Dòng Kinh Quê Hương ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Chính Tả, Soạn Bài ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Dòng Kinh Quê Hương
Chính tả Nghe viết – Dòng kinh quê hương giúp các em nắm bắt được kiến thức về bài Dòng kinh quê hương. Đồng thời, nắm vững qui tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. Ngay sau đây là nội dung bài Dòng kinh quê hương.
Dòng kinh quê hương
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
Theo NGUYỄN THI
Xem thêm về bài viết 🌻Những Người Bạn Tốt🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giới Thiệu Bài Dòng Kinh Quê Hương
Thohay.vn chia sẻ bạn đọc một số thông tin giới thiệu bài Dòng kinh quê hương.
- Bài Dòng kinh quê hương là tác phẩm của tác giả Nguyễn Thi. Nguyễn Thi tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Đoạn văn nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của tác giả với dòng kinh quê hương.
Bố Cục Bài Dòng Kinh Quê Hương
Bố cục bài Dòng kinh quê hương bao gồm 2 phần chính:
- Phần 1 (Từ đầu đến …bỗng cất lên…): Miêu tả cuộc sống ở dòng kinh
- Phần 2 (còn lại): cảm xúc của tác giả
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌷 Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc, Chính Tả Bài Dòng Kinh Quê Hương
Xem ngay hướng dẫn tập đọc, chính tả bài Dòng kinh quê hương bên dưới.
- Kinh (tiếng Nam Bộ) : kênh.
- Bàng (tiếng Nam Bộ) : cói, loại cỏ cao và thẳng, thân ba cạnh, mọc ở vùng nước lợ, dùng để dệt chiếu, làm đệm,…
Ý Nghĩa Bài Dòng Kinh Quê Hương
Đoạn văn miêu tả cảnh sinh hoạt ở một dòng kinh quê hương Nam Bộ.
Đọc Hiểu Tác Phẩm Dòng Kinh Quê Hương
Có thể bạn sẽ cần gợi ý đọc hiểu tác phẩm Dòng kinh quê hương.
👉Câu 1: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho hợp lý.
Lời giải:
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.
Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.
Đáp án đúng: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách
👉Câu 2: Tìm từ có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
Lời giải:
Đông như kiến
Gan như cóc tía
Ngọt như mía lùi
Các từ cần điền vào chỗ trống là: kiến, tía, mía
👉Câu 3: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Lời giải:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
Đáp án đúng: thuyền, Thuyền
👉Câu 4: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống
Lời giải:
Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng
Đáp án đúng: khuyên
👉Câu 5: Tìm tiếng có chứa vần ya hay yê điền vào chỗ trống thích hợp trong hai câu thơ sau:
Lời giải:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Đáp án đúng: khuya – uyề
👉Câu 6: Phát hiện lỗi sau trong những câu sau:
Người dân không nên lấn chíêmviả hè.
Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi.
Lời giải:
Người dân không nên lấn chíêmviả hè.
Sửa lỗi: chíêm -> chiếm; viả -> vỉa
Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi.
Sửa lỗi: bỉên -> biển
👉Câu 7: Con hãy tìm lỗi sai trong mỗi câu sau:
a. Em rất thích quỷên sách đó.
b. Đó là một truỳên thuýêt hay về nguồn gốc dân tộc.
Lời giải:
a. Em rất thích quỷên sách đó.
Lỗi sai: quỷên -> quyển
b. Đó là một truỳên thuýêt hay về nguồn gốc dân tộc.
Lỗi sai: truỳên thuýêt-> truyền thuyết
Lưu lại bài đọc 🌿 Sự Sụp Đổ Của Chế Độ A Pác Thai 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Soạn Bài Dòng Kinh Quê Hương Lớp 5
Ngay sau đây là gợi ý soạn bài Dòng kinh quê hương lớp 5.
👉Câu 1 (trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nghe – viết: Dòng kinh quê hương.
Trả lời:
Học sinh tự viết.
👉Câu 2 trang 65 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1
Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh…
Mải mê đuổi một con d…
Củ khoai nướng để cả ch… thành tro.
Theo Đồng Đức Bốn
Trả lời:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Theo Đồng Đức Bốn
👉Câu 3 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1
Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
a) Đông như …
b) Gan như cóc …
c) Ngọt như … lùi.
Trả lời:
a) Đông như kiến.
b) Gan như cóc tía.
c) Ngọt như mía lùi.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Một Chuyên Gia Máy Xúc 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài
Giáo Án Dòng Kinh Quê Hương Lớp 5
Xin chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án Dòng kinh quê hương lớp 5.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
2. Kĩ năng :Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2) ; thực hiện 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
– HS(M3,4)làm được đầy đủ BT3.
3. Thái độ:Nghiêm túc, viết đúng quy tắc chính tả.
– GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh( kênh) quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
– GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
– HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
– Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
A. Kiểm tra bài cũ | |
– Đọc cho hai HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các tiếng: cửa, sửa, thừa, bữa, nướng, vướng, được, mượt,… – Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng và nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng đó. | – HS thực hiện theo yêu cầu của GV |
– GV nhận xét và cho điểm. | |
B. Dạy bài mới | |
1. Giới thiệu bài | |
– Giờ học Chính tả hôm nay, các em nghe, viết một đoạn trong bài Dòng kinh quê hương và làm các bài tập luyện đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. | – HS lắng nghe. |
– GV ghi tên bài lên bảng. | – HS ghi tên bài vào vở. |
2. Hướng dẫn HS nghe – viết | |
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn | |
– GV yêu cầu HS mở SGK trang 65 theo dõi bài và gọi một HS đọc bài. | – Một HS đọc bài, cả lớp lắng nghe và theo dõi trong SGK. |
– GV giải thích các từ khó trong bài như kinh, bàng và hỏi HS: Đoạn văn nói về điều gì? | – Đoạn văn nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của tác giả với dòng kinh quê hương. |
b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả | |
– Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, dễ lẫn khi viết chính tả. | – HS nêu lên những danh từ riêng và những từ khó mà các em dễ viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương. |
– GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được và cho HS nhận xét rút ra những lưu ý khi viết những từ này. | – Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp và nhận xét theo yêu cầu của GV. |
c) Viết chính tả | |
– GV nhắc tư thế ngồi viết chính tả và những lưu ý cách trình bày bài. | – HS lắng nghe. |
– GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu một cách thong thả rõ ràng cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2 lượt. | – HS lắng nghe và viết bài. |
d) Soát lỗi và chấm bài | |
– GV đọc cho HS soát lỗi và chấm bài. | – HS soát và tự chữa các lỗi sai. |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập | |
Bài tập 2 | |
– Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập. | – Một HS đọc to yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. |
– Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng vần cần điền. | – HS lần lượt trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng: vần cần điền là vần iêu và các tiếng đó sẽ là nhiều, diều, chiều. |
– Đọc cho một HS viết trên bảng và HS dưới lớp viết các tiếng: nhiều, diều, chiều và nhận xét xem cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó như thế nào? | – HS thực hiện theo yêu cầu của GV và nêu nhận xét: Các tiếng nhiều, diều, chiều là những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi và đều có âm cuối vần nên khi đánh dấu thanh sẽ đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ cái ê. |
– Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ đã hoàn chỉnh và hỏi: Nội dung đoạn thơ nói về điều gì? | – Một HS đọc thành tiếng trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và phát biểu: Nội dung đoạn thơ nói về vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của bọn trẻ chăn trâu. |
Bài tập 3 | |
– Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập. | – Một HS đọc to yêu cầu bài tập. |
– Yêu cầu HS tự làm bài tập. | – HS làm bài tập vào vở. |
– Gọi HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình. | – HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình, cả lớp theo dõi nhận xét. |
– Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu các câu thành ngữ và nêu quy tắc đánh dấu thanh với các tiếng kiến, tía, mía. | – Một vài HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và nêu: + Tiếng kiến phần vần có nguyên âm đôi iê và có âm cuối vần nên dấu thanh nằm trên chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê. + Tiếng tía, mía phần vần đều có nguyên âm đôi ia và không có âm cuối vần nên dấu thanh nằm trên cái thứ nhất của âm chính – chữ a. |
4. Củng cố, dặn dò | |
– Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. | – HS nêu quy tắc: + Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần, trên hoặc dưới âm chính. + Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái đầu (nếu tiếng đó không có âm cuối), dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái thứ hai (nếu tiếng đó có âm cuối). |
– GV nhận xét giờ học và dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. | – HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Bài Ca Về Trái Đất 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ
2 Mẫu Cảm Thụ Dòng Kinh Quê Hương Hay Nhất
Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu cảm thụ Dòng kinh quê hương hay nhất.
Cảm Thụ Dòng Kinh Quê Hương Ấn Tượng – Mẫu 1
Dòng kinh quê hương – dòng kinh của tuổi thơ, dòng kinh ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng kinh đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết?
Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông?
Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng kinh. Cùng dòng kinh ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng kinh lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì!
Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Cảm Thụ Dòng Kinh Quê Hương Đặc Sắc – Mẫu 2
“Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.
Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành.
Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý.
Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này.
Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.
Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.