Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt [Nội Dung + Giải Thích]

Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt ✅Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt Là Gì, Phân Tích, Stt Đối Câu Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt.

Bài Thơ Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt

Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con, con mắt liếc ngang.
Ba con cổ ngẳng, răng vàng,
Bốn con quần áo đi ngang khét mù.
Năm con tóc rối tổ cu,
Sáu con yếm tụt, váy dù vặn ngang.

Xem thêm những 💚 Bài Thơ Về Gái 2 Con, 3 Con 💚25+ Bài Thơ Vui Hài Hước.

Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt Là Gì

Dân gian thường có câu “gái một con trông mòn con mắt” để nói về người phụ nữ sau sinh nở (nhất là sau lần đầu mang thai) thường sẽ trẻ đẹp, da dẻ mỡ màng, hồng hào và đằm thắm hơn trước. Người ta thường giải thích hiện tượng này là do khả năng cân bằng nội tiết tố sau sinh của cơ thể. Thế nhưng, một cơ chế khác rất hiếm khi được nhắc đến, đó là vai trò của tế bào gốc được truyền từ thai nhi đến mẹ trong suốt qúa trình mang thai và cả sau đó để giúp mẹ có một cơ thể trẻ đẹp hơn.

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong suốt giai đoạn mẹ mang thai, các tế bào gốc từ thai nhi đã di chuyển vào các mô và cơ quan khác của cơ thể người mẹ bao gồm máu, tủy xương, da và gan. Ở chuột, các tế bào của thai nhi cũng đã được tìm thấy trong não.
Họ đã đưa ra nhiều giả thuyết về sự hiện diện của tế bào thai nhi khắp nơi tại các mô và cơ quan người mẹ, trong đó họ cho rằng hiện tượng này có thể là một cơ chế mà thai nhi đảm bảo thể lực của mẹ tốt nhất nhằm tăng cường cơ hội sống sót của chính thai nhi. Các nhà khoa học ví rằng, đây là cách làm thông minh của thai nhi nhằm bảo vệ chính mình khi ở trong cơ thể mẹ với “thiệt hại phí” thấp nhất hoặc không tốn “chi phí”.

Các nhà khoa học đã xác định được DNA của thai nhi trong máu mẹ ở thời điểm 4 tuần và năm ngày sau thụ thai. Ở tuần thứ 7, các nhà khoa học còn phát hiện được sự có mặt của cả DNA và tế bào thai nhi trong máu mẹ. Đây là một bằng chứng cho thấy đã có sự di cư của tế bào từ cơ thể người con tới cơ quan khác trong cơ thể mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học tìm thấy sự hiện diện của các tế bào chức năng (tế bào đã biệt hoá) mang nhiễm sắc thể nam trong mô hoặc cơ quan của nữ bệnh nhân từng mang thai.
Một trường hợp cụ thể khác, các tế bào của thai nhi đã được xác định trong các vết sẹo mổ lấy thai của mẹ. Điều này cho thấy, khi người mẹ gặp một tổn thương tại một vị trí nào đó trên cơ thể, tế bào từ thai nhi cũng có thể di chuyển đến khu vực này để tích cực tham gia lành vết thương của mẹ.

Không chỉ tham gia vào việc chữa lành vết thương trên người mẹ, tế bào từ thai nhi còn có tác động tích cực trong việc tăng cường sức khoẻ và tạo sự tươi trẻ cho mẹ. Việc di cư của tế bào thai nhi tới cơ thể mẹ đã làm tăng cường thêm nguồn tế bào gốc cho cơ thể mẹ. Tế bào gốc từ thai nhi là nguồn tế bào gốc vô cùng non trẻ với nhiều tiềm năng biệt hoá thành tế bào chức năng.
Có lẽ vì vậy, khi mang thai, người mẹ như được truyền thêm nguồn sức mạnh để nhanh chóng chống chọi và giải quyết các tổn thương xảy ra nếu có. Với chức năng bẩm sinh của một tế bào gốc, cơ chế tìm kiếm và thay thế các tế bào bị tổn thương được kích hoạt dễ dàng. Bên cạnh đó, các tế bào đã già yếu, hết vòng đời của cơ thể mẹ cũng dễ dàng được thay thế.

Da là một cơ tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống đầy biến động bên ngoài. Do đó, tốc độ lão hoá cũng nhanh hơn so với nhiều cơ quan khác. Cụ thể, trong khi các tế bào hồng cầu sống trong khoảng bốn tháng, các tế bào bạch cầu sống trung bình hơn một năm hay các tế bào não thường kéo dài cả đời thì các tế bào da chỉ sống khoảng hai hoặc ba tuần. Cùng với các điều kiện thuận lợi khác (chế độ dinh dưỡng, nghỉ dưỡng của người mẹ sau sinh), vi môi trường cho hoạt động của tế bào gốc được tối ưu hoá đã góp phần tích cực vào sự tái tạo lại các cấu trúc đã bị lão hoá ở da mẹ. Có thể vì vậy mà người mẹ sau sinh có được làn da tươi trẻ, mặn mà hơn.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, sự hiện diện của tế bào thai nhi trong cơ thể mẹ mang lại cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn thảo luận về ba vai trò của các tế bào thai nhi đối với sức khỏe của mẹ: (1) các tế bào thai nhi góp phần gây ra phản ứng viêm có thể gây tổn thương mô của mẹ; (2) các tế bào của thai nhi có vai trò bảo vệ – iúp sửa chữa và duy trì các mô của mẹ hoặc (3) các tế bào của thai nhi chỉ đơn giản là những “kẻ ngoài cuộc”, không có ảnh hưởng nhân quả đến sức khỏe của mẹ. Những giả thuyết này có thể không loại trừ lẫn nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến vai trò thứ (2).

Chú thích: Tế bào gốc được biết là loại tế bào có khả năng tăng sinh với số lượng lớn, đồng thời, cũng có khả năng tự làm mới (duy trì tính gốc của chính nó) và khả năng biệt hoá thành tế bào chức năng để thay thế các tế bào lão hoá hoặc tế bào tổn thương. Ngày nay, tế bào gốc trở thành một cơ sở khoa học giải thích cho khả năng con người có thể đạt được ước mơ “cải lão hoàn đồng”.

Thohay.vn gửi đến bạn đọc 🌱Những Bài Thơ Tặng Con Gái Hay Nhất🌱

Phân Tích Bài Ca Dao Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt

“Gái một con trông mòn con mắt”, câu ca dao nói về vẻ đẹp của người con gái này chúng ta hẳn ai cũng biết. Nhưng có những hiểu lầm và thiếu sót làm cho chúng ta không rõ về vẻ đẹp của người con gái khi đó. Điều này có thể làm cho chúng ta băn khoăn khi vẻ đẹp được cho là “trông mòn con mắt” không thấy ở những cô “Gái một con” mà mình biết. Cô “Gái một con” thực sự là người như thế nào? Và sao lại “trông mòn con mắt”?

Vẻ đẹp của sức sống

Ngày nay, độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là 18 trở lên. Tuy nhiên, do áp lực của việc học tập và công việc nên người ta thường lập gia đình muộn hơn và dĩ nhiên khi mang thai và sinh con sẽ cách xa độ tuổi đó. Đồng thời, với các chính sách về sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình cũng như mong muốn chăm sóc con cái được tốt nhất, người ta sinh ít con và khoảng cách giữa những em bé cũng xa hơn. Vì thế nên khoảng thời gian mà bà mẹ được coi là “Gái một con” cũng lâu hơn. Điều này khiến cho khái niệm “Gái một con” không còn gắn liền với độ tuổi và khoảng thời gian của người con gái nữa. Mà mỗi độ tuổi kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, người con gái lại có những vẻ đẹp khác nhau.
Khác với bây giờ, ngày xưa người ta kết hôn sớm hơn. “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là việc trọng đại luôn được ưu tiên. Các cụ có câu “Gái thập tam, nam thập lục” để nói về độ tuổi kết hôn. Cho dù có dao động thì cũng là độ tuổi đôi 8, đôi 9. Cứ theo đó thì sau khi mang thai và sinh nở, độ tuổi của người mẹ trẻ sẽ được cộng thêm 1 hoặc 2 năm. Từ lúc này cho tới khi sinh con tiếp theo thì người phụ nữ được gọi là “Gái một con” đó đang khoảng độ mười sáu trăng tròn và dao động khoảng một vài năm sau đó. Chẳng có gì phải nghi ngờ về vẻ đẹp của người con gái ở độ tuổi này cả.

Ngày xưa, cuộc sống cơ cực, tuổi thọ thấp. Vẻ đẹp chỉ như hoa, sớm nở tối tàn, thanh xuân ngắn ngủi. Ngày nay, cuộc sống được nâng cao, tuổi thọ ngày càng tăng, sức khỏe, vẻ đẹp và đời sống tinh thần được chú ý. Điều này làm cho con người ta trẻ và đẹp lâu hơn, thanh xuân kéo dài nhiều năm tháng. Cả ngày xưa và nay, đều là thời kỳ đỉnh cao của đời người.

Vẻ đẹp của hình thể


Ngày xưa, người ta chỉ biết quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” trong vòng đời của con người. Ngày nay, người ta nghiên cứu sâu hơn tới các nguyên nhân gây ra sự biến đổi trong từng giai đoạn cụ thể. Xưa có thể không biết nhưng ngày nay “Dậy thì thành công” đều là mong mỏi của các cô gái. Cùng với đó, y học đã nghiên cứu sự thay đổi về cơ thể khi mang thai và sinh nở của người phụ nữ. Theo đó, những thay đổi về nội tiết tố làm cho những đặc trưng về nữ tính trở nên rõ ràng hơn.

Nội tiết tố (hay còn gọi là estrogen) là hóc môn do buồng trứng tiết ra quyết định toàn bộ vẻ đẹp và sức khỏe ở người con gái. Khi lượng estrogen dồi dào thì người con gái thường có ngực nở, eo thon, da dẻ mịn màng, mái tóc chắc khỏe mượt mà. Khi mang thai lượng hóc môn estrogen tăng đột biến từ 500 đến 1000 lần. Khi sinh xong estrogen bị sụt giảm để nhường chỗ cho prolactin (hóc môn tiết sữa). Đến khi dừng cho con bú thì estrogen mới tăng trở lại. (baoxuan.vn)

Cô “Gái một con” ngày xưa ở độ tuổi trẻ, cơ địa tốt nên dễ dàng tái thiết lập được hệ cân bằng nội tiết sau khi dừng cho con bú, thậm chí còn tốt hơn trước khi sinh. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc con người phụ nữ còn tiết ra hóc môn oxytocine khiến họ cảm thấy viên mãn hơn, hạnh phúc hơn, đẹp và đằm thắm hơn. Trong thời kỳ đỉnh cao của đời người lại đạt tới đỉnh cao của sự phát triển về sinh lý thì sẽ càng đẹp.

Hình bóng thực sự của cô gái có vẻ đẹp trông mòn con mắt
“Gái một con trông mòn con mắt” gợi lên mối quan hệ giữa vẻ đẹp của người phụ nữ với số lần sinh. Trong độ tuổi sinh sản, khi người phụ nữ sinh con đầu lòng ở tuổi nào thì tác động của việc sinh con tới vẻ đẹp của họ sẽ bắt đầu từ đấy. Như một đồ thị được trải dài theo năm tháng là sự biến đổi về vẻ đẹp của người con gái tương xứng với mỗi lần sinh con.

Theo đó, vẻ đẹp của “Gái một con” được tịnh tiến theo từng tuổi trong quãng thời gian đó mà điểm bắt đầu được gọi là “trông mòn con mắt” có những mức độ khác nhau. Có người sau sinh thì “trông mòn con mắt” lại không đẹp bằng thủa thiếu thời. Còn có người lại đẹp hơn trước bội phần. Sự khác biệt này chỉ hiện ra khi xem xét quá trình sinh đẻ trong mối tương quan với quá trình phát triển của con người theo thời gian. Tùy từng độ tuổi của “Gái một con” mà vẻ đẹp “trông mòn con mắt” lại khác nhau. Do đó, nhiều trường hợp cụ thể trong thực tế mà mọi người chứng kiến có những điểm không giống với kinh nghiệm của ông cha.

Khác biệt này gây ra bởi một quá trình vẫn diễn trước đó nhưng lại bị bỏ qua do có sự chồng lấp của hai quá trình trong cuộc đời một người con gái. Đó là quá trình sinh nở được bắt đầu hình thành kể từ thời điểm lập gia đình và quá trình phát triển ngay từ khi mới sinh ra. Tùy theo thời điểm kết hôn mà cô “Gái một con” ở những độ tuổi tương xứng khác nhau và sự chồng lấp của hai quá trình bắt đầu từ đó với những tác động qua lại lẫn nhau để gây ra biến đổi đối với sự phát triển của người phụ nữ. Khi tách quá trình sinh con ra khỏi thời điểm đẹp nhất về sức sống của một con người thì điểm bắt đầu về vẻ đẹp của “Gái một con” sẽ không còn là “trông mòn con mắt” nữa. Nhầm lẫn của chúng ta là do vô tình chuyển nét đẹp được tạo nên bởi sức sống sang gắn cho quá trình sinh nở. Nền tảng của vẻ đẹp trông mòn con mắt là sức sống của tuổi xuân được đẩy lên cao bởi tác động bổ trợ từ việc sinh con. Việc là “Gái một con” chỉ là phụ trợ làm gia tăng cho vẻ đẹp “trông mòn con mắt” mà thôi.

Hình ảnh thực của người có vẻ đẹp “trông mòn con mắt” là cô “Gái một con” đang độ tuổi xuân. Đôi khi vẻ đẹp này còn được bổ sung thêm vẻ đẹp của tâm hồn người con gái.

Vẻ đẹp của tâm hồn


Ngày nay, tình yêu là hạt nhân của mối quan hệ nam nữ và mối quan hệ vợ chồng là nền tảng để xây dựng gia đình. Còn ngày xưa, người ta lại được trang bị kiến thức cho việc chăm sóc gia đình sau này và các mối quan hệ đều được điều chỉnh theo mục đích đó. Một đằng con người là có trước, tình cảm là có trước và gia đình từ đó mà nên. Một đằng thì cách xây dựng gia đình là có trước, con người là có sau và mối quan hệ được điều chỉnh theo đó. Người ta thường hay nói đến đức hy sinh, chỉ có điều là ngày xưa người ta có thể hy sinh bản thân vì gia đình còn ngày nay lại có thể hy sinh gia đình vì bản thân. Ngày nay là dùng tình yêu để xây dựng gia đình còn ngày xưa thì dùng gia đình để ươm mầm tình yêu.

Có thể ngày xưa nam nữ không được tự do yêu đương, tìm hiểu, cưới xin là qua mai mối. Độ tuổi kết hôn sớm, tâm sinh lý chưa phát triển nhiều lại thêm quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cùng với tư tưởng “Nam nữ thụ thụ bất thân” khiến cho suy nghĩ về tình cảm với người khác giới đôi khi còn chưa rõ ràng. Đối với người con gái, đạo tam tòng, tứ đức lại được coi là bổn phận để làm tròn.

Nhưng đâu phải ngày xưa là không có tình yêu trong cuộc sống vợ chồng. Người ta thường nhắc tới “môn đăng hộ đối”, “trai tài gái sắc” rồi lại “xứng lứa vừa đôi” nên việc cô gái ngày xưa và chồng mình nảy sinh tình cảm cũng là lẽ thường tình. Khi đó, bà mẹ trẻ cũng là cô gái đang yêu. Lúc này, ngoài tuổi xuân, nữ tính lại còn có cả tình yêu nữa.
Cô “Gái một con” mang vẻ đẹp “trông mòn con mắt” là người phụ nữ ở đỉnh cao của sức sống, nữ tính và tình yêu. Không cứ phải lấy chồng sinh con người phụ nữ mới có vẻ đẹp “trông mòn con mắt”.

Có một cô con gái thật vô cùng tuyệt vời, đọc những bài ❤️️Thơ Về Mẹ Và Con Gái ❤️️ mà thohay.vn gửi đến bạn, bạn sẽ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp và thật hạnh phúc.

Stt Đối Câu Gái Một Con Trông Mòn Con Mắt

Gái một con trông mòn con mắt
Trai một mắt coi vậy mà ngon…
Gái một con nhìn trai một mắt
Trai một mắt nhìn gái có một con.
Gái một con trông mòn con mắt
Trai một mắt ngắm hoài một con.
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một mắt hết hồn chưa con.
Gái một con trông mòn con mắt
Trai một mắt thì thèm gái một con
Gái một con trông mòn con mắt
Trai một mắt tóm tận bốn con
Gái một con trông mòn con mắt
Trai một mắt tắt mắt tay chân.

Cùng giải trí với những bài thơ chế hài hước 👉Thơ Chế Đẻ Toàn Con Gái ❤️️30+ Bài Thơ Vui Hài Hước Nhất

Viết một bình luận