Bài Ca Dao Cao Su Đi Dễ Khó Về ✅ Phân tích Bài Ca Dao Cao Su Đi Dễ Khó Về Hay Nhất Giúp Quý Bạn Đọc Hiểu Rõ Câu Ca Dao Tục Ngữ Nổi Tiếng Này.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Ca Dao Cao Su Đi Dễ Khó Về
Cao su đi dễ khó về, Khi đi trai tráng, khi về bủng beo. Cao su đi dễ khó về, Khi đi mất vợ, khi về mất con. Cao su xanh tốt lạ đời, Mỗi cây bón một xác người công nhân. Có đi mới biết Mê Kông, Có đi mới biết thân ông thế này. Mê Kông chôn xác hàng ngày, Có đi mới biết bàn tay xu Bào
Mời bạn đón đọc ❤️️ Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen tại 👉 thohay.vn nhé.
Phân Tích Bài Ca Dao Cao Su Đi Dễ Khó Về
Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” là những miêu tả sống động về đời phu cao su trước 1945. Còn trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài nhận xét: “Cảnh đi phu cao su cơ cực. Ở làng tôi, đã có người đi mất tích”.
Với chính sách bóc lột thuộc địa, tận dụng nguồn lao động bản xứ rẻ mạt, thực dân Pháp tăng cường bóc lột dân Việt thông qua các công ty, xí nghiệp, các đồn điền… Ở đó, lao động Việt bị đối xử tàn tệ, mà phận phu cao su là một minh chứng điển hình.
Từ những ghi chép trong “Chuyện cũ Hà Nội”
Nói về việc đi phu đồn điền cao su, Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Nhớ gì ghi nấy đã bình luận về sự khắc nghiệt của nghề này khi cho biết đi đồn điền cao su ở Nam Kỳ và Tân thế giới (thuộc địa của Pháp ở Thái Bình Dương) “ là những nơi mà người đi không về”.
“Không về” ở đây chẳng phải là vì “đất lành chim đậu”, mà bởi đó là nơi không giúp phu cao su được sống, trái lại, nó là nơi phu đi vào cõi chết. “ Đồn điền cao su nổi tiếng là nước độc. Phu làm rất khổ, sinh ra ốm yếu, rồi chết. Trốn không thoát”, vẫn lời tác giả Kép Tư Bền. Dạo Pháp thuộc còn có thơ rằng:
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào.
Nói về việc mộ phu đi làm đồn điền cao su, Nguyễn Công Hoan tóm lược: “ Ở khắp nước, trong các làng, có những “sở mộ phu” cho Tây, cắm lá cờ tam tài ở cổng. Người mộ được phu thì hưởng tiền hỏa hồng. Trước khi đi, người phu được để lại cho vợ ba đồng”. Thực tế khắc nghiệt của việc mộ phu cũng như sự khổ cực của phu đồn điền còn bẽ bàng hơn nhiều qua những ghi chép của Tô Hoài nơi Chuyện cũ Hà Nội trong bài Đi phu mộ.
Theo lời thuật của tác giả Dế mèn phiêu lưu ký, việc mộ phu đi Nam Kỳ được tiến hành rầm rộ những năm trước Thế chiến hai, do Sở mộ phu Nam Kỳ và Cao Miên thực hiện.
Trước các cổng tỉnh, thành phố, trên khung gỗ chằng dây thép mắt cáo là các tờ giấy thông báo ghi rõ “ Thông cáo ai muốn đi Nam Kỳ và Cao Miên”. Trong đó ghi đãi ngộ cho phu như: Tiền công 5 đồng/ngày; có chỗ ở, được chăm sóc y tế khi đau ốm; nhận cả phu đi cùng gia đình, con cái; được nhận nuôi ngay khi ký giấy đi phu; giờ làm việc theo sắc lệnh của thanh tra lao động Việt Nam và Pháp…
Dù thông báo được dán ở các tỉnh thành, nhưng muốn đi phu thì phải xuống Sở mộ phu đặt tại phố Belgique, Hải Phòng. Riêng người Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái thì loại ngay từ đầu vì đó là gốc cộng sản, hoặc quê của “phản loạn”.
Trái với thông báo, với những hứa hẹn sán lạn, thực tế khắc nghiệt đón đợi phu mộ ngay từ khi bước chân rời tàu thủy lên Sài Gòn, được cho ở tạm tại các nhà “tân đáo” ở xóm Chiếu, Khánh Hội (thuộc Quận 4 ngày nay). Lúc này các sở cao su Dầu Tiếng, Đất Đỏ, Lộc Ninh… đến nhận phu. Phu nào đi theo gia đình có thể tan đàn xẻ nghé ngay từ đây khi các đồn điền có thể tuyển chồng mà bỏ vợ.
Sự khắc nghiệt đời phu được chứng thực qua đồn điền Dầu Tiếng của hãng Michelin. Phu đến đồn điền rồi khó mà trốn khi thẻ thân bị giao thẳng cho chủ. Tiền lương không được nhận, các chi phí sinh hoạt, tiêu dùng đều có phiếu tích kê hàng tháng, từ gạo, nước mắm cho đến quần áo. Để quản lý phu, đã có đội ngũ đội xếp, mã tà canh gác các ngả đường.
Còn ở sở phu Quảng Lợi, thư của Điều – bạn của Tô Hoài cho hay những gì diễn ra bên trong. Phu cao su sẽ làm những công việc quen thuộc quanh năm suốt tháng như đào lỗ, trồng cây, đắp đê, làm đất, quét dọn chỗ ở, làm đường, chút mủ… Về sinh hoạt, cơm gạo đỏ như củ nâu, thức ăn rặt cá kho, thịt heo thì chỉ có xương, da. Có những phu không lối thoát, đã chọn “bước đường cùng”: “ 1. Chặt tay vì cái đánh đập quá. 2. Nhảy xuống suối tự tử. 3. Thắt cổ vì ốm không được nằm nhà thương”.
Vì sao phu cao su phải chọn những kết cục đau lòng đến vậy? Không chỉ vì sống đời cùng cực, bị bóc lột như nô lệ, phu còn đối mặt với những hình phạt độc ác. Những tên cai xem mạng người như súc vật, đánh chết phu là thường.
Nào đánh dập lá lách, chặt tay phu. Vật dụng để trừng phạt thì có bàn vả, cái hèo với mũi đồng để đập ống chân. Nếu phát hiện phu giả ốm thì bắt về sở và phạt “ cúp ba ngày làm không công không gạo, sáng sớm ra sân điểm chạy 5 hôm rồi đưa một lượt roi quất vào đầu óc mình mẩy mới được đi làm”. Nhà thương, nơi đáng ra cứu mạng, thì thầy thuốc phải xem “ người nào có chết đến bụng mới hòng nằm nhà thương, còn loàng xoàng năm bảy ngày không ăn được cơm thì đừng có hòng dò đến mà mất mạng”.
Đến chứng thực của người trong cuộc
Thực chất của sự khốc liệt, tàn ác khi bóc lột, tra tấn phu cao su được chính những người Pháp đương thời ghi lại và bản thân nạn nhân của đồn điền cao su xác nhận.
Ngay cả việc mộ phu đồn điền đã lột trần bản chất thực dân, Louis Roubaud cho biết trong Viet-nam, la tragédie indochinoise ( Việt Nam, bi thảm Đông Dương): “ Những người khác bị gửi đi các đồn điền ở Nam Kỳ, thì chuyên chở bằng xe hơi hay xe lửa, cũng có lính áp giải. Trước khi đến địa điểm, thì họ đã hiểu số phận họ rồi; nhiều kẻ thất vọng quá, nhảy từ trên xe hơi, tàu hỏa đang chạy xuống đường”.
Trò mộ phu của các tên cai thật bỉ ổi. Trong thư gửi báo L”Echo Annamite ngày 17.9.1928, nạn nhân kể về sự hứa hẹn của những tên mộ phu ở Trung Kỳ với đãi ngộ hấp dẫn: “ lương công nhật; 8 hào, 3 chai gạo trắng, cá khô, thịt luộc, nước mắm, có chỗ ở hẳn hoi, ốm đau được săn sóc, chỗ làm: cách ga Phan Thiết ba ga, có thể dễ dàng về làng lúc nào cũng được, khí hậu tốt”.
Nhưng thực tế thì sao? Vẫn lời nạn nhân cho biết những phũ phàng mà mình nhận được nơi đồn điền cao su: “ Thay vì tám hào, lương bị hạ xuống còn có 5 hào… đây là chưa kể những cắt xén vì những lý do không đâu. Thay vì 3 lít gạo trắng, chỉ có một ít gạo đủ sống với một thứ nước hẩm, thay vì nước mắm… Trước 5 giờ, còn tối mịt, chúng tôi đã phải xếp hàng đi làm. Những người đến chậm hay còn ngái ngủ bị đánh đập bằng những cú ba toong thật mạnh để đừng có đến chậm nữa… Thay vì chỗ ở đủ tiện nghi như đã hứa hẹn, chúng tôi bị dồn vào những lều tranh. Chỗ nào cũng thấy nước chảy. Suốt đêm, chúng tôi phải ngồi xổm, không đèn đóm gì cả, và ướt lạnh thấu xương”. Những gì đã trải qua của phu cao su trái ngược hoàn toàn những mỹ từ được Sở mộ phu đưa ra trong thông cáo mộ phu của họ dán khắp các tình thành.
Louis Roubaud chứng kiến thực trạng khổ ải của phu cao su, đã ghi những hình phạt chủ đồn điền cao su dành cho họ, bất chấp nam hay nữ: “ Công nhân ở các đồn điền cao su thường bị đánh bằng roi gân bò. Chỉ vì hết nước uống, 3 nữ công nhân phải tìm ra suối, có người có thai 6 tháng, có người là mẹ của 3 con nhỏ, họ bị lột hết quần áo và bị đánh mỗi người 10 roi, vết đánh có chỗ dài đến 5 phân, sâu 1 phân, rộng 2 phân rưỡi”.
Đối với phu đồn điền bỏ trốn, hình phạt thậm chí là cái chết của người không trốn thoát được. Vẫn lời Louis Roubaud miêu tả: “ Đêm qua 30 người thợ bỏ trốn. Người ta ra lệnh cho cai và giám thị đem theo cả quần áo đi tìm. 12 trong bọn họ nay đã tìm thấy. Họ đã bị kiệt sức trong khi đi đường và lại khát rốc <…> 12 người kia bị lột quần và bắt nằm sấp xuống đất. Bọn cai và giám thị cầm roi hành hạ: mỗi người bị 20 chiếc roi mây, đó là cảnh cáo cho lần đầu trốn”.
Còn nạn nhân trong cuộc trực tiếp bị phạt thì cho hay trong thư gửi báo L”Echo Annamite ở trên, đã tâm sự về hình phạt mình phải nhận khi bỏ trốn bất thành, bị ” đánh đập lột quần áo… Rồi, có một cuộc biểu diễn võ, họ lấy tôi ra làm đích để tập đấm trước mặt các cu li khác. Tôi bị giam tù: cơm nguội và cùm chân tám ngày”.
Như thế chưa thấm vào đâu với những đồng nghiệp không may mắn khác của ông ta. Bởi vì có người đã chết đau đớn mà theo Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: Thực chất và huyền thoại (của tác giả Nguyễn Văn Trung) thuật lời một người Pháp: “ Trong một đồn điền, một người cu li đau ốm bị trói trước phòng y tế của làng, chân bị quấn giẻ có tẩm dầu hỏa, rồi người ta châm lửa, hắn chết”.
Mời bạn cùng đọc những bài ❤️️Thơ Hay Về Cuộc Sống Mưu Sinh ❤️️