Bài Ca Dao Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình ✅ Các Dị Bản Bài Thơ Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình, Tìm Hiểu Bài Thơ Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình, Thơ Chế Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình, 5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Tát Nước Đầu Đình Hay Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Ca Dao Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình
Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà? Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho: Giúp cho một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.
Mời bạn cùng đọc 👉Thơ Vui Ngắn 2 Câu, 4 Câu tại thohay.vn nhé.
Các Dị Bản Bài Thơ Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình
Dị bản 1
"Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chửa có, mẹ già chửa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi, anh sẽ trả công,
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho:
Giúp em năm thúng xôi vò,
Ba con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau."
Dị bản 2
"Áo anh rách lỗ bàn sàng,
Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh.
Vá rồi anh trả tiền công,
Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho:
Giúp cho một quả xôi vò,
Một con heo béo, một vò rượu tǎm.
Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm,
Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo.
Giúp cho quan mốt tiền cheo,
Quan nǎm tiền cưới, lại đèo bông tai.
Giúp cho một rổ lá gai,
Một cân nghệ bột với hai tô mè.
Giúp cho năm bảy lạng chè,
Cái ấm sắc thuốc cái bồ đựng than.
Giúp cho đứa nữa nuôi nàng,
Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…"
Dị bản 3
"Áo anh đã rách hai tay,
Cậy nàng so chỉ và may cho cùng.
Vá rồi anh trả tiền công,
Mai mốt lấy chồng anh giúp của cho.
Giúp cho quan mốt tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đeo mâm chè.
Giúp cho nửa giạ hột mè,
Nửa ang tiêu sọ, nửa ghè muối khô.
Giúp cho cái ấm, cái ô,
Cái niêu sắc thuốc, cái bồ đựng than.
Anh giúp cho một đứa nuôi nàng,
Lâu ngày chẵn tháng rồi chàng tới thăm…"
Dị bản 4
"Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo mượn may cái quần.
May xong anh trả tiền công,
Bao giờ lấy chồng, anh đỡ vốn cho.
Anh giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Anh giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Anh giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau."
Dị bản 5
"Đêm qua trăng sáng làu làu,
Anh đi múc nước để hầu tưới cây.
Tình cờ bắt gặp em đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
May rồi anh trả tiền công,
Đến khi lấy chồng anh giúp của cho.
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Cái chăn em đắp, cặp trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau."
Dị bản 6
"Cái ngọn sông Đào vừa trong vừa chảy,
Anh đi kén vợ mười bảy năm nay.
Tình cờ bắt gặp cô mình ở đây,
Mượn cắt cái áo mượn may cái quần.
Khâu xong anh tính tiền công,
Em đi lấy chồng anh giúp của cho.
Giúp em một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Chúc cho anh chị lấy nhau,
Một số là giàu, hai số lắm con."
Tặng bạn đọc chùm 🌻Thơ Lục Bát 4 Câu Ngắn Hay Nhất🌻
Tìm Hiểu Bài Ca Dao Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình
Bài ca dao Tát nước đầu đình là một trong những bài thơ hay được đông đảo bạn đọc yêu thích. Với bài thơ này ta cảm nhận được một tình cảm trong sáng thiết tha. Và cũng chính bởi câu ca như thế này mà nhiều đôi lứa đã nên duyên vợ chồng. Hãy cùng nhau theo dõi và cảm nhận ngay bây giờ nhé các bạn!
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.“
Tình yêu là một trong những đề tài không còn xa lạ trong thơ văn và ca dao cũng là một trong những phương tiện để chuyển tải tình cảm ấy. Với bài thơ Tát nước đầu đình ta có thể cảm nhận được tình cảm mà chàng trai dành cho cô gái.
Hai câu đầu của bài ca dao Tát nước đầu đình chính là một cách để mượn lời tỏ tình của chàng trai dành cho cô gái. Khi mà người con trai đã thầm thương trộm nhớ và trót dành tình cảm cho cô gái yêu mình. Và khung cảnh mà bài ca dao muốn chuyển tải chính là đầu đình. Đó là một nơi nên thơ, yên bình của các miền quê. Và cũng chính nơi đây là điểm hẹn hò của các cặp đôi lứa để thỏ thẻ các câu chân tình.
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Đó cũng chính là câu chuyện của chàng trai gắn với hoa sen, bỏ quên chiếc áo khi tát nước đầu đình. Tuy nhiên điểm đáng nói ở đây chính là hoa sen làm gì có cành mà con người ta lại nỡ lòng nào vắt áo của mình lên cành cây non nớt ấy. Nhưng đây cũng chính là một cách đề thể hiện sự thanh tao và đẹp đẽ của hoa sen và cũng chính là sự đẹp đẽ của tình cảm của mình. Và từ đó chàng trai mạnh dạn trong việc thổ lộ tình cảm đôi lứa đầy hồn nhiên vui tươi.
Tuy là lời tỏ tình nhưng chàng trai trong Tát nước đầu đình lại thể hiện vô cùng khéo léo và kín đáo. Đó là việc chàng trai này mượn hình ảnh chiếc áo để nói lên tình cảm của mình như một mong muốn được kết duyên cùng cô gái. Khi này chàng trai đã mượn hình ảnh là áo anh bị sứt chỉ và mẹ già chưa khâu và anh cũng không có vợ nên đã để tình trạng như vậy lâu rồi. Điều này cũng thể hiện được việc anh chàng này đã yêu thầm cô gái từ lâu nhưng đến giờ mới có can đảm để tỏ tình.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Anh chàng đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình, “khâu rồi anh sẽ trả công” nó có thể thiểu thêm nghĩa bóng đó chính là nếu cô gái đồng ý thì anh chàng sẽ hết lòng thương yêu và chung thủy với cô gái.
Lúc lấy chồng anh sẽ bao đáp công lao ấy. Đó là các lễ vật bao gồm một thúng xôi vò, một con lợn béo, một vò rượu tặm, chiếu để cô gái nằm. Ta có thể nhận thấy được một điều rằng, đây chính là các sính lễ cho ngày cưới. Nó cũng là biểu hiện cho việc nếu cô gái thuận lòng nhận sính lễ thì cũng có nghĩa là kết duyên cùng với anh ta. Còn nếu không lấy mình thì cũng chúc phúc cho cô gái. Tuy nhiên với câu thơ đoạn này làm con người ta nghiêng về cách hiểu thứ nhất hơn. Bởi nó chính là các lễ vật dành cho đám hỏi.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.
Đây cũng chính là cái hay của ca dao. đó là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng.
Với bài ca dao Tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!
Cùng giải trí với những bài 👉Thơ Hài Hước vui nhộn tại thohay.vn.
Thơ Chế Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình
Bài số 1
Hôm qua tát nước đầu đình
Thấy con tu hú gạ tình Bồ câu
Bồ câu cầu cứu diều hâu
Diều hâu cảm động… gật đầu vỗ tay
Vỗ tay rồi cất cánh bay
Gọi bầy chim sẻ chúng mày xem không
Đến tai mấy lão Bồ nông
Tò mò hấp dẫn xúm đông cả vào
Qua nhà gọi bác chào mào
Phim hay đang chiếu lẽ nào bỏ qua
Nhân tiện gọi cả Sơn ca
Sơn ca đang hát bỏ nhà đi theo
Dọc đường gặp Bác cú mèo
Nén cơn ngủ nướng bay vèo nhập phe
Lúc sau gặp ả le le
Mải mê nhún đít bụi tre đầu làng
Cú bảo: “thôi khỏi show hàng
Mông em đẹp nhất cả làng đều hay
Bây giờ ngẩng mặt nghe đây
Ngoài đình đang chiếu phim hay cực kì
Mày sang rủ ả chim ri
Đánh răng rửa mặt rồi Phi ra đình
Từ giờ khỏi phải đi rình
Xem ông bà chủ làm tình ban đêm
À này nghe bác dặn thêm
Nếu có máy ảnh cứ đem theo người
Khi con tu hú rã rời
Tao làm vài kiểu chụp chơi đỡ buồn
Chiều về tao gửi link nguồn
Mày vào Facebook down luôn về dùng
Coi như tài sản dùng chung
Họ hàng hang hốc ta cùng là chim
Từ nay khỏi phải mua phim
Bây giờ bản đẹp biết tìm đâu ra
Dù tao mê mẩn Ozawa
Nhưng hàng con ấy giờ già chắc dai
Thôi thôi nói dại nói dài
Đi nhanh kẻo muộn mất hay bây giờ“
Bài số 2
“Hôm qua tát nước gần đường
Bỏ quên đôi dép trên đường bê tông
Anh nhặt được thì cho em xin
Hay là anh để làm tin trong nhà
Dép em rách đế rườm rà
Tiền em chưa có mẹ già không cho
Hay là anh để anh lo
Mai mốt anh đến đón em về nhà”
Bài số 3
“Hôm qua tát nước đầu đình”
Đánh rơi nhẫn cưới xuống xình mất tiêu
Sáng nay vợ hỏi đủ điều
Khảo tra từ sớm tới chiều chưa xong!
Ban đêm nó đóng cửa phòng
Bảo là còn giận nên không cho vào
Đàn bà phiền phức làm sao!
Phải nên giải thích thế nào mới tin?
Lúc ghen xấu nết thật tình!
Chắc là nghi kị rằng mình trao ai?
Biết vầy đáng lý nói ngay
Qua cầu nổi gió, thổi bay nhẫn rồi!
Có xạo thì xạo vừa thôi
Gió chi mà lớn thổi trôi nhẫn này
Chắc lại thích con nào đây
Cởi nhẫn trao tặng rồi bày chuyện ra
Đổ lỗi tát nước hôm qua
Tại vì trơn quá nhẫn sa xuống xình
Đừng để phụ nữ nó khinh
Làm không dám nhận, khó tin quá trời
Trước đây đã có một thời
Lấy tiền cho gái, hỏi trời “ngu không?”
Xúc tép nuôi cò mắc công
Khi cò bay mất chổng mông than trời
Giời ôi con sợ chị rồi
Cớ chi chị tới phá tôi mỗi ngày?
Chị chơi tôi cái kiểu nầy
Vợ tôi nó biết thây tôi nát nhừ…
Thiếu gì kẻ điếc, người mù
Chị trong số đó, tôi chừ khỏi lo!
Khổ nỗi cái miệng chị to
Chuyên môn xiên xỏ, móc lò sợ ghê!
Bây giờ trai tráng đều chê
Chẳng ai dám rước chị về phải không?
Chị chán gối chiếc cô phòng?
Hiền bớt tôi sẽ tìm chồng giùm cho!
Thôi thôi em đừng có lo
Chị đây chỉ thích bo bo một mình
Có chồng nếu khổ ai binh
Xin em phó mặc, chị xin tí nào
Còn chuyện rớt nhẫn xuống ao
Thôi chị mặc kệ, có sao ráng chịu
Không nghe chị khuyên nhủ nhiều
Lỡ bị xé xác, đừng kiu tại trời
Bài số 4
Trưa nay tát cá dưới đìa
Chẳng con nào hết phải dzìa tay không!
Vợ hỏi tặng hết phải không?
Yến/Loan/Lan/Phượng/Hồng/Nhung… Đứa nào?
Nó véo đau quá trời đau!
Khỏ cho mấy cú cái đầu cũng u!
Nghĩ lại càng thấy mình ngu!
Cả ngày quần quật mệt đừ người luôn!
Đã thế mà nó chả thương
Nghi ngờ là ở ngoài đường có ai
Đêm nay, mụ sẽ biết tay
Sờ ông, ông đá cho… bay lọt giường.
Bài số 5
Hôm qua tát nước đầu làng
Bỏ quên chiếc áo trên nhành cây Đa
Sớm nay chợt nhớ định ra
Lấy lại, mới biết mất cha nó rồi
Chiếc áo hăng hắc mồ hôi
Ai đem gối mộng chắc thời rất phê
Chuyện nầy mình nói thật nhe
Bậu nào có ý, mời về nhà… chơi
Anh trẻ và khỏe như voi
Sáng 2, trưa 4, chiều đôi ba… lần
Nhiều thế tin có được chăng?
Xin đừng nghĩ bậy! Là ăn thôi mà!
Bài số 6
Hôm qua tát nước đầu đình
Thấy cô em gái xinh xinh ngồi hàng
Hỏi mail em mới nhẹ nhàng
Em đây không có,em là “lang thang”
Giới thiệu đến bạn những bài 🌺 Thơ Thả Thính 2 Câu 🌺 cực hay cho các bạn nam nữ muốn tán trai, tán gái.
5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Tát Nước Đầu Đình Hay Nhất
Mẫu 1
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ, bài ca dao nói về chuyện tình cảm lứa đôi, trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”. Đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da diết của các chàng trai, cô gái mong muốn được bộc lộ tình cảm đến với nhau.
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm.
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà”
Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta đã nhận ra bối cảnh hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, với hình ảnh hôm qua tát nước đầu đình và cành sen, tạo sự gần gũi và yên bình đối với chúng ta, đây thật sự là một hình ảnh rất nên thơ và mộng mơ, rất phù hợp để cho cặp đôi trai gái hẹn hò, e ấp, bộc lộ chuyện tình cảm của mình tại nơi này.
Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lý do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen.
Chúng ta thừa hiểu rằng cây sen làm gì có cành, và cây sen vốn dĩ rất nhỏ và yếu ớt nên khó có thể bỏ quên áo trên đó được, nhưng qua giọng điệu của chàng trai, chúng ta cảm nhận được sự hóm hỉnh, vui tính của chàng trai khi đã đưa ra lý do gắn liền với cây sen, hình ảnh đậm nét Việt Nam này, để làm quen với cô gái kia.
Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của chàng trai đối với cô gái.
Qua bốn câu thơ đấy, cho chúng ta thấy được sự mộc mạc, giản đơn của tình yêu lứa đôi được gắn liền với những hình ảnh rất gần gũi và thân quen ở làng quê Việt Nam. Qua đó, càng tôn vinh nét đẹp của một tình yêu vừa mới chớm nở, sự e thẹn, ngượng ngùng của chàng trai cô gái khi muốn bộc lộ lời tỏ tình và làm quen. trong một khung cảnh rất lãng mạng này.
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.
Bốn câu thơ sau, chúng ta đã thấy rõ mục đích chính mà chàng trai muốn thổ lộ ra đối với cô gái mình yêu. Đây là cách trình bày lý do vừa thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị và hợp lý hợp tình của chàng trai. Chàng trai chỉ đơn giản muốn nói rằng bản thân còn chưa có vợ và mẹ anh chàng thì đã già, và chàng ta đã đi thẳng vào vấn đề khi muốn tìm người về khâu áo cho mình, tức là muốn cô gái đó về làm vợ của mình.Cái chính là vợ anh chưa có và mẹ đã già, quả thật đây là lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình của chàng trai này.
Lúc này, chúng ta có thể nhận ra rằng, chàng trai đã tìm ra nhiều lý do khác nhau để có thể mau chóng tiếp cận và làm quen với cô gái, tuy thế nhưng cách bộc lộ, bày tỏ tình cảm của anh chàng vẫn hết sức tế nhị và kín đáo, để tránh cô gái và chính anh chàng cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ nếu chẳng may cô gái đó nói lời từ chối tình cảm.
Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ. Có lẽ rằng, chàng trai vốn đã có cảm tình với cô gái từ trước nhưng phải đợi đến lúc này mới dám đủ bản lĩnh và can đảm để gặp mặt và bộc lộ tâm tư của mình và tâm sự những điều đó cho cô gái biết.
“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm”
Nếu cô gái chịu đồng ý khâu giúp anh chàng cái áo bị “sứt chỉ đường tà”, thì anh chàng này sẵn sàng trả ơn cô gái bằng cách “Giúp cho một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp cho đôi chiếu em nằm” nếu như cô gái muốn lấy chồng.
Rõ ràng, đó chính là những lễ vật thường có mà đằng trai thường đem qua nhà gái trong các đám cưới thời xưa. Chúng ta ngầm hiểu rằng, từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng, còn nếu cô gái muốn lấy một người khác làm chồng, thì anh chàng này vẫn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và cầu phúc cho cô, nhưng tất nhiên chúng ta nên hiểu theo ý đầu tiên thì sẽ hợp tình hợp lý hơn.
Chỉ cần cô gái chấp nhận lời tỏ tình và chấp nhận tình cảm của chàng trai, thì anh chàng này sẵn sàng cùng cô vun đắp tình yêu thương, luôn chung thủy và cùng nhau tạo dựng nên mái nhà vững chắc và hạnh phúc, dù cho họ không có nhiều tiền bạc nhưng chỉ cần sống một cuộc sống trọn vẹn tình cảm, luôn thương và chăm sóc cho nhau, thì có lẽ thế là đủ rồi.
Qua bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình này, cho chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.
Mẫu 2
Ca dao, có thể nói là một viên ngọc không tì vết, không chỉ kết tinh từ những trăm đắng ngàn cay của một dân tộc anh hùng, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu chính xác nhất vẻ đẹp tâm hồn trong ngần của những người nông dân có tâm hồn nghệ sĩ. Trong đó, bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” xứng đáng là viên ngọc đẹp nhất.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh nên thơ của nông thôn Việt Nam:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin.
Hay là em để làm tin trong nhà?”
Hình ảnh của mái đình, gốc đa, giếng nước là những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Gợi nhắc về một vùng đất yên bình, trầm mặc, thanh nhàn. Ở trong khung cảnh đó, tình yêu đôi lứa như một nốt nhạc điểm xuyết vào bức tranh của thiên nhiên.
Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Trong đoạn thơ này, chàng trai đã rất chân thành bày tỏ mong muốn làm quen, kết duyên vợ chồng với cô gái, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu chuyện thường là do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là tỏ tình, cầu duyên.
Chàng trai trong bài ca dao này thì viện vào một lí do rất hài hước, đó chính là để quên áo, nhưng là để quên áo trên cành hoa sen.
Chàng trai yêu thầm cô gái nhưng lại không dám nói, đành mượn cách nói vòng vo, cách nói gián tiếp. Tình yêu ngày xưa không có nhiều cơ hội để bày tỏ, nên chỉ có thể được biểu đạt gián tiếp như vậy. Nó thể hiện sự e ấp của đôi lứa khi yêu. Nguyễn Du cũng từng có những câu thơ:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e”
Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho anh xin. Hay là em giữ làm tin trong nhà”.
Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà”.
Hình ảnh “ cành hoa sen” thể hiện rất rõ chàng trai chỉ đang lấy cớ để tiếp cận với cô gái, vì hoa sen không có cành. Vừa muốn người ta biết, lại vừa muốn giấu đi. Đó là những cảm xúc rất thật khi yêu của đôi lứa.
Những câu thơ tiếp theo, ý muốn của chàng trai càng được thể hiện rõ rệt:
“Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.”
Chàng trai kể lể về hoàn cảnh của mình, mẹ già và còn đơn thân, nhằm mục đích gợi ý cho cô gái là mình vẫn còn “ lẻ bóng”. Vẫn tiếp tục sử dụng cách nói gián tiếp, đầy ý tý song cũng thể hiện rất rõ tấm lòng của người con trai. Câu thơ như những lời đẩy đưa, lời tự tình đầy mặn nồng. Ca dao xưa cũng có những câu thơ mang đầy tính tự tình:
“Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.”
Hay là:
“Ai làm cho đó xa đây,
Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi.
Anh ơi nghĩ lại mà coi,
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.”
Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã mến mộ, yêu thầm cô gái từ rất lâu, nhưng có lẽ đến bây giờ mới có đủ can đảm để tỏ tình, nhưng anh chàng vẫn còn rất bất an bởi không biết cô gái có đồng ý hay không.
Câu thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ để thay nhân vật truyền tải mục đích của mình. Đó là cái hay của ca dao, hoàn toàn là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tâm trạng con người, theo cách chân thực nhất, và cũng giản dị nhất.
Những câu thơ cuối là những câu thơ với lời hứa của chàng trai:
“Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho.
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.”
Đến lúc này thì ý đồ của chàng trai hoàn toàn được bộc lộ, chàng trai đã mạnh dạn bày tỏ tâm ý của mình cho cô gái.
Ta có thể thấy, những vật mà chàng trai hứa sẽ trả công cho cô gái đều là những lễ vật hỏi cưới. Từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng.
Nghệ thuật tỏ tình, thổ lộ của người nông dân biểu hiện trong ca dao, dân ca là sự tinh tế, tế nhị đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Rõ ràng thoạt nhìn, mạch văn và ý tưởng của bài ca dao như mâu thuẫn. Thế nhưng khi ta hiểu được dụng ý của nhân vật trữ tình thì những lời đối thoại trong bài ca dao chính là sự tinh tế, lớp lang trình tự để đạt đến mục đích cuối cùng. Không có lời đối thoại của khách thể là cô gái, thế những ta tin chắc rằng, trước một tấm lòng như thế, một ngôn ngữ thông minh giàu biểu cảm như thế, cô gái sẽ không thể không chấp thuận.
Hình ảnh của những trầu cau, đĩa xôi, vò rượu gợi nhắc về hình ảnh của đám cưới truyền thống, như thể dự báo trước về cái kết có hậu cho tình cảm của một chàng trai. Lối nói hóm hỉnh, gây cười song vẫn không kém phần lãng mạn.
Ca dao không chỉ là bài thơ mà là một phần hồn của dân tộc, mảng ca dao nói về tình yêu đôi lứa đã góp phần không nhỏ để đưa đôi lứa đến gần với nhau hơn. Giữa những hà khắc của xã hội, những ngăn cách của mẹ cha, ca dao vượt qua mọi rào cản đó để cất lên tiếng hát của tình yêu.
Mẫu 3
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao có thể xem là thể loại chiếm số lượng lớn nhất. Các bài ca dao này cũng rất phong phú về đề tài, nội dung thể hiện như: về sản xuất, sinh hoạt, phong tục văn hoá…nhưng chiếm đại đa số, khoảng sáu mươi phần trăm nội dung của các bài ca dao, đó chính là về đề tài tình yêu lứa đôi của thanh niên nam nữ, đặc biệt là tình cảm ấy rất hồn hậu, trong sáng, hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng chân thành của trai gái yêu nhau và cái mong muốn được tỏ tình, được lên duyên vợ chồng.
Vì vậy mà ca dao còn được đánh giá là những: “viên ngọc quý không tì vết”, không hề có sự gia công hay tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Để chứng minh cho điều này, ta sẽ phân tích thông qua bài ca dao “Tát nước đầu đình”.
Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Trong bài ca dao, chàng trai đã rất chân thành bày tỏ mong muốn làm quen, kết duyên vợ chồng với cô gái, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu chuyện thường là do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là tỏ tình, cầu duyên. Chàng trai trong bài ca dao này thì viện vào một lí do rất hài hước, đó chính là để quên áo, nhưng là để quên áo trên cành hoa sen:
"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà"
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Ở đây, anh ta tìm cớ là đi tát nước ở đầu đình, và khi về thì bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sẽ. Ta sẽ phát hiện ngay ra điểm vô lí ở đây, đó là hoa sen đâu có cành, người ta muốn vắt áo thì sẽ tìm một nơi khác chắc chắn hơn chứ không tìm một nơi yếu ớt như hoa sen, vả lại chiếc áo cũng có thể rơi xuống nước bất cứ lúc nào. Thế mới nói, ca dao là sự phản ánh rất tự nhiên, hồn hậu, như một viên ngọc không tì vết. Bởi ở trong bài ca dao này, mục đích anh ta hướng đến là hai câu thơ sau, chứ đâu có kể nể, dãi bày về việc mất áo.
Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho anh xin/ Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà”, đây là một câu nghi vấn, chàng trai muốn ở cô gái một câu trả lời, một lời giải đáp cho tâm ý của anh ta. Và chỉ đến ngay câu thơ sau thôi, chàng trai đã bộc bạch hết tâm ý, cũng như tình cmar của mình đối với cô gái, nhưng cách nói rất ý nhị, kín đáo chứ không thẳng tuột, rõ ràng:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công"
Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. “Sứt chỉ đường tà” ở đây có thể hiểu là chàng trai đã mến mộ, yêu thầm cô gái từ rất lâu, nhưng có lẽ đến bây giờ mới có đủ can đảm để tỏ tình, nhưng anh chàng vẫn còn rất bất an bởi không biết cô gái có đồng ý hay không. Vì vậy đây tiếp tục là một câu hỏi dò về tình cảm của cô gái dành cho mình. Và anh ta cũng đã mạnh dạn dãi bày “Khâu rồi anh sẽ trả công”, với cách nói hình ảnh này thì ta nên hiểu theo nghĩa bóng của nó hơn là nghãi bề mặt, rằng nếu cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ hết lòng yêu thương, chung thuỷ với cô gái.
"Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm"
Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo báo công lao ấy, lúc cô gái lấy chồng anh ta sẽ giúp cho một thúng xôi vò, một con lợn béo, vò rượu tăm, chiếu để cho cô gái nằm. Ta có thể nhận thấy đây là những lễ vật rất có giá trị cho ngày cưới của cô gái. Ở đây ta có thể hiểu theo hai cách, cách thứu nhất đó là những vật này cũng là lễ vật mà chàng trai sẽ mang đến hỏi cưới cô gái, nếu như cô gái thuận lòng kết duyên cùng anh ta, hiểu theo cách khác lại thấy được tấm lòng của chàng trai đối với cô gái, thấy được sự chung thuỷ của chàng trai, dù cô gái không lấy mình thì cũng hết lòng chúc phúc “Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối cùng lại làm cho ta nghiêng về cách hiểu thứ nhất hơn, bởi nó chính xác là những lễ vật dùng cho đám hỏi.
Như vậy, ca dao thường dùng những hình ảnh, những sự việc ngỡ như rất vô tình và không hề liên quan ấy để nói lên cái hữu tình của nhân vật trữ tình. Khi xưa các chàng trai thường dùng những câu ca dao đầy ý nhị để ướm hỏi, thử lòng các cô gái mà mình yêu. Vì vậy mà ca dao được xem như một viên ngọc sáng, đầy tự nhiên, chân thành yêu thì nói, thích thì sẽ tỏ tình, đúng với sự trong sáng của tình yêu.
Mẫu 4
Nghệ thuật tỏ tình, thổ lộ của người nông dân biểu hiện trong ca dao, dân ca là sự tinh tế, tế nhị, đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Đó là một cung bậc độc đáo khởi xướng, mở ra cả một thế giới tâm hồn người dân Việt Nam tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ.
Có thể nói đó là một cung đàn riêng chứng minh được tất cả sắc màu của nghệ thuật tỏ tình dân gian, vừa mộc mạc chân chất, vừa dí dỏm thông minh nhưng không kém phần đắm say, lãng mạn; cái đắm say, lãng mạn của kẻ đang yêu, muốn trao gởi lòng mình.
Hôm qua tát nước đầu đình… mở ra một không gian, một thời gian, một sinh hoạt gần gũi mà nhẹ nhàng. Trên cái nền thân thuộc ấy của hoàn cảnh, xuất hiện một hành động thật đáng suy nghĩ của chủ thể trữ tình:
“Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.”
Đáng suy nghĩ lắm chứ. Vật bỏ quên là chiếc áo mặc trong người. Đối với suy nghĩ chung, chiếc áo thật có nhiều ý nghĩa. Ca dao từng nói:
“Người về bỏ áo lại đây
Đêm khuya em đắp (kẻo ngọn) gió tây lạnh lùng”.
Lại nói:
“Yêu nhau cởi áo cho nhau”.
Thế mà ở đây, người con trai lại bỏ quên. Bỏ quên ở đâu? Ở trên cành hoa sen. Bỏ quên mà nhớ cả chỗ bỏ quên. Nhớ thật chính xác, cụ thể. Chỗ bỏ quên chiếc áo cũng thật thơ mộng, trữ tình: cành hoa sen.
Đến câu thứ ba thì một phần thắc mắc của ta được giải đáp.
“Em được thì cho anh xin”.
Chưa biết chắc ai nhặt được chiếc áo bỏ quên kia những cứ tin chắc: Em được. Em được thì cho anh xin. Hoá ra, chuyện quên áo chỉ là cái cớ. Một cái cớ rất trữ tình, rất thông minh, nhằm tạo tình huống gặp gỡ và thổ lộ tâm tình.
Như vậy, chúng ta không còn ngạc nhiên nữa. Những câu vừa phân tích chẳng qua chỉ là một nguyên cớ, còn mục đích chính là:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.
Chàng trai đã bộc lộ gia cảnh thật tế nhị và chính đáng. Cái chính là vợ anh chưa có và mẹ đã già. Thật táo bạo, người vờ quên chiếc áo nói rõ ý đồ:
“Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.
Nói bài ca dao là cả một nghệ thuật tỏ tình đầy màu sắc của người bình dân chính là nói chỗ này. Nghệ thuật đó khi bóng gió, xa xôi, khi táo bạo, mãnh liệt, thiết tha.
Khi thì:
“Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi…”
Lúc thì:
“Người về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.”
Đọc câu tiếp của bài ca dao, ý tình càng tỏ tường:
“Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò”.
Toàn bộ đoạn sau của bài là những vật phẩm cưới hỏi, lễ lạt. Lúc này, nhân vật trữ tình nói hẳn lòng dạ, ý muốn của mình một cách sâu sắc, gián tiếp. Nếu cô nàng ưng thuận cho anh một nghĩa cử thật nhỏ: khâu giúp chiếc áo sứt chỉ đường tà thì công của cô sẽ là: một thúng xôi vò, quan năm tiền cưới, buồng cau, đôi chiếu em nằm…
Một người vô tư nhất cũng nghĩ rằng, nghĩa cử thật nhỏ ấy quả là không nhỏ. Bởi đó là một lời chấp nhận, một trao đáp của tình yêu. Cũng không ai còn nghĩ rằng, vật phẩm trên dùng để trả công như cách nghĩ bình thường. Đó là những hứa hẹn, ước mơ về một cuộc hôn nhân sẽ có, sẽ xảy ra, nếu lời tỏ tình kia được chấp thuận.
Rõ ràng thoạt nhìn, mạch văn và ý tưởng của bài ca dao như mâu thuẫn. Thế nhưng khi ta hiểu được dụng ý của nhân vật trữ tình thì những lời đối thoại trong bài ca dao chính là sự tinh tế, lớp lang trình tự để đạt đến mục đích cuối cùng. Không có lời đối thoại của khách thể là cô gái, thế những ta tin chắc rằng, trước một tấm lòng như thế, một ngôn ngữ thông minh giàu biểu cảm như thế, cô gái sẽ không thể không.chấp thuận.
Ngoài cái công lao sẽ được đền bù, đã ẩn hiện một mối tình say đắm yêu thương không kém phần lãng mạn. Nói bài ca dao quen thân và chứa chan sắc thái trữ tình, chính là việc phát hiện ra cái nghệ thuật tỏ tình vừa dí dỏm vừa thông minh kia trong bài ca dao, từ lâu đã trở nên một món ăn tinh thần không thể thiếu của người bình dân Việt Nam.
Mẫu 5
Nhắc đến kho tàng văn học dân gian Việt Nam là người ta nhắc đến những bài ca dao, đồng ca mà đã nhắc đến ca dao thì chủ đề xuyên suốt và được mọi người đón nhận là đề tài về tình yêu đôi lứa, đó là thứ tình cảm trong sáng, ngây thơ, pha chút đôn hậu, mộc mạc, xuất phát từ tận đáy lòng, chân thành nhưng cũng không kém phần nồng cháy để rồi cuối cùng tình yêu ấy được đơm hoa kết trái, nên duyên vợ chồng.
Những câu ca dao ấy được ví như “những viên ngọc sáng không tì vết” đẹp một cách tự nhiên không cần chế tác. Để làm rõ luận điểm trên chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích tác phẩm: “tát nước đầu đình”.
Bài ca dao “tát nước đầu đình” lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu đôi lứa trong sáng và đôn hậu, trong bài ca dao ấy, chàng trai của chúng ta muốn được tỏ tình với cô gái và ước mong sau này mình và cô gái chàng đem lòng yêu mến được kết duyên vợ chồng. Bài thơ lấy bối cành vùa tự nhiên, nhưng ại còn chút e ngại, bén lén, đó là câu chuyện rất đời thường, chàng trai đã phải lòng một cô gái xênh đẹp nào đó, họ muốn đi xa hơn nữa, bằng việc tỏ tình, hẹn hò và đi tới hôn nhân. Để có thể tiếp cận cô gái một cách tự nhiên chàng bèn nghĩ ra cách với lý do hết sức hài hước và buồn cười, đó là chàng để quên áo, nhưng lại phải để quên trên cành hoa sen:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà”
Chàng trai trong bài thơ của chúng ta, đã trót mang tâm sự, thầm yêu trộm nhớ cô gái trong làng, anh ta muốn được bày tỏ tâm tình của mình để cô gái hiểu, và cố gắng chọn địa điểm không gian thật nên thơ và yên bình. Chàng ta chọn ngay “đầu đình” mà phải có “cành hoa sen” nhưng người ngoài nhìn vào thì phát hiện cái vô lý trong lý do anh đưa ra để được gặp cô gái đó là ta biết rằng, “hoa sen thì đời nào có cành cơ chứ, mà nó yếu ớt, mỏng manh như thế thì ai nỡ để cái áo của mình vắt lên đó”.
Bởi vậy mới nói, ca dao phản ánh đời thực của con người đôn hậu đó như “viên ngọc quý không tì vết”.
Nhưng thứ anh ta đâu hướng tới là chiếc áo kia đâu, mà đằng sau đó là cả “trời” tâm sự muốn giãi bày cùng cô gái, chàng trai bày tỏ với cô gái: “Nhặt được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà” và anh ta khẳng định là cô gái đó đã nhặt được chiếc áo của anh, sao lại không trả cho anh mà giữ trong nhà làm tin phải không. Điều đó cho thấy chàng trai của chúng ta thật thông minh, lấy cái cớ mất áo và hỏi dò cô gái anh yêu có phải là cô ấy lấy chiếc áo của anh không, ý là hỏi xem cô có tình cảm với anh ta không rồi mới giải bày tâm tình của mình tiếp.
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công”
Anh đã tìm mọi cách để có thể tiếp cận và thăm dò cô gái nhưng cách bày tỏ của anh thật tế nhị, mà kín đáo, chứ không thẳng thừng để cô gái phải ngại mà anh cũng không bị xấu hổ nếu cô gái đó từ chối.
Vẫn là “cái áo” quen thuộc đó nhưng anh đã phát triển nó lên, lấy cớ rằng “mẹ anh thì đã già, anh lại chưa có vơ” áo anh rách như thế, liệu có ai chịu giúp anh khâu áo cho anh được không. Điều này cho thấy chàng trai đã có cảm tình với cô gai từ lâu nhưng bây giờ mới đủ can đảm để thổ lộ tình cảm của mình và giải bày tâm sự đó ra, chàng tỏ tình sao mà yêu mà quý đến thế.
Nếu cô gái đồng ý, anh sẵn sàng nguyện sẽ yêu thương, chung thủy và cùng cô gái xây dựng gia đình hạnh phúc, anh không có nhiều tiền nhưng anh sẽ bù đắp cho cô bằng tình cảm, sự quan tâm và ân cần chăm sóc cô.
“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm”
Nếu cô gái chịu khâu giúp anh cái áo “sứt chỉ đường tà” thì anh hứa lúc cô lấy chồng anh sẽ “Giúp cho một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp cho đôi chiếu em nằm” đây thật sự là những lễ vật quý đối với đám cưới thời xưa.
Ta có thể hiểu hai cách, với từ “giúp” của chàng trai, đó là anh chàng sẽ đưa những món sính lễ này sang xin cưới cô gái, nếu đồng ý thì họ nên duyện vợ chồng, còn cách hiểu thứ hai đó là khi cô gái lấy chồng, lấy một người khác thì anh sẽ hết lòng giúp cô, chúc cô mãi mãi hạnh phúc ““Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Nhưng có lẽ ta nên hiểu theo nghĩa thứ nhất thì sẽ hợp lý hợp tình hơn.
Những câu ca dao đúng là những “viên ngọc sáng không tì vết” những thứ như tưởng chừng vô lý lại trở nên có hồn và hữu tình đến vậy, những câu ca dao, nó khiến chúng ta thấy được sự thông minh nhưng lại vô cùng trong sáng và thuần khiết, thể hiện tình yêu đẹp đẽ của người xưa thật đáng quý.
Mời bạn cùng đón đọc những bài ❤️️ Thơ Về Bố Đơn Thân❤️️ để cảm nhận tình cảm sâu đậm và ấm áp của người cha dành cho con mình nhé.