Bài Thơ Con Tôm: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bài Thơ Con Tôm ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Các Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ Nhé.

Nội Dung Bài Thơ Tôm Càng Chăm Chỉ

Bài thơ Tôm càng chăm chỉ
Tác giả: Chưa rõ


Co mình như cánh cung
Rồi bật tung trong nước
Lặn ngụp xuống đáy sâu
Lại bật lên mặt nước

Hai râu như sợi cước
Đó là cần ăng ten
Hai càng giữ hai bên
Ôm mồi và bung liệng

Tôm càng không biếng lười
Chao liệng khắp mặt ao
Góp vào cảnh lao xao
Mặt ao vui buổi sớm

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Cua  ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Con Tôm Búng Mình

Con cá vàng bơi
Tác giả: Chưa rõ

Con cá vàng bơi là con cá vàng bơi
Con ốc nằm co là con ốc nằm co
Con tôm búng mình là con tôm búng mình
Con cua nó bò là con cua nó kẹp.

Những Bài Thơ Hay Về Con Tôm

Con Tôm
Tác giả: Huy Cận

Bạn ơi bạn đừng
Bạn đừng bắt chước
Con tôm nó đi
Nó đi thụt lùi.

Ta đi tới trước
Theo mẹ theo cha
Quyết không lùi bước
Chạm phải cột nhà!

Yêu tôm hay nghịch
Nó búng, nó vui
Nhưng em không thích
Nó đi giật lùi!

Chú Tôm
Tác giả: chưa rõ

Râu ria sặc sở giống như Rồng.
Chạy nhãy tung tăng khắp các sông.
Lũ lớn theo về nơi ruộng nước.
Mưa sâu tạm sống lại luôn đồng.
Thân đầu có lúc màu đen trắng.
Chân cẳng nhiều khi sắc nhuộm hồng.
Thong thả ta cùng đi bủa lưới.
Mang về trộn gỏi vui lòng ông.

Vịnh Con Tôm
Tác giả: Trần Bảo Kim Thư

Chẳng vượt Vũ Môn cũng giống rồng
Tung hoành khắp cả các con sông
Hai bên tả hữu bày gươm giáo
Một bụng đuôi đầu chứa sắc không
Xuống nước vẫy vùng thân ngọc bích
Lên bờ cong cớn xác pha hồng
Thân em ví được phò chân chúa
Há dễ kém chàng Triệu Tử Long!

Giáo Án Bài Thơ Con Tôm

Giáo Án Bài Thơ Con Tôm

1. Mục đích – yêu cầu :
  * Kiến thức:
   -Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
   – Hiểu nội dung của bài thơ
   – các từ khó trong bài thơ.

  * Kỹ năng:
    – Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.
    – Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.
    – Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.

 * Thái độ:
   – Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.
   – Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa

2. Chuẩn bị :
 * Đồ dùng của cô: 
   –  Hình ảnh minh họa bài thơ.
   –  Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.
   –  Tranh vẽ của bài thơ
   –  Ti vi, đĩa nhạc.

 * Đồ dùng của trẻ :
   – Trang phục gọn gàng.

 * Địa điểm:  
  – Trong lớp

3. Các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
  – Trò chuyện :
  – Các con vừa hát bài gì?
  – nội dung thơ có ích lợi gì?
  – Qua thơ trên giúp các dduocj điều gì?

* Giáo dục:
  – giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.
  – dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ

* Giới thiệu bài :

  – Có một bài thơ nói về cái gì ,
  – Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ Con Tôm
  – Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.

Hoạt động 2:
– Cung cấp kiến thức  

a.Cô đọc thơ :
  – Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
  – Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.

*Trích dẫn, đàm thoại:

  Đoạn thơ Con Tôm
 – Cô vừa đọc bài thơ gì?
 – Các em sẽ trả lời tên bài thơ
 – Bài thơ do ai sáng tác?
 – Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
 – Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
 – Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
 – Giải thích từ khó :

b.Trẻ đọc thơ:
  – Cả lớp đọc.
  – Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
  – Đọc nối tiếp.
  – Nhóm 4-6 trẻ
  – Đọc cá nhân.
  – Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ.  (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).

c. Trò chơi: “Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”
  – Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.
  – Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.

* Củng cố:  

  – Các con vừa đọc bài thơ  gì?
  – Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?

* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
  –  Nhận xét
  – tuyên dương.
  – Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
  – Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

a, HĐCCĐ:
– Trẻ ra  sân hít thở không khí trong lành
– Trò chuyện về tác hại của môi trường bị ô nhiễm
+ Muốn cho môi trường trong sạch phải làm gì?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ môi trường
– Phân cho từng nhóm nhặt lá vàng
– Giáo dục trẻ:

b, TCVĐ: “Trồng nụ trồng hoa”
– Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
– Chơi 2-3 lần

c, Chơi tự do
– Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình….
– Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Sinh hoạt văn nghệ
– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diễn.
– Trẻ hát, múa bài “Bầu và bí, Hoa kết trái,…”
– Đọc thơ diễn cảm “Rau ngót rau đay”
– Kể chuyện “Quả bầu tiên, sự tích cây khoai lang”
– Trẻ thực hiện, cổ động viên khuyến khích trẻ.
– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

2. Lao động tập thể
– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.
– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
– Cô nhận xét.
– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Quả Na ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận