Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Cách Chơi Rồng Rắn Lên Mây ✅ ThoHay.vn Chia Sẻ Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây Đọc Cho Các Bé Cùng Nghe.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
Bài thơ Rồng rắn lên mây
Tác giả: chưa rõ
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Ý Nghĩa Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
Câu đầu tiên: Rồng rắn lên mây: Rồng là tượng trưng cho vương quyền, vương giả, vua chúa. Rắn ở đây có thể hiểu là 1 loài cùng họ với rồng, nhưng mà thấp kém. Rồng rắn lên mây là thời đó vua tôi chạy hết rồi! Rồng thì cũng như rắn, trốn chạy hết. Hàm ý chỉ thời Nguyễn khi mà Pháp sang thì Pháp đánh đến đâu vua tôi thua chạy đến đó, (Ngày nay trong câu cửa miệng mấy cụ lớn tuổi vẫn hay có câu Chạy như rồng rồng, hay là rồng rắn kéo nhau mà chạy cõ lẽ cũng bắt nguồn từ cái này)
Có cây núc nắc, có nhà điểm binh: Thời đó Pháp sang xâm lược VN, chúng mang theo cây hoa Phượng Vĩ, thường hay trồng ở trại lính, quả phượng nó giống với quả Núc nắc, nên dân ta hay gọi nó là cây Núc nắc. Cây núc nắc với nhà điểm binh (trại lính Pháp) thể hiện sự xâm lược của Pháp tại VN.
Hỏi thăm thầy thuốc, có nhà hay không? Thầy thuốc ở đây, chính là những người có học thức, có thể là thầy lang, người chữa bệnh về thể xác, hoặc thầy sư, người chữa bệnh về tinh thần! Hiểu rộng ra nghĩa là đang hỏi những người có học thức, những người thầy của dân chúng. “
Thầy sẽ nói thầy đi vắng.
Hoàn cảnh thầy đi vắng chính là hoàn cảnh của VN khi ấy. Chưa có một ai có thể đứng lên lãnh đạo toàn nhân dân chống Pháp, để dân đen gặp nạn (con đang ốm), Cái này thể hiện rất rõ trong câu thơ của cụ Chiểu “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, nỡ để dân đen mắc nạn này
Đến khi thầy nói thầy ở nhà, nói chuyện tiếp:
Rồng rắn đi đâu? Đi lấy thuốc về chữa bệnh cho con! : Cái này như dã nói ở trước, con đang ốm, tức là đất nước đang bị Pháp đô hộ, nhân dân cực khố,
Con lên mấy: Con lên 1, thuốc không hay, con lên 2, thuốc không hay… Ở đây có thể hiểu con lên mấy là số năm mà giặc Pháp đô hộ VN!
Đến khi đếm xong rồi, người Thầy bắt đầu xin khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi. Ở đây có thể hiểu là 3 miền của đất nước. Khúc đầu là miền Bắc, theo cách nhìn của Pháp ở đây thuộc vùng ảnh hưởng của nhà Thanh, lại cũng đang có phong trào chống Pháp, nên khúc này xương xẩu. Khúc giữa là miền Trung, triều đình quản lý, lại có phong trào chống Pháp diễn ra mãnh liệt, nhất là sau chiếu Cần Vương của Tôn Thất Thuyết. Nên khúc này máu me. Chỉ còn miền Nam tức là khúc đuôi, Khúc này nhà Nguyễn đã buông, Pháp chính thức lập được xứ thuộc địa.
Ý nghĩa của hình ảnh người thầy đuổi bắt đuôi Rồng: Chính là việc Nhà Nguyễn để mất hoàn toàn lục tỉnh Nam kỳ vào tay giặc, cũng như việc thầy thuốc chữa bệnh cho con chính là nguyện vọng có thể đuổi được hoàn toàn quân Pháp ra khỏi đất nước VN!
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Rắn ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ
Tranh + Hình Ảnh Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
Cách chơi rồng rắn lên mây
Trò chơi rồng rắn lên mây càng đông bạn tham gia sẽ càng sôi động và vui hơn. Một bạn sẽ đóng vai thầy thuốc, các bạn còn lại xếp thành một hàng dọc đứng nối với nhau và đối diện người thầy thuốc.
Rồng rắn lên mây đi lượn vòng vèo trước mặt thầy thuốc vừa đi vừa hát bài đồng dao rồng rắn lên mây :
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
Đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc và hỏi “Có thầy thuốc ở nhà không?”
Thầy thuốc: Thầy không có nhà, thầy đang ngủ, đang đi chơi, đi xem phim
Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng
Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ?
Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
Thầy thuốc : Xin khúc đầu
Rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Xin khúc giữa
Rắn : Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc : Xin khúc đuôi
Rắn: Tha hồ mà đuổi.
Giáo Án Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
Giáo Án Bài Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây
– Trẻ hiểu đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian.
– Trẻ hiểu được từ ngữ trong thơ
– Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài thơ
2. Kỹ năng.
– Trẻ thuộc bài thơ
– Rèn kỹ năng đọc theo vần, điệu và ngắt nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.
– Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
– Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ.
– Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ.
3. Thái độ.
– Giáo dục trẻ biết ý nghĩa mục đích của bài thơ
– Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho cô.
– Đàn
– Nhạc
– Câu hỏi đàm thoại
2. Đồ dùng của trẻ.
– Sắc xô, song loan, phách tre, trống
– Ghế thể dục, bó lúa.
– Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
2. Địa điểm
– Trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động
A.Hoạt động của cô.
*.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.
– Hôm nay có thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chúng mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.
– Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát nói về cái gì?
– Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
– Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa ,chúng mình cùng lắng nghe nhé
* Hoạt Động 2:
a, Cô đọc mẫu lần 1:
– Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
– Cô đọc cho chúng mình nghe lời thơ trên
– Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.
b, Cô đọc bài thơ lần 2:
– Bằng tranh minh hoạ lời thơ sinh động hơn
– Ảnh minh họa của lời thơ
c, Cô đọc bài thơ lần 3:
– Đàm thoại trích dẫn.
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
– Cô các bé ý nội dung đoạn trích trên
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Các em sẽ trả lời tên bài thơ
– Bài thơ do ai sáng tác?
– Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
– Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
B.Hoạt động của trẻ
– Trẻ chia thành tổ nhóm
– Trẻ lại ngồi ngay ngắn quanh cô giáo
– Hát bài hát theo cô hát
– Lắng nghe cô đọc thơ
– Cả lớp đọc thơ theo cô 1 đến 2 lần
– Trả lời câu hỏi của cô theo tổ nhóm và cá nhân
4. Dạy trẻ đọc thơ.
– Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
– Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
– Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
– Mời cá nhân trẻ đọc
– Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ
5.Kết thúc
– Nhận xét buổi học cả lớp
– tuyên dương từng tổ, nhóm cá nhân
– Cô khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động
– Trẻ đọc kết hợp vỗ tay
– Trẻ đọc theo tổ
– Trẻ đọc theo nhóm
– 1 Trẻ đọc
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Ngủ Rồi ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ