Bài Thơ Con Đường Của Bé [Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Con Đường Của Bé ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Bố Mẹ Giúp Bé Nhận Biết Được Con Đường Của Bé Chính Là Phải Đi Học.

Nội Dung Bài Thơ Con Đường Của Bé

Bài thơ Con đường của bé
Tác giả: Thanh Thảo

Đường của chú phi công
Lẫn trong mây cao tít
Khắp những vùng trời xanh
Những vì sao chi chít

Đường của chú hải quân
Mênh mông trên biển cả
Tới những vùng đảo xa
Và những bờ bến lạ

Con đường làm bằng sắt
Là của bác lái tầu
Chạy dài theo đất nước
Đi song hành bên nhau

Còn con đường của bố
Đi trên giàn giáo cao
Những khung sắt nối nhau
Dựng nên bao nhà mới

Và con đường của mẹ
Là ở trên cánh đồng
Cỏ ruộng dâu xanh tốt
Thảm lúa vàng ngát hương.

Bà bảo đường của bé
Chỉ đi đến trường thôi
Bé tìm mỗi sớm mai
Con đường trên trang sách.

Thohay.vn Chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Nhớ Ơn (Đồng Dao) ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Con Đường Của Bé Chủ Đề Giao Thông

Tranh áng thơ con đường của bé
Tranh áng thơ con đường của bé
Ảnh thơ hay nhất con đường của bé
Ảnh thơ hay nhất con đường của bé
Tranh thơ con đường của bé
Tranh thơ con đường của bé
Tranh thơ hay nhất con đường của bé
Tranh thơ hay nhất con đường của bé
Tranh thơ hay con đường của bé
Tranh thơ hay con đường của bé
Tranh lời thơ hay nhất con đường của bé
Tranh lời thơ hay nhất con đường của bé

Giáo Án Bài Thơ Con Đường Của Bé

Giáo Án Bài Thơ Con Đường Của Bé

1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:

– Trẻ thuộc thơ “ Con đường của bé”.
– Hiểu nội dung bài thơ “ Con đường của bé” muốn nhắc đến hình ảnh của những con đường và công việc của mỗi người trên con đường khác nhau và con đường của bé là đi đến trường học.

b. Kỹ năng:
– Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý

c. Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những con đường.

2. Chuẩn bị.
– Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ “ Con đường của bé”.
– Nhạc bài hát “ Những con đường em yêu”, “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
– Máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú.

– Cô và trẻ cùng hát bài “ Những con đường em yêu”.
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát nói về đường gì?
– Các con biết bài thơ nào nói về những con đường không?
Cô có một bài thơ rất hay nói về những con đường đấy, đó là bài thơ “ Con đường của bé” của nhà thơ Thanh Thảo.CM cùng lắng nghe nhé

HĐ2: Thơ con đường của bé.
+ Cô đọc mẫu lần 1: Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
– Cô đọc cho chúng mình nghe bài thơ “ Con đường của bé” của nhà thơ Thanh Thảo đấy?
– Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.
+ Cô đọc bài thơ lần 2: Bằng tranh minh hoạ
+ Lần 3: Đàm thoại trích dẫn.

– Cô vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ “ Con đường của bé”
– Bài thơ do ai sáng tác?
Do nhà thơ Thanh Thảo sáng tác.
– Đầu tiên là đường của ai?
– Đường của chú phi công ở đâu?

Đường của chú phi công
Lẫn trong mây cao tít
Khắp những vùng trời xanh
Những vì sao chi chít

– Còn đường của chú hải quân đi ở đâu?

Đường của chú hải quân
Mênh mông trên biển cả
Tới những vùng đảo xa
Và những bờ bến lạ.

– Con đường làm bằng sắt là của ai?

Con đường làm bằng sắt
Là của bác lái tàu
Chạy dài theo đất nước
Đi song hành bên nhau.

– Con đường của bố đi ở đâu?

Còn con đường của bố
Đui trên giàn giáo cao
Những khung sắt nối nhau
Dựng lên bao nhà mới.

– Con đường của mẹ đi ở đâu?

Và con đường của mẹ
Là ở trên cách đồng
Cỏ ruộng dâu xanh tốt
Thảm lúa vàng ngát hương.

– Con đường của bé đi đến đâu?

Bà bảo đường của bé
Chỉ đi đến trường thôi
Bé tìm mỗi sớm mai
Con đường trên trang sách.

Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những con đường, công việc của mỗi người trên con đường khác nhau và con đường của bé là đi đến trường học.
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những con đường.

* Dạy trẻ đọc thơ.
– Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
– Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
– Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
– Mời cá nhân trẻ đọc
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ )
* Cho trẻ xem video về nội dung bài thơ “Con đường của bé”
HĐ3. Kết thúc : Cô và trẻ cùng hát “Em đi qua ngã tư đường phố ” và ra ngoài

Giáo án số 2:

1. Mục đích – yêu cầu :
  * Kiến thức:
   -Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
   – Hiểu nội dung của bài thơ
   – các từ khó trong bài thơ.

  * Kỹ năng:
    – Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.
    – Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.
    – Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.

 * Thái độ:
   – Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.
   – Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa

2. Chuẩn bị :
 * Đồ dùng của cô: 
   –  Hình ảnh minh họa bài thơ.
   –  Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.
   –  Tranh vẽ của bài thơ
   –  Ti vi, đĩa nhạc.

 * Đồ dùng của trẻ :
   – Trang phục gọn gàng.

 * Địa điểm:  
  – Trong lớp

3. Các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
  – Trò chuyện :
  – Các con vừa hát bài gì?
  – nội dung thơ có ích lợi gì?
  – Qua thơ trên giúp các dduocj điều gì?

* Giáo dục:
  – giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.
  – dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ

* Giới thiệu bài :

  – Có một bài thơ nói về cái gì ,
  – Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ ……..
  – Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.

Hoạt động 2:
– Cung cấp kiến thức  

a.Cô đọc thơ :
  – Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
  – Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
 – Cô vừa đọc bài thơ gì?
 – Các em sẽ trả lời tên bài thơ
 – Bài thơ do ai sáng tác?
 – Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
 – Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
 – Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
 – Giải thích từ khó :

b.Trẻ đọc thơ:
  – Cả lớp đọc.
  – Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
  – Đọc nối tiếp.
  – Nhóm 4-6 trẻ
  – Đọc cá nhân.
  – Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ.  (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).

c. Trò chơi: “Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”
  – Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.
  – Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.

* Củng cố:  

  – Các con vừa đọc bài thơ  gì?
  – Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?

* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
  –  Nhận xét
  – tuyên dương.
  – Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
  – Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Chia Bánh ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận