Thể Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Là Gì, Hướng Dẫn Cách Làm Thơ Chi Tiết, Tuyển Tập Các Bài Thơ Ngũ Ngôn Hay Nhất Nhiều Chủ Đề.
NỘI DUNG CHÍNH
Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Là Gì ?
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt là một thể thơ truyền thống trong văn học Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt phổ biến từ thời nhà Đường. Thể thơ này có cấu trúc gồm bốn câu, mỗi câu năm chữ, tổng cộng là 20 chữ trong một bài thơ.
Cấu trúc của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt:
Câu 1 (Khởi): Mở đầu bài thơ, giới thiệu chủ đề.
Câu 2 (Thừa): Phát triển ý từ câu đầu.
Câu 3 (Chuyển): Thay đổi, mở rộng ý tưởng.
Câu 4 (Hợp): Kết luận, tổng kết lại ý nghĩa của bài thơ.
Đặc điểm nổi bật:
Luật bằng trắc: Quy định chặt chẽ về âm điệu, với các câu phải tuân theo quy luật bằng trắc xen kẽ.
Gieo vần: Các câu 1, 2 và 4 thường hiệp vần với nhau.
Đối: Các câu 2 và 3 thường phải đối nhau cả về nghĩa và thanh.
Ví dụ tiêu biểu của thể thơ này là bài “Tĩnh Dạ Tứ” của Lý Bạch:
Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một phương tiện để các nhà thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm và triết lý sống của mình.
Thơ Ngũ Ngôn Đường Luật là thể thơ lâu đời có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào nền văn học Việt Nam cùng với các thể thơ như Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú.
Thể thơ này bao gồm ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có 4 phần (đề, thực, luận, kết).
Ngũ ngôn bát cú gồm Số tiếng (5), dòng (8). Ngũ ngôn tứ tuyệt thì 4 dòng, 5 tiếng
Vần (độc vận).
Hài thanh luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư.
Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật Là Gì ?
Thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ, về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật khi ngâm thơ sẽ mang cảm giác êm tai nhấn nhá hợp lý, tạo cảm giác dễ đọc cho người ngâm thơ và dễ nghe cho người thưởng thức
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3
Vần điệu: luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư. Nên gieo Vần (độc vận), cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh ,chính xác theo luật thơ.
Thể Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật là thể thơ Ngũ ngôn Đường luật có tám câu, mỗi câu năm chữ. Luật bằng trắc, niêm và vần giống cũng như thất ngôn bát cú.
Luật trắc vần bằng:
T – T – T – B – B (vần) B – B – T – T – B (vần) B – B – B – T – T (đối câu 4) T – T – T – B – B (vần) (đối câu 3) T – T – B – B – T (đối câu 6) B – B – T – T- B (vần) (đối câu 5) B – B – B – T – T T – T – T – B – B (vần)
Ví dụ:
Tí tách giọt mưa rơi Lòng thương nhớ một người Niềm đau hoài chẳng cạn Nỗi khỗ mãi không vơi Lá úa bay đầy ngõ Hoa tàn rụng khắp nơi Tình đôi ta cách trở Trọn kiếp dở dang rồi
Luật bằng vần bằng:
B – B – T – T – B (vần) T – T – T – B – B (vần) T – T – B – B – T (đối câu 4) B – B – T – T – B (vần) (đối câu 3) B – B – B – T – T (đối câu 6) T – T – T – B – B (vần) (đối câu 5) T – T – B – B – T B – B – T – T – B (vần)
Ví dụ:
Tình ta đã úa mầu Vĩnh viễn phải xa nhau Kẻ lấp hờn ngăn tủi Người ôm thảm ấp sầu Bồi hồi sa ngấn lệ Thổn thức nhỏ dòng châu Đã lỡ làng duyên nợ Lìa tan mộng ước đầu
Luật Thơ Ngũ Ngôn
Tương tự như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại đó là cách gieo vần liền, cách gieo vần ôm và cách gieo vần tréo, chi tiết được Thohay.vn chia sẻ sau đây.
👉Cách gieo vần liền
x B x T x (v1) x T x B x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2)
Ví dụ:
Da trắng và mắt trong Tóc nâu và môi hồng Nhỏ mà ưa chải chuốt Chữ O đọc không thuộc
👉Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2) x T x B x (v1)
Ví dụ:
Rằm theo ngoại lên chùa Nghe tiếng kinh tiếng mõ Xạc xào nghe tiếng gió Chốc chốc tiếng chuông khua
👉Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v1) x T x B x (v2)
Ví dụ:
Vừa sủa vừa chạy lui Giữ nhà cái kiểu đó Tối xó bếp ngủ vùi Vậy cũng giành chức chó
Trong đó B và T là bằng và trắc phải theo luật còn v1 với v1 là cùng vần, và v2 cũng vậy. Còn ví dụ dưới đây lại không theo quy luật trên:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi mà lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
Trong câu 3 chữ thứ 2 và 4 đều là trắc và chỉ câu 2 vần với câu 4 mà thôi. Hoặc ngay mấy ví dụ về cách gieo vần trên thì bài thơ cũng không theo luật bằng trắc (Tức là luật thì như vậy còn thì biến hóa nhiều cách miễn sao cứ hay là được).
Hoặc một bài thơ thất ngôn cắt bỏ 2 chữ đầu mỗi câu đi cũng thành bài thơ ngũ ngôn và vần là 1 ,2 và 4 (chính vì vậy thơ thất ngôn thường có nhịp 2-2-3)
Chúng ta từng học nhiều bài thơ thuộc thể loại ngũ ngôn, tuy nhiên thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thì lại ít. Vì vậy nếu bạn tìm kiếm Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đã Học thì hãy nhớ đến bài thơ nổi tiếng sau đây.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tác giả: Lý Bạch
Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.
Dịch nghĩa:
Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi, Mặt đất như phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
Tập Thơ Ngũ Ngôn Trong THCS
Gửi đến độc giả Tập Thơ Ngũ Ngôn Trong THCS, các bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn cấp 2.
Ông đồ Tác giả: Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay.”.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Đêm nay Bác không ngủ Tác giả: Minh Huệ
Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: – Bác ơi! Bác chưa ngủ? – Bác có lạnh lắm không?
– Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc! Vâng lời anh nhắm mắt Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn Vì Bác vẫn thức hoài.
Chiến dịch hãy còn dài Rừng lắm dốc lắm ụ Đêm nay Bác không ngủ Lấy sức đâu mà đi!
– Lần thứ ba thức dậy Anh hốt hoảng giật mình Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc.