Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế [Nguồn Gốc + Ý Nghĩa]

Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế ❤️️ Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Câu Nói ✅ Những Câu Đối Nổi Tiếng Của Ngô Thì Nhậm

Nguồn Gốc Câu Nói Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế

Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Thân thế, sự nghiệp

Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Bắc Hà, là con của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm có những công trình về lịch sử. Năm 1768, ông đỗ giải nguyên, rồi tiến sỹ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê – Trịnh và được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, ông làm Đốc đồng ở Kinh Bắc và Thái Nguyên.

Năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, ra chiếu “cầu hiền”, Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được danh sỹ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng mà rằng: “Thật là trời để dành ông cho ta vậy” và phong cho ông giữ chức Tả thị lang bộ Lại, sau đó thăng làm thượng thư bộ Lại.

Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa “phù Lê diệt Tây Sơn”, Ngô Thì Nhậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.

Năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.

Sau khi vua Quang Trung mất, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học.

Năm 1803, Ngô Thì Nhậm và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòn, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.

Vế đối để đời và cái chết tức tưởi

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử nhưng không được, cộng với những mâu thuẫn trước kia nên từ đó căm giận, nhất quyết trả thù. Đặng Trần Thường vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó lại là Đặng Trần Thường.

Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

“Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”.

(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhậm).

Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, hào khí ngất trời.

Bên cạnh đó, cũng có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:

“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế”.

hoặc là:

“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế”.

Nhưng dù là thuyết nào thì cũng nói lên được hào khí của Ngô Thì Nhậm. Ngược lại, nghe xong câu đối, Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại “thế đành theo thế” (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế) nhưng Ngô Thì Nhậm dửng dưng không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:

“Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường”.

(Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế lắm đấy nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy rồi tai ương sẽ đến. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang rồi bị Cao Tổ giết ở Vị Ương. Kết cục của ngươi cũng thế).

Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Xét cho cùng thì Nhậm và Thường đều là những sỹ phu Bắc hà lỗi lạc thời bấy giờ, chỉ là “vòng trần ai, ai dễ biết ai!”.

Mời bạn cùng đón đọc 🌻Những Bài Thơ Đường Luật Hay🌻

Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế Nghĩa Là Gì?

Ngô Thì Nhậm từng nắm vai trò thượng thư bộ Lại của triều Tây Sơn – chức vụ cao nhất trong Lục bộ (6 bộ thời phong kiến gồm: bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Công, bộ Hình, bộ Binh), ông phụ trách những việc quan tước, thăng thưởng, bổ nhiệm quan lại,… tương tự như bộ phận nhân sự ngày nay vậy. Chính ở vị trí này, ông đã gặp phải kẻ mà sau này mang mối thâm thù với ông: Đặng Trần Thường.

Tương truyền, một lần Đặng Trần Thường tới xin ông tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, ông nói thẳng thừng:
“Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.”

Một lời nói thẳng có thể khó nghe, nếu như gặp một người biết phải trái đúng sai sẽ coi đó như một bài học sửa chữa cho mình tốt hơn, đường hoàng hơn. Nhưng với Trần Thường, ấy là nỗi hổ thẹn trở thành thâm thù mang theo trên chặng đường vào Nam theo Nguyễn Ánh. Để rồi nhiều năm sau, khi Tây Sơn sụp đổ, Đặng Trần Thường làm đến Binh Bộ thượng thư cho triều Nguyễn.

Ngô Thì Nhậm cùng nhiều công thần của triều Tây Sơn bị bắt về xử phạt tại Văn Miếu. Người chủ tọa trong buổi trả thù ấy lại chính là Đặng Trần Thường.


Với tư cách ngạo nghễ của mình, Trần Thường bèn đưa ra vế đối:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”

Lời đối đưa ra, cũng là lời hả hê ngạo mạn, ý gợi lại câu chuyện xưa khi bị Ngô Thì Nhậm mắng, rằng khi đó Trần Thường chỉ là kẻ tay không quyền lực, nay thì “ai dễ biết ai” – tựa như một câu hỏi tu từ lửng lơ nhưng chính trong câu đối đã gài sẵn câu trả lời với chữ “trần” là tên đệm của Đặng Trần Thường.


Và Ngô Thì Nhậm đã thẳng thừng đối lại:

“Thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc, chuyện thời thế, thế thời phải thế”

Lời đối đáp lại vừa chỉnh về câu chữ, khi cái tên chức tước “công hầu, khanh tướng” được đáp lại bằng cái tên của thời cuộc “Xuân Thu, Chiến Quốc”. Chữ “trần” được đáp bằng chữ “thời” cũng là tên đệm của Ngô Thì Nhậm (hay Ngô Thời Nhiệm).
Về mặt ý nghĩa, lời đối đáp lại cao hơn rất nhiều.

Ý nghĩa câu đối của Trần Thường khái quát nên cách sống mà Trần Thường lựa chọn cho chính mình: trọng quyền lực, dùng mọi cách luồn cúi, nịnh nọt, toan tính để thỏa mãn tham vọng chức tước của bản thân.

Lời đáp trả của Ngô Thì Nhậm cũng thẳng thắn nói lên cách ông lựa chọn cho cuộc đời mình: dẫu cho trăm cuộc bể dâu, cả khi thịnh lẫn khi thất thế (thế thời phải thế) đi chăng nữa, thì cốt cách người quân tử, phong độ của kẻ sĩ vẫn giữ nguyên vẹn.

Một bên chỉ quan tâm chức tước địa vị của cá nhân, một bên nhìn vào thời thế, vào cốt cách. Khi 2 vế đối đặt cạnh nhau đã cho thấy cái tầm của Ngô Thì Nhậm.

Thế nên, dù Trần Thường tức lắm, ép Ngô Thì Nhậm sửa lại thành “thế đành theo thế” nhưng không được. Hắn bèn ngầm cho người tẩm độc vào roi đánh ông. Phan Huy Ích không bị đánh bằng roi độc nên còn sống. Riêng với Ngô Thì Nhậm, chất độc ngấm vào tạng phủ nên ít ngày sau ông mất.

Cuộc đời vị sĩ phu Ngô Thì Nhậm tài hoa nhưng bi tráng và dang dở như triều đại Tây Sơn vậy. Tuy nhiên những câu chuyện, tấm gương về sự ngay thẳng, bài học về cách sống ông để lại cho hậu thế mãi mãi còn nguyên giá trị. Để hàng trăm năm sau, hậu nhân bước đi trên những con đường mang tên ông, tới thăm sân trường Văn Miếu lại nhớ về một vị sĩ phu Bắc Hà đáng kính của một thời đại oanh liệt.

Ngoài những câu đối nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm, thohay.vn chia sẻ thêm bạn các bài ca dao:

👉 Vè Cá, Đồng Dao Về Cá

👉Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi

Viết một bình luận