Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo [Nội Dung + Ý Nghĩa Nghệ Thuật]

Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Thơ Thằng Bờm ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Sự Tích Thằng Bờm Đổi Quạt Mo Lấy Nắm Xôi Nhé.

Nội Dung Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo

Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo
Tác giả: Chưa rõ

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

Thohay.vn Tặng Bạn 😎 Bài Thơ Mèo Con Đi Học 😎 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Bài Thơ Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo

Thằng bờm và phú hộ
Thằng bờm và phú hộ
Tranh vần thơ hay thằng bờm
Tranh vần thơ hay thằng bờm
Lời thơ hay thằng bờm
Lời thơ hay thằng bờm
Tranh Lời thơ hay thằng bờm hay nhất
Tranh Lời thơ hay thằng bờm hay nhất
thằng bờm thơ ca nhân gian
thằng bờm thơ ca nhân gian
Tranh Lời thơ hay thằng bờm
Tranh Lời thơ hay thằng bờm

Ý Nghĩa Của Bài Thơ Thằng Bờm

Chia sẽ một số ý nghĩa bài thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo.

Bài ca dao Thằng Bờm là tiếng cười châm biếm, đả kích những hạng người giàu có nhưng tham lam, ngu dốt và đặc biệt là rất hay khoe khoang, vênh váo, tự đắc, mình là số một trong thiên hạ – một dạng “trọc phú” hay “trưởng giả học làm sang” trong xã hội mà Đông Tây, kim, cổ đều có.

 Trong cái nhìn của người xưa, bài ca dao Thằng Bờm ở góc độ nào đó phản ánh sự bất công trong xã hội (Phú Ông – đại diện cho bọn “trọc phú” giàu có lắm bạc nhiều tiền sẵn sàng vung ra mua lấy cái danh hão nhằm thỏa mãn cho những thú vui ích kỷ của bản thân trong khi đó Thằng Bờm – đại diện cho những con người nghèo khó cơ cực không có một tài sản gì quý giá). Tiếng cười của thằng Bờm ở cuối bài ca dao là tiếng cười để tác giả dân gian qua đó bộc lộ những khát vọng, những ước mơ chính đáng về một cuộc sống, một xã hội công bằng, dân chủ.

 Qua cuộc mặc cả giữa Phú Ông và thằng Bờm, bài ca dao thể hiện một triết lý nhân sinh có ý nghĩa muôn thuở của người xưa đó là: trong cuộc sống không phải anh có tiền, có của là anh muốn gì cũng được, mua gì cũng được, đổi gì cũng được, làm gì cũng được…

 Nhìn ở góc độ văn hóa, bài ca dao Thằng Bờm một lần nữa khẳng định chiều sâu của vẻ đẹp trí tuệ và tư duy dân gian sâu sắc và độc đáo của người xưa: những kẻ mà trong cuộc sống tuy giàu về tiền bạc, của cải nhưng chưa chắc đã “giàu” về trí tuệ, ngược lại những người nghèo khó về tiền bạc nhưng có khi họ rất “giàu” về trí tuệ. Hay nói cách khác đó là cách nói “nhân vô thập toàn” của người xưa.

 Nói tóm lại, thông qua những hình ảnh biểu trưng như: “cái quạt mo” của thằng Bờm; hay những hình ảnh “ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi, nắm xôi…” của Phú Ông trong bài ca dao này tác giả dân gian trước hết muốn nói đến lên hai hạng người trong xã hội cũ trong thế đối lập đó là: gã trọc phú nhà giàu nhưng tham lam, ngu dốt rất hay khoe khoang và anh “dân đen” cùng đinh nhưng thông minh, lém lĩnh.

Nghệ Thuật Đàm Phán Trong Bài Thơ Thằng Bờm

Phân tích nghệ thuật đàm phán

– Thằng Bờm có cái quạt mo và việc sở hữu chúng Quạt mo của Bờm có lẽ không là gì so với những người khác nhưng nó lại là mục tiêu mà phú ông nhắm tới.

– Muốn có được nó phú ông phải thuyết phục đổi cho bằng được, nhưng không biết đổi thứ gì cho Bờm cả

– Phú ông giàu có có quyền thế nhưng phú ông vẫn tôn trọng Bờm không cậy thế ăn hiếp qua từ ngữ xưng hô ( xin đôi ). Thể hiện đàm phán tôn trọng đối phương.

  • Dò xét nhu cầu đối phương cần gì
  • Bò, trâu: súc vật đồng áng
  • Xâu cá mè: lương thực
  • Gỗ lim: xây dựng
  • Chim đồi mồi

Đây là cách mà phú ông thăm dò cái mà Bờm mong muốn.

 *Rút ra bài học ở đây là trong tất cả các cuộc thương lượng, trao đổi, không cần thiết phải cung cấp cái đắt tiền hơn mà chỉ cần đưa ra thứ mà đối phương cần.

– Trong bài thơ trên, Bờm không đổi cái quạt mo để lấy những thứ có giá trị mà chỉ lấy một vật ngang giá là một nắm xôi không quá tham lam đổi những thứ có giá hơn
– Do đó, bài học ở đây là trước khi bước vào một cuộc đàm phán, phải biết được mục đích của chính mình (về tài sản, về mối quan hệ xã hội) và phải định giá những gì mình đang có để có một cuộc đàm phán thành công.

Bài ca dao này đề cập đến như một ví dụ về nghệ thuật đàm phán của người Việt mà trong câu chuyện này thì Phú ông và Bờm sau khi thương thuyết cuối cùng đều có được cái mình muốn. Đó cũng chính là mấu chốt căn bản của bất kỳ cuộc đàm phán nào Biết mình biết ta đánh giá chính xác được đòi hỏi mong muốn của đối phương. 

Thohay.vn Chia Sẽ 👋 Bài Thơ Cái Trống Trường Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận