Truyện Mỗi Người Một Việc: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Truyện Mỗi Người Một Việc ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Dưới Đây Là Nội Dung Chi Tiết Truyện Mỗi Người Một Việc Để Bố Mẹ Kể Cho Bé Nghe.

Nội Dung Truyện Mỗi Người Một Việc

Thohay.vn chia sẽ câu chuyện mỗi người một việc hay dành cho trẻ mầm non.

Trong một gia đình hạnh phúc nọ có anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. Nhưng rồi một hôm họ cãi nhau xem ai làm việc nhiều nhất.

– Mắt nói: Tôi suốt ngày phải nhìn.

– Tai nói: Tôi suốt ngày phải nghe.

– Mũi nói: Tôi suốt ngày phải ngửi.

– Tay nói: Tôi vẽ, tôi giặt, tôi quét nhà…

– Chân nói: Tôi đi, tôi chạy, tôi nhảy…

Và tất cả cùng kêu lên:

– Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống! Mồm nghe vậy buồn lắm nó quyết định không ăn, uống gì nữa và bỏ đi nằm, im lặng.

Hết một ngày cả nhà ai cũng mệt và buồn. Mắt nói: Không biết vì sao tôi mệt không muốn nhìn nữa.

– Tai cũng nói: Tôi chẳng muốn nghe

– Chân uể oải kêu lên: Tôi cũng không chạy được nữa.

Lúc ấy mọi người mới sực nhớ mồm không ăn, mệt lả, đang nằm ngủ, im lặng. Chúng chợt nhớ đến cuộc cãi vã hôm trước, tất cả cùng nhau đi gọi mồm dậy và mang thức ăn đến:

– Thôi cậu ăn đi, cậu uống đi. Bọn mình xin lỗi cậu. Bấy giờ mồm mới chịu ăn. Sau khi mồm ăn uống, tất cả cảm thấy khỏe hẳn lên, tất cả vui vẻ, cười đùa.

Từ đó trở đi chúng sống với nhau thân ái và hòa thuận và ai ai cũng vui vẻ làm việc

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Gấu Con Chia Quà ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Mỗi Người Một Việc

Thông qua câu chuyện Mỗi Người Một Việc bố mẹ giáo dục trẻ biết ý nghĩa và chức năng của các bộ phận trong cơ thể và biết thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện Mỗi Người Một Việc

Truyện mỗi người một việc hay
Truyện mỗi người một việc hay
Câu chuyện mỗi người một việc
Câu chuyện mỗi người một việc

Giáo Án Kể Chuyện Mỗi Người Một Việc

Giáo Án Kể Chuyện Mỗi Người Một Việc.

1. Mục đích:

* Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên, nội dung câu chuyện, biết được tác dụng của từng bộ phận: mắt, mũi, mồm, tay, chân…

* Kỹ năng:

– Trả lời được các câu hỏi của cô. Biết thể hiện đúng vai diễn khi đóng kịch.

* Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

2. Chuẩn bị:

– Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
– Tranh rời vẽ về các nhân vật: Tay, chân, mồm, tai… trong chuyện.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú.

– Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Mũi, cằm, tai…” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi về gì?

*Hoạt động 2: Kể chuyện “Mỗi người một việc”.

– Cho trẻ xem tranh về các nhân vật có trong chuyện và trẻ đoán xem câu chuyện có tên là gì?
– Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kết hợp sử dụng tranh minh hoạ, giới thiệu tên chuyện,
– Cô kể lại lần 2 cho trẻ nghe kết hợp sử dụng tranh rời về các bộ phận trong chuyện.

* Trích dẫn – đàm thoại  

– Cô vừa kể cho các cháu nghe chuyện gì?
– Trong câu chuyện nói về các bộ phận nào?
– Mắt nói như thế nào? Tai nói như thế nào?
– Mũi, tay, chân nói như thế nào?
– Tất cả đều nói Mồm như thế nào? Mồm nghe thế đã làm gì?
– Khi Mồm không ăn, không uống thì các giác quan đều thấy như thế nào?
– Mắt nói gì? Tay, chân nói gì?  Khi đó các bạn đã đưa gì đến cho mồm?
– Khi mồm ăn thì các giác quan thấy thế nào?
– Vậy qua câu chuyện này chúng ta rút ra được bài học gì?
– Các bạn chơi với nhau phải như thế nào?
– Giáo dục: Muốn có các giác quan luôn sạch sẽ, an toàn thì chúng ta phải làm gì?…

* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện theo tranh minh hoạ cùng cô.

– Cô cho trẻ kể 2 – 3 lần. Trong quá trình trẻ kể cô và bạn cùng giúp đỡ, động viên trẻ.

* Hoạt động 4: Trẻ tập đóng kịch cùng cô.

– Cô mời 6 trẻ lên, mỗi trẻ chọn cho mình một vai và giới thiệu với khán giả về vai mình đóng. Cô là người dẫn chuyện và hướng dẫn cho trẻ đóng kịch cùng cô.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động:

– Chơi theo ý thích ở các góc.
– Sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

1. Yêu cầu.

– Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao.
– Chơi ngoan, tích cực.

2. Chuẩn bị: Khăn lau, chổi, giỏ rác.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Chơi theo ý thích ở các góc.

– Cô cho trẻ về nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
– Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
– Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

* Sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

– Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.

– Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ – HĐNT – Vui chơi).

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Vẽ Chân Dung Mẹ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận