Công Cha Như Núi Thái Sơn [Giải Thích + 5 Bài Phân Tích]

Bài Thơ Công Cha Như Núi Thái Sơn ❤️️ Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn, 5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn Hay Nhất.

Bài Thơ Công Cha Như Núi Thái Sơn

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng, gửi đến bạn đọc những bài Ca Dao Tục Ngữ Hay Về Cuộc Sống để bạn có thêm những lời khuyên răn nhắn nhủ mà người xưa đã để lại cho thế hệ sau.

Nguồn Gốc Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn

Công cha như núi Thái Sơn sự ví von bắt nguồn từ tâm linh.

Người Việt Nam chúng ta ai ai cũng thuộc lòng câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Mặc dù là ca dao nằm lòng nhưng mấy ai biết được núi Thái Sơn ở đâu? Vì sao ông bà ta lại ví công ơn của người cha cao như núi Thái Sơn?

Núi thiêng xứ Hoa Hạ

Cách đây không lâu, có một phật tử đã hỏi Tổ biên tập của Báo Giác ngộ – cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM rằng: “Từ khi còn bé, chúng tôi đã được nghe câu “Công cha như núi Thái Sơn…”. Và trong suy nghĩ của chúng tôi, Thái Sơn hẳn là ngọn núi cao lớn, vĩ đại nhất nên được ví như tình thương và công đức của người cha.

Nhưng gần đây, chúng tôi mới biết Thái Sơn là một ngọn núi ở bên Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam, với lại đây là một ngọn núi có chiều cao khá khiêm tốn, thậm chí còn thấp hơn một số ngọn núi ở nước ta nữa. Xin hỏi Thái Sơn có những đặc điểm văn hóa, lịch sử gì mà được người đời dành cho một vị trí và tình cảm trang trọng như thế?”.

Câu trả lời là Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An – thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ – Trung Quốc).

Chiều cao của Thái Sơn khá khiêm tốn chỉ 1.545m, nếu so sánh với đỉnh Phanxipăng (Việt Nam) cao 3.143m và “nóc nhà thế giới” Everest cao 8.850m thì Thái Sơn thấp hơn nhiều. Dù vậy, Thái Sơn vẫn là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại và cả đương đại. 

Truyền thuyết về Thái Sơn, theo sách Thuật Dị Ký của Nhiệm Phưởng, thế kỷ VI, viết: “Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, truyền rằng đầu của Bàn Cổ là Đông nhạc, bụng là Trung nhạc, tay trái là Nam nhạc, tay phải là Bắc nhạc và hai chân là Tây nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng…”.

Theo thần thoại Trung Hoa, Bàn Cổ là vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới, vạn sự vạn vật trong trời đất. Khi Bàn Cổ chết, đầu mình và tay chân biến thành năm ngọn núi, gọi là Ngũ nhạc (bao gồm Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn). Thái Sơn nằm ở hướng Đông, nơi mặt trời mọc, tương truyền là đầu của Bàn Cổ hóa thành, do đó Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. 

Thái Sơn chính là nơi cát tường phát sinh của muôn vật, biểu trưng cho quyền lực chính trị của vua chúa. Vì thế, Thái Sơn là ngọn núi linh thiêng nhất, đứng đầu trong Ngũ nhạc được tôn xưng “Ngũ nhạc độc tôn”.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, “Thái Sơn an thì bốn biển đều an” nên các vị đế vương của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm lịch sử đều tế lễ trọng hậu tại Thái Sơn. Lễ tế tại Thái Sơn gọi là Đại lễ phong thiền, biểu trưng cho sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng, phát triển và đoàn kết toàn dân.

Ngoài Đại lễ phong thiền, Thái Sơn còn là nơi thánh địa với rất nhiều đền, chùa, miếu vũ và là nơi các tao nhân mặc khách của nhiều thế hệ lịch sử lưu bút, đề thơ kết hợp cùng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã làm cho Thái Sơn trở thành ngọn núi uy linh bậc nhất. Người Trung Quốc rất tự hào về Thái Sơn qua hai câu ngạn ngữ: “Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn/Thái Sơn quy lai bất khán nhạc”.

Nghĩa là những ai đã từng du ngoạn qua Ngũ nhạc thì không cần phải đến bất cứ ngọn núi nào trong thiên hạ làm gì nữa; nhưng nếu đã du ngoạn Thái Sơn trước thì 5 ngọn núi kia không cần phải tham quan làm gì. Điều đó cho thấy được sự độc đáo và hoành tráng của rặng Thái Sơn.

Năm 1987, Thái Sơn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hội đồng Di sản thế giới đánh giá về Thái Sơn: “Là đối tượng triều bái của các đế vương trong hơn hai nghìn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại”.

Từ những giá trị văn hóa và lịch sử trên, trong tâm thức người Trung Quốc và Á Đông nói chung từ bao đời nay, Thái Sơn biểu trưng cho sự linh thiêng, to lớn, cao cả, vững chãi, phát tiết, sinh trưởng là yếu tố dương trong quan hệ âm dương, hai thành tố cơ bản của vũ trụ và cấu trúc vạn sự vạn vật. Vì vậy mà người xưa ca ngợi “Công cha như núi Thái Sơn”.

Trong một bài viết của mình, tác giả Ngọc Thu cũng lý giải thêm: “Tại sao ca dao Việt Nam lại ví công lao của người cha to lớn như núi Thái Sơn? Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam đã có một giai đoạn lịch sử Nho giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Việt.

Vì vậy, không có gì lạ khi “núi Thái Sơn”, quê hương của Khổng Tử xuất hiện trong ca dao Việt Nam để nói lên công ơn của người cha cao vời vợi tựa như núi Thái Sơn, đứng giữa bầu trời trong sáng và trở thành ánh thái dương soi đường chỉ lối, dẫn dắt các con đi đúng đường hướng”. 

Hiểu tình cha mạnh mẽ, thấu tình mẹ ngọt ngào

Quay trở về với câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, có thể nói cách thể hiện tình cảm của ca dao thật trữ tình khi người xưa so sánh cái trừu tượng như công cha, nghĩa mẹ với cái cụ thể như núi Thái Sơn, nước trong nguồn. 

Mang núi Thái Sơn ví với công cha, người xưa muốn nói lên một cách cụ thể để chỉ công cha thật là lớn lao, như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Ở câu ca dao khác, người xưa từng so sánh: “Công cha như núi ngất trời”. Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa rằng công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. Đó là những hình ảnh chỉ một khối lượng vô tận.

Nói về nghĩa mẹ, sự liên tưởng chuyển sang một mức độ cụ thể hơn, gần gũi hơn là nước trong nguồn chảy ra không bao giờ cạn. Trong một câu ca dao khác, nghĩa mẹ được so sánh như nước ngoài biển Đông. Nước trong nguồn hay nước biển Đông đều vô tận, không bao giờ hết, không bao giờ ngừng chảy, không bao giờ cạn. 

Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa rất hiểu quy luật của tự nhiên mà vận dụng vào đời sống. Hiểu tình cha mạnh mẽ, vững chắc, thấu tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao, chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng.

Có một câu chuyện rằng, vì bực mình với cha mình hay làm đổ đồ ăn ra bàn, làm vỡ bát cơm nên người con trai cho cha ngồi riêng một góc với chiếc bát gỗ. Cho đến ngày anh ta thấy con trai nhỏ của mình đang đẽo một chiếc bát gỗ.

“Để sau này cha già con cho cha ăn bằng chiếc bát này”. Người con trai sực tỉnh hiểu rằng “Gieo nhân nào thì gặt quả nấy”, ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác. Con cái chúng ta sẽ nhìn vào cách cư xử của cha mẹ với ông bà mà học tập. Bạn đối xử với cha mẹ mình thế nào thì sau này con cái bạn cũng sẽ đối xử với bạn đúng như thế. Đó chính là luật nhân quả ở đời.

Hiểu là vậy, thế nhưng ở đời vẫn luôn có một nghịch lý, chúng ta rất dễ nói lời yêu thương ai đó, ngoại trừ cha mẹ của mình. Nói một câu yêu thương vốn là điều rất dễ dàng, nhưng sao khi dành cho cha mẹ lại trở nên khó khăn như thế?

Những người con thường tự lừa dối bản thân rằng thời gian, khoảng cách đang đẩy mình và cha mẹ ngày một xa nhau. Nhưng dù có vượt qua được hàng trăm nghìn cây số, quay lại cách đây vài năm thì chắc gì mỗi người sẽ vượt qua được sự ngại ngùng và vô tâm của mình với cha mẹ.

Cuộc đời rất ngắn, chẳng mấy chốc mà cha mẹ rời xa, có khi chưa kịp thấy con mình trưởng thành, khôn lớn. Thế nên, hãy yêu thương cha mẹ mình thật nhiều khi còn có thể, vì chúng ta chỉ có mình họ trong cuộc đời này.

Bạn đọc đừng bỏ lỡ 🌵95+ Ca Dao Tục Ngữ Về Siêng Năng Kiên Trì Cố Gắng🌵 tại thohay.vn nhé.

Ý Nghĩa Câu Công Cha Như Núi Thái Sơn

Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. Vì thế công ơn của cha mẹ rất to lớn. Chúng ta cần phải biết ơn và đền đáp những công ơn đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha, 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo. Núi Thái Sơn là một ngọn núi có độ cao đồ sộ và vững chắc được tác giả so sánh như tình cha mạnh mẽ và to lớn. Nước trong nguồn là dòng nước mát nhất, thanh khiết nhất chảy mãi không bao giờ cạn được ví như tình mẹ bao la ngọt ngào và trong veo.
Câu ca dao có có lời lẽ nhẹ nhàng, âm điệu ngọt ngào và có ý nghĩa sâu sắc từ hình ảnh núi Thái Sơn và dòng nước trong nguồn, người xưa đã ngợi ca công lao của cha mẹ đối với con cái là vô tận là bất diệt. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta những người con của thế hệ sau phải biết công ơn của cha mẹ để làm tròn chữ hiếu.

Từ hình ảnh cụ thể của ngọn núi cao sừng sững và dòng nước mềm mại trong lành đã giúp chúng ta hiểu roc những cái trừu tượng. Chính vì thế chỉ có hình ảnh của thiên nhiên bao la rộng lớn mới có thể sánh bằng công cha nghĩa mẹ. Người xưa khuyên chúng ta nên làm tròn bổn phận để đền đáp phần nào nỗi cực nhọc của cha mẹ khi sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái, cả cuộc đời cha mẹ chịu đựng những khó khăn vất vả, những gian nan trong cuộc sống để nuôi con khôn lớn thành người.

Cha mẹ lo cho con cái từ cái ăn cái mặc đến nơi ở, dạy dỗ con trở thành người có ích. Người cha, người mẹ lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc nhất, là nơi tin tưởng nhất để con cái gửi gắm niềm tin, sẵn sàng giang rộng vòng tay mở rộng tình thương lòng nhân ái, lòng bao dung để con cái vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Câu ca dao có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính chất con người đặc biệt là đối với những người làm con.

Trong cuộc sống nhộn nhịp hiện đại ngày nay đâu đó vẫn còn những con người chưa nhận ra công ơn của cha mẹ, chưa làm trong bổn phận của người làm con để cho cha mẹ phải buồn lòng. Có lẽ cũng có lúc nào đấy chúng ta thắc mắc rằng: Tại sao công cha và nghĩa mẹ lại to lớn không có gì có thể sánh bằng? Đơn giản vì cha mẹ là người sinh ra ta có cha mẹ mới có được chính mình, nuôi dưỡng và dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải làm gì để đáp ứng công ơn của cha mẹ? Mỗi người trong mỗi chúng ta có biết nghe lời cha mẹ là những người con ngoan là học sinh và là người con ngoan của cha mẹ.

Câu ca dao là một lời khuyên kín đáo và sâu sắc thể hiện được công ơn của cha mẹ bao la như núi với nước tồn tại mãi không bao giờ ngừng . Bài ca dao đã dạy chúng ta bài học bổ ích, chúng ta cần biết làm gì để nâng niu và trân trọng công lao của cha mẹ, trở về với hiện thực câu ca dao giúp cho chúng ta thấu hiểu được đạo lí làm người.

Xem thêm 👉101+ Ca Dao Tục Ngữ Về Sự Vô Ơn

Giải Thích Công Cha Như Núi Thái Sơn

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
“.

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
“.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
“.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ tròn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

Tuyển tập 100+ Ca Dao Tục Ngữ Về Kinh Nghiệm Dân Gian hay nhất

Bình Luận Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương.

Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Mời bạn đón đọc những bài 🌷Ca Dao Tục Ngữ Về Sống Giản Dị🌷, 100+ Câu Thơ, Danh Ngôn Hay

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công cha nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kì vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển * hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn, vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lí. Hai chữ một lòng thể hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống VỚI nhau hiểu thuận, có đạo đức.

Bài ca dao với nghệ thuật so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc, nhằm nói lên tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Thái Sơn Hay Nhất

Mẫu 1

Cha mẹ là những đấng sinh thành, người cho chúng ta sự sống cũng là những người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Dẫu cuộc sống có nhiều thăng trầm, đổi thay, dẫu mọi người có thể quay lưng thì cha mẹ vẫn là người ở bên che chở cho chúng ta, mang đến cảm giác bình yên ngay trong giông bão. Có thể nói công lao của cha mẹ cao như bầu trời, rộng như bể mà dù dùng cả cuộc đời chúng ta cũng không thể báo đáp hết. Bàn về công lao của cha mẹ, ông cha ta đã đúc kết trong câu ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Mượn hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, câu ca dao đã thể hiện công lao không gì đong đếm được của cha mẹ với con cái. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao lớn, vững chãi nhất ở Trung Quốc còn “nước trong nguồn” là dòng nước mát lành, dạt dào và không bao giờ vơi cạn. So sánh công cha, nghĩa mẹ như núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn khẳng định tình cảm của cha mẹ vô cùng to lớn, không gì có thể đo lường được hết. Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà cha mẹ đã dành cho chúng ta.

Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý. Cha mẹ dành cho con cái tất cả những yêu thương, hi vọng của bản thân. Cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái từ khi mới lọt lòng, cha mẹ cũng là người dõi theo từng bước trưởng thành và che chở cho chúng ta trước những sóng gió cuộc đời. Một trong những điều khiến cho tình cảm gia đình trở thành tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống con người, đó chính là sự hi sinh thầm hi sinh để mang đến cho những người con cuộc sống tốt đẹp nhất lặng của những đấng sinh thành. Những người cha, người mẹ sẵn sàng bươn chải với cuộc đời, luôn nhận về mình sự thiệt thòi. Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một câu nói nổi tiếng trong bộ phim “Người phán xử”: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người, bởi cha mẹ mãi là những người ở bên khi tất cả mọi người đã quay lưng.

Cha mẹ không chỉ cho chúng ta sự sống, nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu thương mà còn dạy chúng ta bao điều hay lẽ phải. Cha mẹ dạy chúng ta nên người, dạy chúng ta cách ứng xử, phép lịch sự và hướng chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội.

Có thể nói câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh đầy tính biểu tượng để nói về tình cha, nghĩa mẹ. Núi Thái Sơn cao lớn mà thâm trầm, vững chãi giống như vòng tay và tình yêu của cha. Cha là trụ cột của gia đình, người gánh vác mọi gánh nặng, người chở che mang đến cho chúng ta cảm giác an toàn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tình cảm của người cha cũng nghiêm khắc, thâm trầm như đá núi, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những người cha thường ít nói những lời yêu thương nhưng lại lặng lẽ biểu đạt tình yêu ấy qua những hành động chở che thầm lặng. Tình yêu của cha không hề thua kém tình thương của mẹ, thế nhưng tình cảm ấy lại chẳng dễ dàng để nhận biết bằng mắt mà chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.

Tình yêu của người mẹ lại dạt dào, mát lành như nước trong nguồn. Tình yêu, sự quan tâm của người mẹ được thể hiện trực tiếp thông qua những lời nói âu yếm, những hành động quan tâm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó tình yêu của mẹ có thể dễ dàng nhận thấy, tình yêu ấy cũng chính là dòng nước mát lành tưới mát cho tâm hồn của mỗi người con.

Thấy được công lao trời bể của cha mẹ, mỗi chúng ta cần có thái độ yêu thương, lễ phép, kính trọng cha mẹ. Để không phụ công lao nuôi dưỡng và niềm tin của cha mẹ, mỗi người con cần cố gắng học tập, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, học tập tốt để làm cho cha mẹ vui lòng. Ở thời đại nào cũng vậy, tình yêu của cha mẹ đều vô cùng to lớn, không đổi thay dẫu trong hoàn cảnh nào, thế nhưng đáng buồn thay hiện nay vẫn còn những bạn học sinh có thái độ hỗn hào, thường xuyên cãi lời cha mẹ khiến cha mẹ buồn lòng. Tuy có cách thể hiện yêu thương khác nhau, dù cha mẹ có quở mắng hay dùng đòn roi với chúng ta cũng là bởi cha mẹ mong muốn chúng ta nên người. Vì vậy đừng vì những bực tức nhất thời, vì cái tôi quá lớn của bản thân mà có những lơi nói, hành động khiến bố mẹ buồn phiền.

Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” đã giúp chúng ta nhận ra công lao to lớn, tình yêu bao la của cha mẹ dành cho mình. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo, hãy quan tâm, yêu thương những người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta nên người để báo đáp cha mẹ.

Mẫu 2

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, trưởng thành và thành đạt trên cuộc đời này đều là do công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Công ơn trời biển này to lớn biết nhường nào kể sao cho hết. Và từ xa xưa ông cha ta thể hiện công lao to lớn ấy qua bài thơ Công cha như núi Thái Sơn.

Hình ảnh thật giản dị và gần gũi nhưng nó rất đúng với công lao của cha. Núi Thái Sơn là một ngọn núi to lớn sừng sững và vững chãi. Đó chính là những cảm nhận của chúng ta khi nhắc đến người cha của mình.
Tác giả đã so sánh hình ảnh về người cha với sự to lớn vĩ đại của ngọn núi tự nhiên kia. Thực sự đúng là như vậy bởi vì người cha lúc nào cũng là trụ cột chính trong một gia đình, những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Khi đã nhắc đến công cha thì bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn không thể không nhắc đến nghĩa mẹ. Nếu cha là người mạnh mẽ gánh vác hết những nặng nhọc, mặc dù rất yêu thương con nhưng sẽ không thể hiện qua bề ngoài thì mẹ chính là người có sự yêu thương con cái luôn bộc bạch hết ra bên ngoài bằng lời nói và cảm xúc của mình. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được.

Cha mẹ luôn là những người đi phía sau dõi theo từng bước chân của con. Khi chúng ta còn bé thì những bước đi đầu đời đều do cha mẹ dìu dắt từng bước đi chập chững không vững ấy, nếu chúng ta vấp ngã thì cha mẹ lại đỡ và ôm ta vào lòng an ủi. Không chỉ khi là một bé, khi ta trưởng thành thì cha mẹ vẫn luôn dõi theo ta, nếu gặp thất bại trong cuộc sống hay trong công việc ta vẫn có thể về nhà vì vòng tay của cha mẹ lúc nào cũng rộng mở chào đón chúng ta, làm chỗ dựa vững chắc giúp ta đứng dậy sau những khó khăn.

Không chỉ nuôi dưỡng, cho chúng ta cái ăn, cho chúng ta cái mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế bằng những kinh nghiệm cha mẹ đã trải qua trong cuộc đời. Qua đó thì từ trong đáy lòng của mỗi người đều phải hiểu được công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ lớn lao và khó khăn như thế nào. Ông cha ta đã đưa ra lời khuyên cho những phận làm con:

“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết.

Mẫu 3

Ca dao dân ca luôn đem lại những cảm giác vô cùng ngọt ngào đối với người đọc cũng như người nghe, những câu ca dao mang theo hương lúa mới, mang theo tình người thắm đậm trong từng câu chữ, nhịp điệu trầm bổng như cánh sáo diều, mà đặc biệt hơn cả là câu ca thể hiện tình cảm gia đình, một thứ tình cảm không thể thiếu trong mỗi người. Đặc biệt trong số những bài ca dao dân ca thể hiện hoàn hảo tình cảm đó.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

   Lời ca dao nghe giản dị mà thật thiết tha, những ý nghĩa to lớn chứa đựng trong từng câu chữ càng làm cho bài ca dao hay hơn bao giờ hết, câu ca nhắc nhở đạo làm con phải biết đặt chữ hiếu lên hàng đầu, câu ca dao ca ngợi công lao biển trời của cha, mẹ, những người làm con nên thấu hiểu điều đó, cần biết người đã ban cho mình sự sống, nuôi dưỡng khó khăn, dạy dỗ vất vả để ta có thể nên người.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tấm lòng người cha, người mẹ là bao la vô bờ bến. Công cha lớn lao như núi, người trụ cột của gia đình, luôn vất vả lo từng bữa ăn, từng chiếc áo mặc cho ta, người thức khuya dậy sớm, bươn chải giữa dòng đời tấp nập để vun đắp cho gia đình, người là chỗ dựa cho con cái mỗi khi vấp ngã, người là động lực để người con cất từng bước đi đầu tiên tiến về phía cha. Công lao đó được sánh ngay với những ngọn núi cao vời vợi đứng chắc chắn mạnh mẽ giữa trời cao, rồi khi bên cạnh ta ngoài cha còn có mẹ, người có công cưu mang chín tháng mười ngày, mạng nặng đẻ đau sinh ta ra trong đau đớn khó nhọc, rồi người mẹ đó vẫn âm thầm theo dõi người con lớn khôn mỗi ngày, bế bồng chăm sóc, dạy dỗ ta từng tiếng bập bẹ đầu tiên trong cuộc đời này, những đêm sốt cao người bên cạnh ta chính là người mẹ, dòng sữa mẹ ấm áp ngọt ngào nuôi ta lớn từng ngày, tình nghĩa đó được sánh với dòng suối nguồn chảy ra, dòng nước trong xanh ngọt ngào vô cùng.

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

   Khi đã nhắc đến ơn sinh thành dưỡng dục của người cha, người mẹ, câu ca dao cũng đưa ra được trách nhiệm về đạo làm con của mỗi người, đạo làm công phải luôn thờ kính cha mẹ, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, dù cho có sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ được trách cha mẹ mình, bởi vì họ đã ban cho ta sự sống trên cõi đời này và điều đó là vô giá không gì có thể đánh đổi được. Để xứng đáng với đạo làm con thì cần biết làm tròn chữ hiếu, vậy chữ hiếu như nào là tròn, đơn giản một người làm con phải biết cách cư xử với cha, mẹ, phải biết hết mực kính trọng, yêu thương, biết cách lắng nghe những gì cha, mẹ dạy, san sẻ gánh nặng công việc vừa với sức, với tuổi của mình, đó cũng là cách sống, cách làm người từ xa xưa cho tới nay, điều đó là thuận theo lẽ tự nhiên mọi người sinh ra đều cần phải biết.

  Bài ca dao cũng như bao bài ca dao khác cùng chủ đề, vô cùng nhẹ nhàng, hài hòa mà đong đầy cảm xúc, chân lí. Bài ca dao đã mang tính giáo dục sâu sắc từ bao đời nay mà sẽ còn lưu truyền mãi về sau.

Mẫu 4

Tôi sinh ra, lớn lên và trưởng thành được như bây giờ là nhờ có bàn tay chăm sóc và tình yêu thương ấp ủ của ba mẹ. Ba mẹ tôi đã phải trải qua bao gian truân đế nuôi dưỡng tôi thành người, ba mẹ tôi đã dành cho tôi một tình thương vô bờ bến. Thấu hiểu được công ơn cha mẹ, tôi càng cảm thấy mình phải có bổn phận làm con sao cho xứng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thìa hơn khi được đọc bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Núi Thái Sơn là núi cao, đồ sộ, vững chãi bậc nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc. Chính người đã dạy dỗ, hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để hòa vào cuộc sống. Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, ngọn nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cũng cảm nhận rõ tình yêu của mẹ thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao nhiêu.
Từ hình tượng cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng xiết bao, chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng. Chính vì thế mà người xưa khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta.

Vậy thì sao công cha lại như núi Thái Sơn; vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguơn? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ ấp ủ đời ta bằng tìnn yêu dịu dàng, ngọt mát. Qua những lời ru, Người nuôi lớn ta trong giấc ngủ. Bàn tay Người, hơi ấm mẫu tử đã sưởi ấm ta trong đêm đông giá lạnh. Còn bảo bọc đời ta cũng chính là tình thương mãnh liệt, vững chắc của Người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướhg cho ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã:

Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc màu

Cả đời cha mẹ lặn lội với sương gió vất vả cay đắng để nuôi ta ăn học, để phục vụ cho tương lai của chúng ta sau này. Có ai biết chăng để có được bát cơm dẻo thơm hay manh áo cho ta, những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Song cha mẹ ta không bao giờ tính toán, kể lể về những khổ cực mà mình đã trải qua.

Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cả cha và mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào đời. Bởi thế đứa con nào, kể cả khi trưởng thành, vẫn luôn cảm thấy nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu tử, phụ tử mới bao la và tha thiết làm sao!

Và nếu như ta đã thấu hiểu công lao cha mẹ cao cả đến nhường ấy thì sao còn ngần ngại khi nhắc tới bổn phận làm con của mình, bởi hiếu thảo không chỉ là đáp lại tấm lòng cha mẹ mà còn là đạo lí làm người, là nét đẹp của mọi người. Vậy chúng ta phải làm thế nào cho thật xứng đáng? Trước hết chúng ta phải luôn nhớ tới và trân trọng những công lao của cha mẹ, phải biết ngoan ngoãn tuân theo những điều hay lẽ phải cha mẹ dạy bảo, tránh làm phiền lòng cha mẹ. Ta còn phải biết chăm sóc, hỏi han ân cần, quan tâm đến cha mẹ thường xuyên. Hàng ngày, tùy theo khả năng, chúng ta cố gắng làm các việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, thổi cơm, rửa bát, giặt giũ… để cha mẹ sau giờ làm việc về tới nhà được nghỉ ngơi trong cảnh nhà cửa sạch sẽ, ăn bát cơm dẻo canh ngọt. Có được những đứa con ngoan ngoãn như vậy thì cha mẹ nào chẳng cảm thấy ấm lòng sau bao nỗi vất vả.

Còn bây giờ tôi đã là một học sinh lớp Bảy, tôi được học thêm rất nhiều gương hiếu thảo trong các tác phẩm văn thơ. Đó chính là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật em Tí. Em có một tình yêu cha mẹ đặc biệt sâu sắc. Mới 7 tuổi, và mặc dầu không muốn phải xa thầy u và các em, Tí khóc sướt mướt, nhưng vẫn ngoan ngoãn theo mẹ sang nhà ông Nghị, đem thân đi ở để u em có tiền nộp sưu, cứu thầy em về. Đấy cũng chính là tác phẩm Những ngày tha ấu của Nguyên Hồng, hình ảnh bé Hồng, với một trái tim ngây thơ, trong sáng và luôn hướng tới mẹ thân yêu, không bị tâm địa độc ác của bà cô làm hoen ố một chút nào. Đấy cũng chính là hình ảnh Bé trong tác phẩm Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi. Mới mười tuổi, Bé đã sớm biết lo toan mọi việc trong nhà để mẹ yên tâm đánh giặc giải phóng làng quê. Bởi Bé rất yêu mẹ và mong đuổi hết giặc để mẹ không phải xông pha nguy hiểm, được ở nhà mãi với các con.

Tất cả những gương mặt đáng yêu ấy chẳng phải đã thể hiện rõ đạo làm con, thực hiện tròn chữ hiếu của thiếu nhi ta đó rồi sao?

Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người, ai ai cũng phải có cha mẹ, và chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống ngàn xưa ấy. Và bài ca dao vẫn sẽ mãi mãi khẳng định sự trường tồn của vẻ đẹp ấy.

Mẫu 5

Gia đình là nơi hội tụ của những tình yêu thương. Dù bạn có phạm bao nhiêu lỗi lầm, có vấp ngã bao nhiêu lần, cha mẹ cũng là người sẵn sàng yêu thương và tha thứ cho bạn. Cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người. Hiểu được công lao to lớn của các bậc sinh thành, ca dao xưa có câu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh chi tiết, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao của các đấng sinh thành:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Núi Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An – thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ – Trung Quốc). Là một trong số những ngọn núi có chiều cao khiêm tốn nhưng lại có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc, người dân ở đây tôn thờ ngọn núi này như một phần không thể thiếu ở đời sống. Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. vì thế, khi ví công lao của cha như núi Thái Sơn, tác giả muốn nói về công lao sinh thành ra chúng ta, những đứa con được chở che không quá tay của gia đình. cùng lúc ấy muốn nói công lao của cha là to lớn và vững chắc như núi. 

Hình ảnh người cha đặt cạnh hình ảnh núi chỉ ra rằng rằng sự mạnh mẽ của người là trụ cột vững chắc trong gia đình. những công việc nặng nhọc điều kiện đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống không quá tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Đi liền với công cha là tình thương từ nghĩa mẹ:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự hi sinh và công ơn của mẹ thường được nhắc tới nhiều hơn trong văn chương, bởi mẹ hi sinh cho ta nhiều hơn tất cả mọi người trên thế giới này, không quản nắng sương khó nhọc, cũng không có từ ngữ nào khả năng diễn tả được hết tình cảm của mẹ. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được. Vừa trong lành lại đầy ắp, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm

Bởi vậy mà nói, tình cảm của mẹ là không thể nào kể xiết

Nếu hai câu thơ đầu nói về công lao to lớn của cha mẹ, thì hai câu thơ sau là lời khuyên chân thành dành cho những đứa con:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao để cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là phương pháp sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải yêu thương ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi ngay.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi ngay được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, lưu tâm săn sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà có những câu thơ:

Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta

Chữ hiếu là bổn phận của những đứa con, là nghĩa vụ buộc phải thực hiện, vậy mà vẫn có những cá nhân riêng biệt không những không hiểu được công lao của cha mẹ:

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, cùng lúc ấy cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Câu ca dao đơn thuần giản dị nhưng lại nói được đạo lý làm người to lớn. Mỗi chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở mình về đạo làm con, yêu thương lưu tâm cha mẹ của mình, làm cho tròn chữ hiếu.

Thohay.vn sưu tầm những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Giao Tiếp hay nhất để gửi đến quý độc giả.

Viết một bình luận