bên trong. Bác thợ lấy đồng tiền ra và tiện thể làm vệ sinh một lượt bên trong máy. Ông nói rằng, máy giặt sau khi dùng một thời gian cần phải vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn ngấm vào quần áo và không tốt cho sức khỏe. Sau khi sửa chữa xong, bác thợ nhận tiền rồi xách hộp dụng cụ chào tôi ra về.
Tôi cũng không có đóng cửa “rầm” ngay lập tức, mà vịn tay vào cửa nói lời chào bác thợ đang bước về phía thang máy. Tôi mở cánh cửa đưa mắt dõi theo bước đi của ông, mãi đến khi ông đi vào thang máy rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa lại. Tôi thầm nghĩ, giờ phút này dù ngoài kia gió có lạnh đến cắt da, thì trong lòng bác thợ chắc hẳn cũng thấy ấm áp.
Bởi khi ông rời bước, ngay phía sau lưng ông không có tiếng đóng cửa “rầm” vô cảm và lạnh giá. Ông đã nhận được sự tôn trọng “đóng cửa chậm 3 giây” của người khác đối với mình. Thói quen “đóng cửa chậm 3 giây” này, là do ba năm trước, sau khi tôi đến nhà một vị khách hàng mà hình thành nên. Lần đó, vì tài liệu gấp gáp và cũng là ngày cuối tuần nên tôi nhất định phải tự mình đến nhà khách hàng để lấy. Lúc tôi nhận được tài liệu và ra về, hai chân vừa bước ra khỏi cửa, bỗng sau lưng cánh cửa đóng “rầm” lại một tiếng rất mạnh!.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 5
Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.
Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh.
Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác. Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục.
Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng: “Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.
Ông lão nghe xong liền buông cây chổi xuống, đi đến nói: “Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.
Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói: “Tôi là giám đốc bộ môn vừa mới được tuyển vào đây”.
Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng: “Tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu rồi!”.
Ông lão nói: “Tôi đề nghị hãy cách chức người đàn bà này ngay lập tức!”.
Người đó luôn miệng nói: “Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.
Ông lão dặn dò xong, liền đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng: “Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trong nhất trên thế đời này là cần phải học biết tôn trọng mỗi một người và thành quả lao động của họ”.
Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt.
Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy.
Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng?
Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 6
Ở nước Mỹ, có giám đốc A của một xí nghiệp nhỏ cứ mãi bàn về vấn đề hợp tác với giám đốc B của một tập đoàn lớn khác, nhưng lần nào cũng thất bại.
Lần này, giám đốc A lại từ phòng làm việc của giám đốc B đi ra, việc đàm phán hợp tác lại không thành. Ông nhìn thấy bên đường có một cái cây nhỏ bị gió thổi ngã, thế là bèn đi qua đỡ cái cây đó dậy. Vì để tránh cho cái cây lại bị gió thổi ngã lần nữa, ông còn đặc biệt lấy từ trong xe một sợi dây để cố định cái cây.
Không ngờ được rằng, hành động đó của giám đốc A đã được tổng giám đốc trên lầu làm việc từ đầu đến cuối chứng kiến rõ ràng, chính là hành động vô ý này, đã cảm động tổng giám đốc B, hợp tác cuối cùng cũng đã đàm phán thành công.
Trong lúc ký kết hợp đồng, tổng giám đốc B nói rằng: “Cậu biết không? Điều cảm động tôi không phải là chuyện cậu đỡ cái cây nhỏ kia, mà là vì cái cây nhỏ, cậu đã đi một quãng rất xa để lấy sợi dây cố định nó lại.
Trong lúc người khác cần sự giúp đỡ, nếu như một người có thể dưới tình huống người khác không biết chuyện, mà vẫn có thể hy sinh lợi ích của bản thân không một chút do dự, dẫu cho điều hy sinh chỉ là một chút xíu, cũng thật là quý hóa biết bao! Tôi thật sự không có lý do để không hợp tác với người như vậy, và người như vậy cũng không có lý do gì để mà không gặt hái được thành công!”.
Về sau, sự nghiệp của giám đốc A quả nhiên vì vậy mà càng ngày càng đi lên, càng làm càng lớn!
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 7
Ở nước Mỹ, trong một cửa hàng bách hóa, bởi trời đột nhiên đổ cơn mưa lớn, một bà lão ăn mặc giản dị, khắp người ướt sũng đi vào tránh mưa, gần như toàn bộ nhân viên bán hàng đều không muốn để mắt đến bà lão này.
Có một chàng trai rất thành kính nói với bà rằng: “Phu nhân, chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà đây?”.
Bà lão cảm thấy mượn chỗ của người khác để tránh mưa, trong lòng cũng có chút khó chịu, liền muốn mua một vài món đồ, nhưng đi vòng quanh mãi mà không biết mua gì nữa. Chàng trai này nhìn thấy liền nói với bà lão rằng:
“Phu nhân, bà không cần cảm thấy khó xử! Tôi đã để một chiếc ghế ở trước cửa, bà cứ yên tâm ngồi ở đó là được rồi”.
Sau hai tiếng đồng hồ thì mưa đã tạnh, bà lão xin danh thiếp của chàng trai này rồi đi mất. Mấy tháng sau, chàng trai này đã được một cơ hội hiếm có, anh được chỉ định làm đại biểu cho công ty bách hóa này đàm phán nghiệp vụ với công ty gia tộc lớn khác, lợi nhuận rất lớn.
Về sau mới biết là bà lão đó đã cho cậu cơ hội này, hơn nữa bà lão này không phải ai khác, mà chính là mẹ của “Vua Thép” Carnegie, tỷ phú nước Mỹ.
Thế là, chàng trai này từ đây đã thuận buồm xuôi gió, một bước lên mây, trở thành trợ thủ đắc lực của “Vua Thép” Carnegie, đồng thời cũng là một trong số nhân vật trọng yếu giàu có bậc nhất, địa vị chỉ đứng sau Carnegie mà thôi.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 8
Ai cũng bảo người phụ nữ ấy quá đau khổ vì chồng con đều bị bệnh chết nên đã hóa điên. Ngày nào bà ta cũng đầu tóc rũ rượi, quần áo bẩn thỉu lang thang khắp ngõ ngách trong làng, nhặt rác để ăn và cười nói luyên thuyên, mọi người ai gặp cũng tránh và họ còn đe lũ trẻ con không được đến gần bà điên nếu không sẽ bị bà điên bắt về nhà nhốt lại.
Lũ trẻ nhỏ rất sợ bà điên, cứ nhìn thấy bà ở đâu là chúng khóc thét lên nhưng lũ trẻ lớn hơn đã đi học như Carlos thì thấy việc trêu chọc bà điên là một trong những trò chơi chúng thích nhất. Cứ đến giờ đi học về là Carlos và nhóm bạn tập trung nhau lại để đi tìm xem bà điên đang lang thang ở đâu để trêu bà. Bọn chúng nghĩ ra nhiều cách để làm cho bà điên lên cơn gào thét và đuổi theo rồi cười với nhau rất sung sướng vì bà điên không thể đuổi theo kịp chúng mà còn vấp ngã túi bụi.
Chiều hôm ấy, lũ trẻ thấy người phụ nữ điên đang thơ thẩn ngắt hoa dại bên bờ hồ cài lên mái tóc rối bù, chúng bèn núp sau các thân cây và nhặt sỏi ném, mỗi lần ném trúng bà điên chúng lại cười ré lên với nhau. Bà điên đau quá gào lên chửi bới và túm váy chạy đuổi theo lũ trẻ. Bọn trẻ chạy toán loạn, vừa chạy vừa quay lại lè lưỡi trêu bà điên. Carlos chạy cuối cùng bỗng nhiên bị vấp vào bụi cỏ ngã sấp xuống đường, một chiếc giày văng ra bay xuống hồ. Carlos sợ hãi đến tê dại cả người. Lúc này lời đe của người lớn mới vang lên trong đầu cậu khiến cậu cứ thế khóc nức nở vì quá sợ.
Bà điên chạy đến, Carlos theo phản xạ giơ tay lên đỡ vì nghĩ chắc chắn sẽ bị đánh. Nhưng không, bà điên cúi xuống đưa tay ra kéo cậu bé đứng dậy, một tay phủi quần áo cho cậu rồi nói giọng rất nhẹ nhàng: “Đừng khóc con trai, đứng đây để ta tìm chiếc giày kia cho, không mất đâu mà sợ”. Nói rồi bà điên túm váy lên trên đầu gối, lội xuống hồ và vớt chiếc giày lên cho Carlos. Bà điên bảo Carlos mang về nhà treo lên dây cho khô, rồi còn dặn lần sau đừng chạy nhanh để vấp ngã. Bà điên giục cậu bé đi về nhà còn bà lại quay lại ngắt hoa và khe khẽ hát.
Carlos đi về nhà với những cảm xúc lẫn lộn, đâu đó cậu cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng, dặn dò của bà điện giống như của mẹ, bà đâu phải là người phụ nữ kinh khủng như mọi người vẫn nói, bà chỉ là một người phụ nữ bất hạnh mà thôi. Từ hôm ấy trở đi, Carlos không tham gia vào các trò trêu chọc của đám bạn nhưng cậu cũng không dám khuyên bảo đám bạn không trêu chọc bà điên nữa vì cậu sợ chính mình sẽ bị trêu chọc.
Cho đến một ngày, bà điên bị ngã xuống hồ và chết đuối. Carlos cho đến bây giờ đôi lúc nghĩ lại vẫn thấy hối hận vì cậu chưa nói được một lời xin lỗi và cảm ơn bà, xin lỗi vì đã trêu chọc mà quên mất bà cũng là một con người, cảm ơn vì bà đã ân cần, giúp đỡ và dặn dò như một người mẹ. Và quan trọng là bà điên đã dạy cho Carlos bài học làm người đầu tiên, bài học về sự tôn trọng người khác cho dù họ có là ai đi chăng nữa vì bất cứ là ai họ cũng có quyền được người khác tôn trọng.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 9
Ngày nọ, một ông lão vô gia cư quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày.
Nhân viên bán hàng thấy vậy bèn quát: “Đi ngay! Đi ngay đi!”
Ông lão cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn và nói: “Tôi đến mua bánh ngọt! Loại nào là nhỏ nhất?”
Thấy vậy, người chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người vô gia cư, rồi cúi người thật sâu như đối xử với bao khách hàng khác và nói: “Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”
Người vô gia cư vẻ mặt hơi bất ngờ, rời khỏi cửa tiệm…
Cháu trai người chủ tiệm bánh thấy lạ liền hỏi: “Ông nội! Sao ông lại đối xử niểm nở với người vô gia cư đó như vậy ạ?”
Người chủ tiệm bánh giải thích: “Mặc dù đó là một người vô gia cư nhưng cũng là khách hàng. Để ăn được bánh ngọt của chúng ta ông ấy đã không tiếc tiêu những đồng tiền mà phải mất một thời gian lâu mới kiếm được. Thực sự là rất khó có được! Nếu ông không tự mình phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy giành cho chúng ta đây?”
Cháu trai lại hỏi: “Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?”
Người chủ tiệm bánh nói: “Ồ, ông ấy là khách chứ không phải là đến ăn xin cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy. Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải ông đã vũ nhục ông ấy rồi sao? Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người vô gia cư. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho.”
Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu.
Ông chủ tiệm bánh ấy chính là ông nội của tỷ phú Yoshiaki Tsutsumi. Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Mỗi cử động của ông nội đối với người vô gia cư năm ấy đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi.” Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.
Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người. Thực sự làm được tôn trọng người khác, chính là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức. Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Người thông minh, ưu tú thì đối với bất kể ai cũng sẽ tôn trọng. Tôn trọng cấp dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng khách hàng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.
Không ai là người hoàn hảo, cho nên chúng ta không có lý do gì để dùng ánh mắt “ở trên cao” để đi xét nét người khác, cũng không có tư cách để dùng vẻ mặt “xem thường” để làm tổn thương người khác. Nếu chính bản thân mình, ở một phương diện nào đó kém hơn người khác thì cũng không cần dùng “tự ti” và “ghen ghét đố kỵ” đi thế chỗ cho “tự tôn”. Chỉ có học được trân quý người khác mới có thể giành được sự tôn trọng từ người khác đối với mình. Cho nên, tôn trọng người khác kỳ thực chính là giữ tôn nghiêm cho bản thân mình.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác 10
Trong giờ Toán, thầy giáo đang giảng bài nhưng An và Bình ở cuối lớp lại cười đùa nói chuyện với nhau gây mất trật tự lớp học, ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Vậy đó là những thái độ thiếu tôn trọng người khác, thể hiện lối sống thiếu văn hóa.