Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa [Nội Dung + Nguồn Gốc + 5 Bài Phân Tích]

Nội Dung Bài Thơ Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa, ✅Nguồn Gốc, 5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa Gửi Đến Bạn Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng, biết thuở nào ra?

Mời bạn xem thêm 👉Bài Thơ Nụ Tầm Xuân ❤️️ Những Bài Thơ Về Hoa Tầm Xuân Hay.

Nguồn Gốc Bài Thơ Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa

Giai thoại về bài ca dao “Trèo lên Cây Bưởi Hái Hoa” xin mới các bạn thưởng thức!

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!

Thưa quý thính giả, chùm thơ trên đã có trong dân gian từ rất lâu; và nhiều người cứ tưởng rằng nó là chỉ một bài ca dao thuần túy; mà đã là ca dao thì không biết ai là tác giả. Gọi nó là chùm thơ vì đây không phải là một bài mà là ba bài hợp lại, gieo theo thể liên vận, bài ca dao trữ tình này lại gắn liền với giai thoại một danh nhân lịch sử, một người người tài hoa: Đào Duy Từ.

Đào Duy Từ là một nhà chính trị quân sự lỗi lạc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, bậc khai quốc công thần số một của chín đời Chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn. Ông hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn. Cha ông tên Đào Tá Hán trước làm lính cấm vệ trong triều, sau bị đuổi về quê theo nghề kép hát.
Trước khi nói về sự tích của bài ca dao, chúng tôi xin được lược qua cuộc đời đầy thăng trầm, sóng gió của danh nhân Đào Duy Từ:

Cha ông mất sớm năm ông vừa mới lên 5 tuổi, ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học. Đào Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng ông không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi. Phong tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài.

Mẹ ông phải nhờ một viên xã trưởng tên là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân thế, muốn ép mẹ ông phải chịu cưới mình mới giúp, mẹ ông bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin.

Khoa thi Hương năm Quý Tị 1593, ông thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà lại viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối. Rồi bà bảo viên xã trưởng nọ rằng hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế. Tức giận, Lưu Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi, việc này làm lộ việc đổi họ của Đào Duy Từ. Viên quan huyện thụ đơn bèn đi báo lại cho quan Hiến Sát.

Lúc bấy giờ, Đào Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân trước một số bài bàn về cải cách chính trị của Đào Duy Từ có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng, thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, và cho lột mũ áo ông .

Nghe tin này, mẹ ông bà Kim Chi tuyệt vọng bèn cắt cổ tự vẫn. Thế là Đào Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, ông phải nằm lại tại nhà trọ. Ông giận chúa Trịnh đã đối xử bất công với mình cho nên ông bỏ vào Nam.

Vào Nam, ông sống bằng nghề chăn trâu thuê cho một nhà giàu ở Bình Định. Chủ nhà là người ham mê văn học, đã phát hiện ra Đào Duy Từ là người có tài, nên đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho ông, đồng thời tiến cử ông cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha Úy Nội Tán.

Trong chín năm, từ 1625 đến 1634, Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn xây dựng và mở mang bờ cõi về phương nam, ông có tài cả về chính trị, kinh tế, quân sự, và văn chương thơ phú nữa. Trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn, ông đã xây một chiến lũy để ngăn ngừa quân Trịnh. Chiến lũy này chạy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Người dân gọi chiến lũy này là Lũy Thầy (tức là lũy do Thầy Đào Duy Từ xây dựng).
Năm Đinh Mão (1627), chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong phải thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương (chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và đòi Sãi Vương phải cho con vào chầu, đồng thời phải nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền làm lễ vật cống nạp nhà Minh. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hội họp triều thần hỏi mưu kế. Lộc Khê hầu Đào Duy Từ khuyên chúa Sãi bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm kế đối phó.
Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê hầu mới bàn với Sãi Vương, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử Lại Văn Khuông làm sứ giả mang ra Thăng Long tạ ơn vua Lê và chúa Trịnh.

Nhờ có chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối rất trôi chảy. Chúa Trịnh hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn sứ giả đi thăm kinh thành, để chờ Chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang của Đào Duy Từ trao cho từ trước. Đọc xong, Khuông cùng cả phái đoàn lẻn trốn về Nam. Thấy phái đoàn sứ giả đột ngột trốn về, chúa Trịnh sinh nghi, bèn cho người đập vỡ mâm lễ, lại thấy tờ sắc phong khi trước, và 1 tờ giấy viết bốn câu thơ chữ Hán sau:

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.”

Cả triều đình không ai hiểu ý nghĩa bài thơ, cuối cùng Trịnh Tráng phải cho mời một nhà nho thông thái uyên bác tới giải nghĩa. Đọc xong, nhà nho này giải thích rằng: ý của bài thơ trên chỉ đơn giản gộp thành bốn chữ:

“DƯ BẤT THỤ SẮC,” nghĩa là “Ta không nhận sắc phong.”

Nghe xong, Trịnh Tráng tức giận vội thét lính đuổi bắt Lại Văn Khuông, nhưng lúc đó Khuông cùng cả phái đoàn đã cao chạy xa bay rồi.

Bấy giờ Trịnh Tráng muốn ra quân đánh chúa Nguyễn nhưng gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương đều có giặc giã nổi lên, đành phải hoãn lại. Trịnh Tráng cho người dò la biết được việc Sãi Vương không nhận sắc phong đều do một tay Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra cả.

Chúa Trịnh tiếc tài của Đào Duy Từ, tính kế làm sao để lôi kéo được ông bỏ chúa Nguyễn về với triều đình vua Lê và chúa Trịnh. Chúa bèn lập mưu, sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng với bốn câu thơ:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!”.

Lời thơ ngụ ý anh là (chúa Trịnh) và em (Đào Duy Từ) thuở nhỏ, trèo cây hái hoa bưởi, bước xuống vườn cà hái nụ hoa tầm xuân. Ý thơ trong như ngọc, là lời nhắn nghĩa tình, nhắc Đào Duy Từ rằng tổ tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài. Nếu trở về sẽ được triều đình trọng dụng còn nếu không thì ngầm ý đe dọa.

Nhưng Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như sau:

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hy vọng, bèn cho người đem lễ vật nhiều hơn, và mang theo lá thư của chúa Trịnh vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.

Lần này, Đào Duy Từ mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:

“Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng (*) em ghen!”

Ở đây Chồng có ý nói là chúa Nguyễn. Đào Duy Từ đã tỏ rõ ý ông trong hai câu kết.

Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời…”

Và bài ca dao sau này trở thành bài hát ru trên cánh võng. Người đời sau cứ ngỡ rằng đây là lời tiếc thương một mối tình không thành của đôi trai gái ngày xưa. Năm tháng qua đi, bài ca dao này nay đã đi vào lòng người qua những giai điệu mượt mà của bài hát Nụ Tầm Xuân do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Thohay.vn gửi đến bạn những bài 💚Thơ Về Hoa Bưởi, Cây Bưởi, Hương Bưởi💚 50+ Bài Hay Nhất.

5 Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa

Mẫu 1

Mở đầu bài ca dao, ta như thấy hiển hiện trước mắt một khu vườn mùa xuân đầy hoa:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Trong khu vườn ấy có sự hài hoà tuyệt đẹp giữa màu trắng của hoa bưởi, màu tím của hoa cà, màu xanh biếc của nụ tầm xuân… Quả là một khung cảnh nên thơ, rất hợp với tình yêu đôi lứa.

Hình ảnh nụ tầm xuân được nhắc lại hai lần liền nhau ở cuối câu 1 và đầu câu 2 như khơi gợi và làm sống dậy trong kí ức chàng trai những kỉ niệm khó quên của buổi ban đầu gặp gỡ giữa mình và cô gái. Tầm xuân không phải chỉ là tên một loài hoa (thuộc họ hoa hồng) mà nó còn là một tín hiệu báo mùa xuân tới tín hiệu của cái đẹp, cái tốt, của hi vọng tràn đầy.

Hồi ức của chàng trai tái hiện những điều thật giản dị cụ thể nhưng cũng hết sức sống động và gợi cảm. Chàng trai không chỉ nhắc đến hoa bưởi, nụ tầm xuân, vườn cà mà còn nhớ như in cả những động tác trèo lên, bước xuống nhí nhảnh, hồn nhiên. Chắc hẳn những cái đó đã gắn chặt với thời niên thiếu và tình yêu của hai người.

Chỉ hai câu ca dao mộc mạc mà gợi lên cả một trời thương nhớ, sắc trắng tinh khôi, hương thơm ngan ngát của hoa bưởi ướp trong làn tóc. Nụ tầm xuân bé nhỏ, xỉnh tươi hé nở như nụ cười tình tứ của em trao cho anh. Nhưng những hình ảnh ấy đều chỉ là ẩn dụ tượng trưng cho những kỉ niệm đẹp đã qua. Chàng trai thất tình hồi tưởng lại cảnh cũ người xưa, để rồi chỉ biết thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chổng rồi, anh tiếc lắm thay!

Sau đó là một khoảng lặng, đủ thời gian cho vị chua xót, tiếc nuối thấm vào tim. Cô gái có dịp bày tỏ lòng mình:

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Cô gái nhẹ nhàng trách chàng trai vì do dự mà làm lỡ chuyện tình duyên, đồng thời thể hiện nỗi buồn cho cảnh ngộ của mình.

Lời trách móc dịu dàng và âu yếm: Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? (Còn không nghĩa là em còn ở với mẹ cha, chưa đi lấy chồng). Nếu không thật lòng yêu thì cô gái không thể có những lời chân thành như vậy. Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối vối chàng trai lúc này.

Chuyện đời vốn đã phức tạp nhưng chuyện tình lại càng phức tạp hơn. Nguyên nhân chàng trai không dám hoặc không thể dạm hỏi cô gái làm vợ đâu chỉ đơn thuần là chuyện đắt rẻ của trầu cau mà có thể do những nguyên nhân khác như: cha mẹ hai bên không ưng thuận hoặc gia cảnh chàng trai quá nghèo chẳng hạn.

Câu: Ba đồng một mớ trầu cay giản dị, tự nhiên nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa. Ba đồng (số ít) đối lập với một mớ (số nhiều). Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả cho tình duyên đã lỡ làng càng đắt, sự tiếc nuối càng tăng. Do vậy mà chàng trai lại càng xót xa, ân hận! Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ đúng lúc, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm ?!

Duyên tình chúng mình dang dở, lỗi ấy tại ai ? Tại ai đi nữa thì bây giờ cũng đã muộn màng: Bấy giờ em đã có chồng, Như chim vào lổng như cá cắn câu. Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc hỏi về hoàn cảnh bị ràng buộc, mất tự do của người con gái đã có chồng. Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, thổn thức, giống như tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng. Người con gái có chổng mà thở than như thế thì rõ ràng là không được sống trong tình yêu và hạnh phúc, muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân bất như ý ấy nhưng vô vọng.

Cô gái giãi bày với bạn tình năm xưa về cảnh ván đã đóng thuyền của mình và cũng hé lộ ra cái ý: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dầu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng (Truyện Kiều). Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ vợi bớt nỗi đau đang chất chứa trong cõi lòng tan nát của chàng trai.

Mẫu 2

Bài ca dao được coi là lời đối đáp tỏ tình của đôi trai gái gặp nhau, biết nhau và cảm nhau muộn màng – vì cô gái đã có chồng.

Chàng trai dẫu biết rằng cô gái đã có chồng và không thể tính chuyện trăm năm được nữa nhưng không nén nổi tình cảm của mình, vẫn thốt lên những lời than thở bộc lộ sự nuối tiếc chân thành. Nếu hiểu như vậy, ta sẽ thấy cách tỏ tình của chàng trai hết sức độc đáo và tỉnh tế. Cô gái đã có chống khiến cho chàng trai rơi vào tình trạng chới với thất vọng ngay khi tình yêu vừa chớm nở.

Chàng trai dùng lối nói bóng gió xa xôi, thậm chí loanh quanh khổ hiểu: Trèo lên cày bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hải nụ tầm xuân, Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, rồi lại nói thẳng đến mức không thể nào giản dị, tự nhiên hơn: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay.

Ba câu đầu kể vô chuyện hái hoa trong vườn. Từ cách kể đến nội dung được tường thuật, miệu tả đều toát lên một điều gì đó không bình thường trong tâm trạng của người kể chuyện. Căn cứ theo đó thì cái nổi lên từng câu chuyện không phải là hoa bưởi hay nụ tầm xuân mà chủ yếu là những động tác trèo lên, bước xuống. Cho nên dù chuyện hái hoa là thực hay hư thì nó cũng phản ánh rất rõ cái trạng thái bối rối, đứng ngồi không yên của chàng trai đang muốn bày tỏ tình yêu tha thiết và nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình trước người con gái anh yêu.

Câu đầu nói đến hoa, câu sau nói đến nụ, vừa tạo sự không trùng lặp, vừa phù hợp với vần điệu của câu thơ, đồng thời lại tạo được một ý thơ, làm điểm tựa tuyệt vời để chuyển sang câu 3 một cách tự nhiên, hợp lí.

Có thể coi câu: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc là nhịp cầu và bước chuyển tiếp tài tình không thể thiếu giữa hai cách nói, hai hình thức thể hiện tự sự và trữ tình, hư và thực, xa và gần.

Tính từ xanh biếc rất phù hợp với ý thơ và vần thơ. Còn màu xanh biếc có đúng với màu hoa tầm xuân trong thực tế hay không thì có lẽ không cần bình luận. Bởi vì trong ca dao có nhiều câu nói đến những mùi vị, màu sắc và những điều không bao giờ có trong thực tế mà chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi. Ví dụ:

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em đã có chồng, trả yếm cho anh.

Trở lại với bài ca dao trên, trong khi chàng trai thất tình não nuột thốt lên lời than thở: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay thì cô gái lại tỏ ra bình tĩnh và chủ động hơn. Cô nhẹ nhàng hờn trách sự chậm trễ và thiếu chủ động của chàng trai:

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Cách trả lời thật khôn khéo, vừa có tình vừa có lí, vừa khiêm nhường vừa tự trọng, không thể bắt bẻ vào đâu được. Lời đáp của cô gái quá ngắn ngọn, đủ ý nhưng chưa đủ tình, cho nên chưa thể làm nguôi ngoai sự tiếc nuối trong lòng chàng trai. Đó cũng là lí do khiến cô gái phải tiếp tục phân trần, than thở để an ủi chàng trai, đồng thời khẳng định một lần nữa hoàn cảnh ván đã đóng thuyền không thể thay đổi được của mình:

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Hình ảnh chim vào lồng, cả cắn câu ngoài ý nghĩa cho sự tù túng, bế tắc còn có ý nghĩa về một sự việc nào đó đã ổn định như phận gái đã có chồng. Cô gái từ chối lời tỏ tình của chặng trai bằng lời lẽ mềm mỏng, khiêm nhường, có lí có tình, khiến cho chàng trai dẫu có buồn, có tiếc thì cũng phải đành lòng chấp nhận.

Bài ca dao là tâm sự của đôi trai gái yêu nhau nhưng không còn cơ hội đến với nhau. Cho nên nó tả nỗi buồn muôn thuở của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Chuyện tình ngang trái của đôi trai gái dường như đã kết thúc song vẫn còn mãi từ bài ca không chỉ là sự tiếc nuối, mà còn là cả một tấm lòng cảm thông lành mạnh, độ lượng, tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu của người xưa.

Mẫu 3

Trèo lên cây bưởi hái hoa là một bài ca dao tình yêu độc đáo được lưu truyền rộng rãi từ bao đời nay trong dân gian và có nhiều cách hiểu khác nhau:

  • Cách hiểu thứ nhất cho rằng đây là lời tâm sự giữa đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì nguyên nhân khách quan nào đó. Khi biết cô gái đã lấy chồng, chàng trai đau khổ tiếc nuối, chỉ biết gặp người thương để thổ lộ nỗi lòng.
  • Cách hiểu thứ hai khẳng định đây là lời tỏ tình của chàng trai nhưng éo le thay, cô gái đã có chồng.
  • Cách hiểu thứ ba thiên về ý bài ca dao là lời trách móc, giận hờn của cô gái đối với chàng trai. Vì chàng do dự mà làm cho tình yêu dang dở.

Cơ sở của ba cách hiểu trên dựa vào việc xác định nội dung giao tiếp, tức là lời tâm sự, lời tỏ tình giữa các nhân vật trong bài ca dao.

Bài viết này đề cập đến cách hiểu thứ nhất và thứ hai.

  • Cách hiểu thứ nhất:

Mở đầu bài ca dao, ta như thấy hiển hiện trước mắt một khu vườn mùa xuân đầy hoa:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Trong khu vườn ấy có sự hài hoà tuyệt đẹp giữa màu trắng của hoa bưởi, màu tím của hoa cà, màu xanh biếc của nụ tầm xuân… Quả là một khung cảnh nên thơ, rất hợp với tình yêu đôi lứa.

Hình ảnh nụ tầm xuân được nhắc lại hai lần liền nhau ở cuối câu 1 và đầu câu 2 như khơi gợi và làm sống dậy trong kí ức chàng trai những kỉ niệm khó quên của buổi ban đầu gặp gỡ giữa mình và cô gái. Tầm xuân không phải chỉ là tên một loài hoa (thuộc họ hoa hồng) mà nó còn là một tín hiệu báo mùa xuân tới; tín hiệu của cái đẹp, cái tốt, của hi vọng tràn đầy.

Hồi ức của chàng trai tái hiện những điều thật giản dị, cụ thể nhưng cũng hết sức sống động và gợi cảm. Chàng trai không chỉ nhắc đến hoa bưởi, nụ tầm xuân, vườn cà mà còn nhớ như in cả những động tác trèo lên, bước xuống nhí nhảnh, hồn nhiên. Chắc hẳn những cái đó đã gắn chặt với thời niên thiếu và tình yêu của hai người.

Chỉ hai câu ca dao mộc mạc mà gợi lên cả một trời thương nhớ. Sắc trắng tinh khôi, hương thơm ngan ngát của hoa bưởi ướp trong làn tóc. Nụ tầm xuân bé nhỏ, xinh tươi hé nở như nụ cười tình tứ của em trao cho anh. Nhưng những hình ảnh ấy đều chỉ là ẩn dụ tượng trưng cho những kỉ niệm đẹp đã qua. Chàng trai thất tình hồi tưởng lại cảnh cũ người xưa, để rồi chỉ biết thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!

Sau đó là một khoảng lặng, đủ thời gian cho vị chua xót, tiếc nuối thấm vào tim. Cô gái có dịp bày tỏ lòng mình:

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Cô gái nhẹ nhàng trách chàng trai vì do dự mà làm lỡ chuyện tình duyên, đồng thời thể hiện nỗi buồn cho cảnh ngộ của mình.

Lời trách móc dịu dàng và âu yếm: Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?! (Còn không nghĩa là em còn ở với mẹ cha, chưa đi lấy chồng). Nếu không thật lòng yêu thì cô gái không thể có những lời chân thành như vậy. Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối với chàng trai lúc này.

Chuyện đời vốn đã phức tạp nhưng chuyện tình lại càng phức tạp hơn. Nguyên nhân chàng trai không dám hoặc không thể dạm hỏi cô gái làm vợ đâu chỉ đơn thuần là chuyện đắt rẻ của trầu cau mà có thể do những nguyên nhân khác như : cha mẹ hai bên không ưng thuận hoặc gia cảnh chàng trai quá nghèo chẳng hạn.

Câu: Ba đồng một mớ trầu cay giản dị, tự nhiên nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa. Ba đồng (số ít) đối lập với một mớ (số nhiều). Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả cho tình duyên đã lỡ làng càng đắt, sự tiếc nuối càng tăng. Do vậy mà chàng trai lại càng xót xa, ân hận! Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ đúng lúc, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm?!

Duyên tình chúng mình dang dở, lỗi ấy tại ai? Tại ai đi nữa thì bây giờ cũng đã muộn màng: Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu. Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc nói về hoàn cảnh bị ràng buộc, mất tự do của người con gái đã có chồng. Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, thổn thức, giống như tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng. Người con gái có chồng mà thở than như thế thì rõ ràng là không được sống trong tình yêu và hạnh phúc, muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân bất như ý ấy nhưng vô vọng.

Cô gái giãi bày với bạn tình năm xưa về cảnh ván đã đóng thuyền của mình và cũng hé lộ ra cái ý: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (Truyện Kiều). Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ vơi bớt nỗi đau đang chất chứa trong cõi lòng tan nát của chàng trai.

  • Cách hiểu thứ hai:

Bài ca dao được coi là lời đối đáp tỏ tình của đôi trai gái gặp nhau, biết nhau và cảm nhau muộn màng – vì cô gái đã có chồng.

Chàng trai dẫu biết rằng cô gái đã có chồng và không thể tính chuyện trăm năm được nữa nhưng không nén nổi tình cảm của mình, vẫn thốt lên những lời than thở bộc lộ sự nuối tiếc chân thành. Nếu hiểu như vậy, ta sẽ thấy cách tỏ tình của chàng trai hết sức độc đáo và tinh tế.

Cô gái đã có chồng khiến cho chàng trai rơi vào tình trạng chới với thất vọng ngay khi tình yêu vừa chớm nở. Chàng trai dùng lối nói bóng gió xa xôi, thậm chí loanh quanh khó hiểu: Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân, Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc; rồi lại nói thẳng đến mức không thể nào giản dị, tự nhiên hơn: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!

Ba câu đầu kể về chuyện hái hoa trong vườn. Từ cách kể đến nội dung được tường thuật, miêu tả đều toát lên một điều gì đó không bình thường trong tâm trạng của người kể chuyện. Căn cứ theo đó thì cái nổi lên trong câu chuyện không phải là hoa bưởi hay nụ tầm xuân mà chủ yếu là những động tác trèo lên, bước xuống. Cho nên dù chuyện hái hoa là thực hay hư thì nó cũng phản ánh rất rõ cái trạng thái bối rối, đứng ngồi không yên của chàng trai đang muốn bày tỏ tình yêu tha thiết và nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình trước người con gái anh yêu.

Câu đầu nói đến hoa, câu sau nói đến nụ, vừa tạo sự không trùng lặp, vừa phù hợp với vần điệu của câu thơ, đồng thời lại tạo được một ý thơ, làm điểm tựa tuyệt vời để chuyển sang câu 3 một cách tự nhiên, hợp lí.

Có thể coi câu: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc là nhịp cầu và bước chuyển tiếp tài tình không thể thiếu giữa hai cách nói, hai hình thức thể hiện tự sự và trữ tình, hư và thực, xa và gần. Tính từ xanh biếc rất phù hợp với ý thơ và vần thơ. Còn màu xanh biếc có đúng với màu hoa tầm xuân trong thực tế hay không thì có lẽ không cần bình luận. Bởi vì trong ca dao có nhiều câu nói đến những mùi vị, màu sắc và những điều không bao giờ có trong thực tế mà chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi. Ví dụ:

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em đã có chồng, trả yếm cho anh.

Trở lại với bài ca dao trên, trong khi chàng trai thất tình não nuột thốt lên lời than thở: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay thì cô gái lại tỏ ra bình tĩnh và chủ động hơn. Cô nhẹ nhàng hơn trách sự chậm trễ và thiếu chủ động của chàng trai:

Ba đồng một mở trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Cách trả lời thật khôn khéo, vừa có tình vừa có lí, vừa khiêm nhường vừa tự trọng, không thể bắt bẻ vào đâu được.

Lời đáp của cô gái quả ngắn ngọn, đủ ý nhưng chưa đủ tình, cho nên chưa thể làm nguôi ngoai sự tiếc nuối trong lòng chàng trai. Đó cũng là lí do khiến cô gái phải tiếp tục phân trần, than thở để an ủi chàng trai, đồng thời khẳng định một lần nữa hoàn cảnh ván đã đóng thuyền không thể thay đổi được của mình:

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu:
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lòng biết thuở nào ra?

Hình ảnh chim vào lồng, cá cắn câu ngoài ý nghĩa chỉ sự tù túng, bế tắc còn có ý nghĩa về một sự việc nào đó đã ổn định như phận gái đã có chồng. Cô gái từ chối lời tỏ tình của chàng trai bằng lời lẽ mềm mỏng, khiêm nhường, có lí có tình, khiến cho chàng trai dẫu có buồn, có tiếc thì cũng phải đành lòng chấp nhận.

Bài ca dao là tâm sự của đôi trai gái yêu nhau nhưng không còn cơ hội đến với nhau. Cho nên nó là nỗi buồn muôn thuở của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Chuyện tình ngang trái của đôi trai gái dường như đã kết thúc song vẫn còn mãi từ bài ca không chỉ là sự tiếc nuối, mà còn là cả một tấm lòng cảm thông lành mạnh, độ lượng, tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu của người xưa.

Mẫu 4

Kho tàng ca dao tục ngữ rất phong phú và đa dạng. Một trong những chủ đề quen thuộc đó là ca dao dân ca viết về tình yêu đôi lứa. Tiêu biểu là bài ca dao:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
 Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”

Bài ca dao có hai cách hiểu. Thứ nhất đó là lời tâm sự của đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì một nguyên nhân khách quan nào đó. Khi chàng trai biết được cô gái đó đã lấy chồng thì đã đau khổ tiếc nuối và thổ lộ nỗi lòng của mình. Tuy nhiên cũng có nhiều người hiểu theo nghĩa thứ hai khi cho rằng đây là lời tỏ tình của chàng trai nhưng ngang trái thay đối tượng mà chàng tỏ tình đã có chồng. Dù theo cách hiểu nào thì bài ca dao này đều là lời tâm sự tỏ tình giữa các nhân vật.

Trước tiên ở ba câu ca dao đầu ta dường như thấy được một khu vườn xuân rất tươi đẹp:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”

Có thể thấy được một khu vườn nhiều màu sắc của cây cối hòa quyện vào nhau. Đó là màu hoa bưởi với sắc trắng tinh khôi, màu hoa cà tím biếc và màu xanh biếc của nụ tầm xuân. Một khu vườn như được hiện ra trước mắt người đọc với nhiều thứ hoa lá cây cối khác nhau. Những loài cây rất quen thuộc với vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả gợi nên một khung cảnh nên thơ trữ tình thích hợp với tình yêu đôi lứa.

Hơn thế nữa hình ảnh nụ tầm xuân được tác giả nhắc đến hai lần ở cuối câu hay và đầu câu ba như khơi gợi nhấn mạnh và làm sống dậy những kỉ niệm trong lần đầu gặp gỡ của chàng trai và cô gái. Từ thuở ban đầu gặp gỡ chàng trai giống như tìm thấy mùa xuân của đời mình. Bởi trong bài ca dao thì nụ tầm xuân không chỉ là tên của một loài hoa mà còn là tín hiệu để báo hiệu mùa xuân, báo hiệu cho sự tốt đẹp và sự hi vọng đong đầy.

Có thể nói 3 câu đầu giống như một hồi ức quan trọng nhưng lại hết sức giản dị mà sống động của chàng trai. Đó là những khu vườn nên thơ gợi cảm. Nhớ cả về những động tác như trèo lên, bước xuống rất đáng yêu, hồn nhiên. Cảnh đẹp là vậy nên thơ là vậy nhưng gắn với hoàn cảnh của chàng trai đó là khi thất tình hồi tưởng lại cảnh cũ người xưa thì càng khiến cho câu ca dao thêm nghẹn ngào xúc động. Để rồi thốt lên câu:

“Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”

Đó là sự nuối tiếc của thanh xuân, của tuổi trẻ của việc khi biết rằng người con gái trong lòng mình nay đã có chồng. Tất cả những kí ức đẹp đẽ nay chỉ là dĩ vãng khi biết rằng chẳng có kết quả tốt đẹp. Nối tiếp sự tiếc nuối ấy là lời bày tỏ của cô gái:

“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”

Sự trách móc dịu dàng và âu yếm của cô gái phải chăng là niềm an ủi duy nhất của chàng trai lúc bấy giờ. Thực chất không phải nói đến việc đắt rẻ của “mớ trầu cay” mà là vì hoàn cảnh. Sự trách móc dịu dàng “Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?” tức là khi em còn ở với cha mẹ khi em chưa đi lấy chồng thì sao anh không tới hỏi. Tuy nhiên chuyện tình yêu rất phức tạp có thể do gia đình không ưng thuận hoặc do hoàn cảnh của chàng trai nghèo nên bị từ chối. Âu cũng là điều dễ hiểu và thường thấy. Câu nói thật giản dị và tự nhiên với nhiều ý tứ. Cô gái cũng rất hỏi ý khiêm nhường và tự hạ mình nên càng cho ta thấy chuyện tình này thêm đáng thương, cô gái ấy càng thêm đáng quý.

Cách trả lời khôn khéo, kín kẽ đồng thời thể hiện cảm xúc của chính mình:

“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Hình ảnh “chim vào lồng”, “cá cắn câu” gợi nên sự tù túng, bế tắc nhưng cũng có ý nghĩa về một việc đã ổn định. Nay nàng là gái đã có chồng, rơi vào hoàn cảnh mất đi sự tự do và cũng rất có thể cuộc hôn nhân ấy không được hạnh phúc nhưng cũng không thể thay đổi số phận được.

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, thổn thức thể hiện sự chua xót, sự than thở khi duyên phận lỡ làng. Có thể thấy được cuộc sống hôn nhân của cô gái cũng không hề như mong đợi nhưng giờ đây chỉ là sự vô vọng không thoát ra được. Chính vì thế nên lời ca dao giống như lời giãi bày với người bạn năm xưa.

Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” như lời tâm sự của đôi trai gái yêu nhau nhưng không có cơ hội đến được với nhau. Lời thơ đã kết thúc nhưng vẫn vang vọng sự tiếc nuối, tấm lòng cảm thông và sự tôn trọng lần nhau và của chính những người đọc, người lắng nghe sau này.

Mẫu 5

“Trèo lên cây bưởi hái hoa..” là một bài ca dao độc đáo gồm 10 câu song thất lục bát. Giai thoại văn học của giáo sư Vũ Ngọc Khánh cho biết đây là lời đối đáp giữa chúa Trịnh Tráng và Đào Duy Từ trong thế kỷ 17. Khi Đào Duy Từ đã trở thành bề tôi đắc lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trịnh Tráng gửi thư muốn lôi kéo Đào Duy Từ ra Đàng Ngoài, nhưng việc bất thành. Đó là giai thoại. Trên một ý nghĩa khác, bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa..” được lưu truyền và cảm nhận là một bài ca dao tình yêu mang tính bi kịch “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Duyên xưa dù lỡ hẹn nhưng vẫn “để thương, để nhớ, để sầu cho ai..”

Năm tháng đã trôi qua, tuổi xuân trinh trắng đâu còn. Chuyện trăm năm không thể có được nữa rồi, nhưng chàng trai vẫn không nén nổi tình cảm, đành phải thốt lên than thở. Nuối tiếc bao nhiêu thì lại đau buồn bấy nhiêu. Hái hoa bưởi.. rồi lại hái nụ tầm xuân, anh đã “trèo lên” rồi anh lại “bước xuống”, khác nào anh đã “cầm vàng mà lội qua sông..”

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.”​

Mùa xuân đã qua rồi, hoa bưởi đã kết trái, thời con gái son trẻ đâu còn nữa, giờ đây “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Một cách nói, một ẩn dụ biểu lộ một ý tứ tế nhị, dịu dàng. Trước thực tế phũ phàng, chàng trai chỉ còn biết thở dài ngao ngán:

“Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!”​

“Anh tiếc lắm thay!” bởi lẽ “Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”. Sao anh chẳng buồn chẳng tiếc?

“Từ phen ra tới giang tâu,
Sớm theo dặm tuyết, đêm lần ngàn mưa.
Tiếc công anh chứa nước đan lở,
Để cho con cá vượt bờ nó đi..”​

Em xinh như nụ tầm xuân, em trinh trăng như hoa bưởi, bởi thế trước nông nỗi này “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!”. Đó là lời than, là nỗi than, là nỗi đau muôn đời, nỗi hận khôn nguôi. Tâm trạng ấy của anh trai cày cũng là tâm trạng của chàng Trương Chi ngày xửa ngày xưa:

Kiếp này đã dở dang nhau,
Thi xin kiếp khác duyên sau lại thành..”​

Sáu câu ca tiếp theo là lời phân trần của cô gái. Cô trách “cố nhân” ngập ngừng, chậm trễ. Em đã trải quả chín đợi mười chờ: “Chờ chàng xuân mãn hè qua – Bông lan đã nở, sao mà vắng tin!”

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”​

Còn có dị bản: “Vẻ chi một mớ trầu cay”, đọc lên nghe ý vị hơn. Chuyện trăm năm đành dang dở. Hai tiếng hỏi “Sao anh” vừa trách móc vừa an ủi. Tình yêu phải đi đến một hôn nhân. Phải đạm trầu bỏ ngõ. “Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”. “Ngày còn không” là ngày còn con gái, còn ở với mẹ cha. Tục ngữ có câu: Gái có chồng như gông đeo cổ – Trai có vợ như lỗ tiền chôn. Gái về nhà chồng đâu còn tự do nữa. Lễ giáo và đạo đức (tam tòng, tứ đức), anh có hiểu cho chăng?

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”​

Hai so sánh liên tiếp: “Như chim vào lồng, như cá cắn câu” diễn tả thật cảnh ngộ bó buộc, chật hẹp của gái “đã có chồng”. Hai câu hỏi tu từ xuất hiện thể hiện một bi kịch trong tình yêu: Vẫn còn quyến luyến “người xưa” nhưng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo lí, của lễ giáo. Những vần trắc (gỡ-thuở) của 2 câu thất ngôn cuối đoạn làm cho âm điệu câu thơ bị thắt lại, bị nén lại như nỗi đau chứa chất trong lòng. Như môt tiếng thở dài ngao ngán. Bài ca dao buông lửng. Lứa đôi chỉ còn biết an bài theo duyên phận, bởi lẽ “cá biết đâu mà gỡ” khi đã cắn câu? “Chim biết thuở nào ra” khi đã vào lồng? Lứa đôi tuy chẳng đưa được con thuyền tình cặp bến hạnh phúc, nhưng “Chút nghĩa cũ càng” đâu dễ nguôi, dễ quên? Cả bài ca dao là nỗi buồn, nỗi nhớ tiếc cho mối tình xưa. Tuy còn nhiều lưu luyến nhưng đã có điểm dừng và khoảng cách hợp lí của anh và em khi đối diện với bi kịch tình yêu.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” đã xếp bài ca dao này vào mục “Hôn nhân và gia đình”. Bài ca dao diễn tả thật cảm động tâm trạng của trai gái làng quê xưa trong bi kịch tình yêu: “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!..” Và bây giờ “Em đã có chồng như chim vào lông, như cá cắn câu”. Nội dung đích thực của bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” là giá trị nhân bản sâu sắc. Nó là nỗi buồn trong những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Cô gái được nhắc đến trong bài ca dao thật đáng thương và đáng trọng.

Thohay.vn chia sẻ bạn 🌱Ca Dao Về Tình Yêu Dang Dở, Tan Vỡ🌱99+ Thành Ngữ Hay.

Viết một bình luận