Bài Thơ Nặn Đồ Chơi Lớp 2 [Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Nặn Đồ Chơi Lớp 2 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.

Nội Dung Bài Thơ Nặn Đồ Chơi Lớp 2

Bài thơ Nặn đồ chơi
Tác giả : Nguyễn Ngọc Ký

Bên thềm gió mát,
Bé nặn đồ chơi.
Mèo nằm vẫy đuôi,
Tròn xoe đôi mắt.

Đây là quả thị,
Đây là quả na,
Quả này phần mẹ,
Quả này phần cha.

Đây chiếc cối nhỏ
Bé nặn thật tròn,
Biếu bà đấy nhé,
Giã trầu thêm ngon.

Đây là thằng chuột
Tặng riêng chú mèo,
Mèo ta thích chí
Vểnh râu “meo meo”!

Ngoài hiên đã nắng,
Bé nặn xong rồi.
Đừng sờ vào đấy,
Bé còn đang phơi.

Thohay.vn Tặng Bạn ✅Bài Thơ Làm Đồ Chơi ✅ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Tranh Thơ Nặn Đồ Chơi

Những lơi thơ hay nặn đồ chơi
Những lơi thơ hay nặn đồ chơi
Bé tập nặn đồ chơi
Bé tập nặn đồ chơi
Lơi thơ hay nhất nặn đồ chơi
Lơi thơ hay nhất nặn đồ chơi
Lời hay ý đẹp nặn đồ chơi
Lời hay ý đẹp nặn đồ chơi
Lơi thơ nặn đồ chơi
Lơi thơ nặn đồ chơi

Hình Ảnh Bài Thơ Nặn Đồ Chơi

Cùng nhau nặm đồ chơi
Cùng nhau nặm đồ chơi
Bé nạn đồ chơi
Bé nạn đồ chơi
Em tập nặn đồ chơi
Em tập nặn đồ chơi
Đôi bạn cùng nạn đồ chơi
Đôi bạn cùng nạn đồ chơi

Giáo Án Bài Thơ Nặn Đồ Chơi Lớp 2

Giáo án bài thơ nặn đồ chơi lớp 2 ngắn gọn hay nhất cho các cô

1. Mục đích yêu cầu :

–  Trẻ thực hiện được các kĩ năng: Nhào đất, chia đất, lăn tròn, uốn cong, vuốt, làm lõm để tạo ra một số đồ chơi trong lớp mà trẻ thích.
– Tập cho trẻ biết cách chia đất cho phù hợp, làm nhẵn.
– Luyện các kỹ năng nặn cho trẻ.
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi của lớp.

2. Chuẩn bị:

–  Đất nặn, bảng, khăn lau tay, bàn trưng bày sản phẩm
–  Sản phẩm mẫu của cô nặn một số đồ chơi như: Bóng,…
– Một số đồ chơi của lớp
– Nội dung kết hợp: MTXQ –TOÁN – ÂM NHẠC

3. Phương pháp:

– Quan sát  
– Thực hành

4. Tổ chức hoạt động:
a / Ổn định:

– Cho trẻ đọc thơ “ Đồ chơi của lớp”
– Đồ chơi của lớp có những đồ chơi gì?
– Cô cho nhiều trẻ kể.

b/ Nội dung:
* Hoạt động 1:

– Cho trẻ nhận xét sản phẩm mẫu về một số đồ chơi.
– Đây là những đồ chơi gì? Cô nặn được một số đồ chơi của lớp như quả bóng, con voi…
–  Cô nặn mẫu, hướng dẫn trẻ ước lượng chia đất để tạo ra được một số đồ chơi.
– Khi nặn xong phải làm nhẵn bằng cách vuốt nhẹ, làm cho đất mịn.

* Hoạt động 2 :

–   Cho trẻ nặn, cô bao quát hướng dẫn bổ sung cho trẻ nhắc trẻ tư thế ngồi, phết dán hồ

*  Hoạt động 3.

–  Nhận xét sản phẩm .Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn, quan sát nhận xét.
– Cô hỏi trẻ nặn được đồ chơi gì. Cháu thích sản phẩm nào? Vì sao cháu thích sản phẩm này. Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô chọn một số sản phẩm đẹp,  xấu nhận xét sửa sai, khuyến khích trẻ lần sau nặn tốt hơn .c/Kết thúc tiết học:

Hát “Em yêu trường em”, thu dọn đồ dùng.

V/ Hoạt động góc:
* Góc nghệ thuật:

– Hát, vẽ, nặn, tô màu về trường mầm non
– Yêu cầu: Có một số kĩ năng tô màu, nặn, hát thuộc một số bài hát.
– Chuẩn bị: Phách tre, xắc xô, giấy, bút, đất nặn.

* Góc học tập

– Tập mở sách, lật sách, tìm, tô nét chữ chữ.
– Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng mở sách từng trang, từ phải qua trái.
–  Chuẩn bị:  Tranh ảnh, sách LQCC, Tập tô, vở vẽ..

* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới nước cho cây

– Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng múc nước tưới cho cây.
– Chuẩn bị:  Chậu cây cảnh, nước, ca cốc

* Cách tiến hành cho các góc:

– Cho trẻ ngồi quanh cô trò chuyện đàm thoại về lớp học của trẻ. Lớp học có những góc chơi nào?
– Trong lớp cô giáo làm những công việc gì?
– Cô giới thiệu các góc chơi, chọn chủ đề chơi, thỏa thuận vai chơi. Trẻ nhận vai chơi. Cho trẻ hát đi  về góc chơi lấy đồ chơi để thực hiện.
– Cô bao quát hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
– Trẻ vệ sinh cá nhân, rửa chân, tay, mặt, mũi.
– Ăn trưa, đánh răng.
– Ngủ trưa

VI/ Hoạt động chiều:

– Vệ sinh, ăn xế.
– Cho trẻ ôn lại một số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được ở buổi sáng.

Chia Sẽ Bạn ❤️️ Bài Thơ Chia Đồ Chơi ❤️️ Nội Dung, Tranh Thơ, Giáo Án

Viết một bình luận