Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 1 [Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅  Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.

Nội Dung Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 1

Bài thơ: Cái trống trường em
Tác giả: Chưa rõ

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng…
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️ Bài Thơ Vườn Rau ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Bài Thơ Cái Trống Trường Em

Áng thơ cái trống trường em
Áng thơ cái trống trường em
Lời thơ cái trống trường em
Lời thơ cái trống trường em
Tranh Lời thơ cái trống trường em
Tranh Lời thơ cái trống trường em
ần thơ cái trống trường em
ần thơ cái trống trường em

Hình Ảnh Bài Thơ Cái Trống Trường Em

Cái trống trường em rất đẹp
Cái trống trường em rất đẹp
Ảnh thơ cái trống trường em
Ảnh thơ cái trống trường em
Thơ cái trống trường em
Thơ cái trống trường em
Cái trống trường
Cái trống trường

Giáo Án Bài Thơ Cái Trống Trường Em

I. Mục tiêu
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.
– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
        – Đọc đúng bài thơ Cái trống trường em. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
        – Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được cácH để hiểu bài thơ Cái trống trường em: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với ngôi trường của mình, được cụ thể qua hình ảnh cái trống.

+ Năng lực văn học:

        Nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

2. Phẩm chất
– Bồi dưỡng tình yêu trường lớp, tình thân thiết với thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên
– Giáo án.
– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh
– SGK.
– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
– PPDH chính: tổ chức HĐ.
– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời CHO phần Chia sẻ.
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, chốt đáp án:
+ BT1: Em hãy đọc tên Bài 5 và đoạn: Ngôi nhà thứ hai là gì?
Trả lời: Ngôi nhà thứ hai là trường lớp.

+ BT 2: Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:
a) Mỗi bức tranh tả cảnh gì?
b) Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?

Trả lời:

a) Bức tranh 1 tả cảnh các bạn HS trong lớp đang hăng hái học tập.
Bức tranh 2 tả cảnh các bạn HS đang biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
Bức tranh 3 tả cảnh các bạn HS đang chăm sóc vườn rau.
Bức tranh 4 tả cảnh bạn HS đang ở phòng y tế của trường đo huyết áp.

b) Tranh 1 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 2 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 3 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 4 có bạn HS và cô phụ trách y tế trong tranh.
BÀI ĐỌC 1: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
– GV giới thiệu bài: Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, ở các trường học,
– khi báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một tiết học, đã có chuông báo hiệu. Tuy nhiên,
– cái trống vẫn chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một biểu tượng cho sự khởi đầu.
– Trống trường vẫn được sử dụng để báo hiệu cho các giờ học, giờ ra chơi, cho các hoạt động thể dục.
– Đặc biệt, để bắt đầu một năm học mới, các em được thấy thầy/cô hiệu trưởng đánh trống trường.
– Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ Cái trống trường em.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:
– GV đọc mẫu toàn bài đọc.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.
– GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB:

+ Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng.
– GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).
– GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.
– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.
– GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.
– GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
– GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.
– GV chốt đáp án:

+ BT 1: Xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp.

Câu hỏi          Vào mùa hè   Vào năm học mới

Cái trống làm gì? (Hoạt động)        ngẫm nghĩ, nằm, nghỉ, nghiêng đầu           thấy, gọi
Cái trống thế nào (Cảm xúc)          buồn   mừng vui
+ BT 2: Tìm các từ ngữ:

a) Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới.
Bài làm: Vui, phấn khởi, háo hức,…

b) Nói về hoạt động của em trong năm học mới.
Bài làm: Học tập, đi thực tế, tham gia biểu diễn văn nghệ,…

5. HĐ 4: HTL 3 khổ thơ đầu

  Mục tiêu: HTL được 3 khổ thơ đầu.

Cách tiến hành:
– GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ theo cách xóa dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xóa hết, chỉ giữ chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xóa toàn bộ.
– GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.
– GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.      
– 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.
– HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.
– Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thầm theo.
– HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.
– HS lắng nghe.
– HS luyện đọc theo nhóm 3.
– Các nhóm đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:
        – HS 1: Bài thơ là lời của ai?
        – HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ.

+ Câu 2:
        – HS 2: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống?
        – HS 1: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật với cái trống:
          xưng hô: Trống – Bọn mình
          Hỏi gần gũi, thân mật như người bạn: “Buồn không hả trống”.

+ Câu 3:
       – HS 1: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường như thế nào?
       – HS 2: Tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường: thân thiết, gắn bó, quan tâm.

– HS lắng nghe.
– HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.
– HS lên bảng báo cáo kết quả.
– HS lắng nghe, sửa bài.
– HS HTL theo GV hướng dẫn.
– Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.
– Cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

Chia Sẽ Thêm 🍎 Bài Thơ Con Trâu 🍎 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Phân Tích Bài Thơ Cái Trống Trường Em

Đoạn thơ nói về tình cảm của hạn học sinh đối với cái trống trường thân yêu. Bạn nghĩ về trống trường trong những ngày hè, suốt ba tháng liền, trống phải nằm yên như đang “ngẫm nghĩ” về điều gì đó. Lời trò chuyện của hạn với cái trống trường ở khổ thơ 2 thể hiện thái độ ân cần, muốn chia sẻ nỗi buồn mà trống phải trải qua. Đó là nỗi buồn ngày hè vắng các bạn học sinh, trống phải nằm im cùng tiếng ve kêu buồn bã. Qua đoạn thơ, em thấy hạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như gắn bó với người thân trong gia đình.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cái Trống Trường Em

Bài số 1:

“Tùng… tùng… tùng” âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thẫm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thoả thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể đục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đều trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy, trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiêt của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu!

Bài số 2

Đối với một người học sinh, tiếng trống trường luôn là một âm thanh quen thuộc. Tiếng trống báo hiệu thời gian giải lao đã đến. Sân trường đang vắng lặng không một bóng học sinh, chỉ có những chú chim nhỏ đang bay nhảy khắp nơi.

Bỗng nhiên “tùng, tùng, tùng” – âm thanh ấy kéo lên vang vọng khắp sân trường khiến cho mấy chú chim nhỏ giật mình bay vọt. Không đầy một phút sau, trong các lớp, học sinh chạy ùa ra ngoài khiến sân trường đang im ắng bỗng nhiên trở nên vui nhộn và nô nức tiếng cười. Chiếc trống thì lại nằm im ngắm nhìn những cô cậu học sinh thỏa sức vui đùa.

Nhưng trong tâm trí mỗi học sinh, thì không ai lại không quý chiếc trống trường, một chiếc trống thân thuộc và luôn gắn bó trong suốt những tháng ngày học tại trường. Chiếc trống của trường em đặt tại ngay đầu dãy nhà mà em đang học. Mỗi khi đi vào lớp em đều đi qua chiếc trống, nên nó dường như trở nên rất thân thuộc với em.

Thân trống hình trụ, mặt trống hình tròn, trên đó được đóng bằng một lớp da trâu rất dày để có thể tạo ra âm vang mỗi khi đánh trống. Thân trống được sơn bằng một lớp sơn đỏ tươi, mặt trống được phủ bằng lớp da trâu có màu vàng. Trống có hai đầu của một vỏ hình trụ. Trống có thể cao bằng một em học sinh lớp Một, thân hình thì căng tròn. Chân trống được thiết kế vững chắc để trống có thể đặt lên trên mà không sợ bị đổ. Bên cạnh thân trống là dùi trống.

Dùi trống là một thanh gỗ được mài tròn, và đầu dùi được bọc một lớp vải màu đỏ để khi đánh trống có thể tạo ra độ rung và tiếng vang trong thân trống. Xung quanh thân trống là lớp viền được đóng đinh liên tiếp nhau rất chắc chắn để có thể cố định vị trí của tấm da trâu, không để tấm da có thể xê dịch hay bung ra được.

Mỗi khi sắp tới giờ vào lớp và bác bảo vệ lại đi đến và cầm chiếc dùi gõ vào trống để báo hiệu cho học sinh vào lớp tiếp tục học tập. Em rất yêu quý chiếc trống trường của em, nó luôn là một “thành viên” không thể thiếu của nhà trường và của mỗi học sinh khi cắp sách đến trường.

Viết một bình luận