Bài Thơ Chiếc Bóng Mầm Non [Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án]

Bài Thơ Chiếc Bóng Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Chia Sẽ Đến Bố Mẹ,Cô Giáo Bài Thơ Viết Về Chiếc Bóng Và Đàn Kiến Ngắn Hay.

Nội Dung Bài Thơ Chiếc Bóng

Bài thơ Chiếc bóng
Tác giả: Phạm Thanh Quang.

Giữa trưa hè nóng nực
Bé đi bên hàng cây
Dưới bóng râm tán lá
Đôi mà hồng hây hây

Ơ kìa, đàn kiến nhỏ
Xây tổ nắng chang chang
Những cái đầu bé xíu
Đội đất đi thành hàng

Bé thương đàn kiến trắng
Lấy mình làm bóng râm,
Che mát cho đàn kiến
Đang xây tổ âm thầm

Bé từ biệt đàn kiến
Về nhà, mẹ đanh chờ
Định để chiếc bóng lại
Cho kiến mượn làm người

Bé đi bóng cũng bước
Ý của bé chẳng thành
Sao chiếc bóng xấu thế
Không đứng được mặt mình?

Thohay.vn Chia sẽ ✔ Bài Thơ Thằng Bờm ✔ Nội Dung, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật

Tranh Bài Thơ Chiếc Bóng

Bức tranh Lời thơ hay chiếc bóng
Bức tranh Lời thơ hay chiếc bóng
Lời thơ hay chiếc bóng
Lời thơ hay chiếc bóng
tranh Lời thơ hay chiếc bóng
tranh Lời thơ hay chiếc bóng
Tranh vần thơ hay chiếc bóng
Tranh vần thơ hay chiếc bóng

Hình Ảnh Bài Thơ Chiếc Bóng

Thơ chiếc bóng
Thơ chiếc bóng
Bóng bé và kiến
Bóng bé và kiến
Hình ảnh chiếc bóng
Hình ảnh chiếc bóng
Chiếc bóng
Chiếc bóng

Giáo Án Bài Thơ Chiếc Bóng

I. Mục tiêu
– Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm, trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
– Nhớ được tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.
– Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc rõ lời, trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng.
– Trẻ biết yêu quý các con vật dù là nhỏ nhất
– Hứng thú tham gia tiết học

II. Chuẩn bị:
– Tranh minh hoạ cho bài thơ
– Máy tính

III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú
– Hát theo nhạc bài hát “ Cái mũi”
– Trò chuyện với trẻ về bài hát và hướng trẻ vào nội dung bài học.
– Có một bài thơ rất hay nói về chiếc bóng đấy. Đó là bài thơ “ Chiếc bóng” của nhà thơ Phạm Thanh Quang sáng tác

2. Nội dung
* HĐ1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Lần 1: Cô đọc diễn cảm
– Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?
– Lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ.
=> Giảng nội dung: bài thơ nói về bạn nhỏ đang dạo chơi, bé thương đàn kiến nắng, lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng đã đem lại cho đàn kiếm bóng râm và bé rất vui

* HĐ 2. Đàm thoại, giảng giải nội dung bài thơ
– Bài thơ nhắc đến mùa nào trong năm?
– Bé đi đâu?
– Đôi má của bé như thế nào?
– Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
-> Trích: Giữa trưa hè…..hây hây”
– Các con có biết hây hây là như thế nào không?
– Giải thích: Hây hây là đôi má của bạn nhỏ ửng lên vì trời nắng và nóng đấy?
– Bé nhìn thấy con vật gì? Đàn kiến đang làm gì?
– Tác giả miêu tả như thế nào về đàn kiến nữa?
– Bé có hành động gì?
– Bóng của bé do đâu mà có?
– Đàn kiến đội đất về làm gì?
– Trích: ” Ơ kìa đàn kiên nhỏ…. đang xây tổ âm thầm”
– Sau đó bé đã làm gì? Vì sao?
– Ý định của bé như thế nào? Vì sao?
– Trích: ”Bé từ biệt đàn kiến… không đứng được một mình”
-> Đến giờ ăn cơm bé đã từ biệt đàn kiền để về nhà vì mẹ đang chờ và vì thương đàn kiến bé định để cái bóng ở lại làm ô che cho đàn kiến nhưng khi bé đi thì chiếc bóng cũng đi theo thế là ý tốt của bé chẳng thành.
– Giải thích từ khó: chiếc bóng
=) chiếc bóng chính là cái bóng của các con khi nắng ông mặt trời chiếu xuống thì mỗi mỗi người khi đi ra sẽ có một cái bóng và khi các con đi ra thi cái bóng đó cũng đi theo bên mình mãi mãi.
* Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân khi trời nắng phải biết đội mũ, giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.

*HĐ3. Dạy trẻ đọc thơ
– Cô cùng trẻ đọc 2-3 lần
– Tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc
– Đọc to, đọc nhỏ
– Cô quan sát, lắng nghe, sửa sai cho trẻ

HĐ 4: Trò chơi“ Bắt bóng”
– Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
– Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần
– Nhận xét, tuyên dương trẻ..

3. Kết thúc
– Hát lời bài hát ”Cái mũi” và đi ra ngoài

Tạng Bạn ✨Bài Thơ Chú Vịt Con ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận