Bài Thơ Củi Lửa ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích, Cảm Nhận ✅ Bài Thơ Là Một Tác Phẩm Của Nhà Thơ Dương Kiều Minh Được In Trong Tập Thơ Cùng Tên Của Anh.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Củi Lửa
Củi lửa
Tác giả: Dương Kiều Minh
Đời con thưa dần mùi khói
Mẹ già nua như những buổi chiều
lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã
bếp lửa ngày đông…
Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
bậc thềm dàn dụa trăng mỗi tối.
Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi
mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
con về yêu mái rạ cuộc đời.
Một sớm vắng
ùa lên khói bếp
về đây củi lửa
ngày xưa…
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Mặt Đường Khát Vọng ❤️️ ️Tuyển Tập Thơ
Ý Nghĩa Bài Thơ Củi Lửa
Bài thơ là một bài ca giao cảm với quê hương, với người mẹ đã gánh vác cả đời nuôi con lớn khôn. Bài thơ là một lời hồi tưởng đầy xúc động và da diết về những kỷ niệm tuổi thơ, những cảnh vật quen thuộc, những mùi hương thân thương của quê nhà. Bài thơ cũng là một lời than van, tiếc nuối về sự xa cách, sự lãng quên và sự phai nhạt của thời gian.
Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Củi Lửa Hay Nhất
Chia sẽ thêm bài văn mẫu cảm nhận phân tích bài thơ Củi lửa hay nhất bên dưới.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Củi Lửa Hay Nhất
Dương Kiều Minh (1960 – 2012) là một tác giả tiêu biểu của thơ ca Việt Nam đương đại. Bài thơ “Củi lửa” được in trong tập thơ cùng tên của anh. Đây là một bài thơ xúc động đã thể hiện những tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ dành cho những quãng thời gian trong quá khứ.
Cảm xúc của bài thơ khơi nguồn từ cái nhìn quá khứ. Đó là những năm tháng đã đưa con người đi xa khỏi căn nhà, gian bếp của mẹ. Mùi của khói bếp, mùi của tuổi xuân, nỗi niềm thôn dã xa lắc, xa lơ được dồn nén trong tiếng thở dài của nhà thơ.
Đời con thưa dần mùi khói
Mẹ già nua như những buổi chiều
lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã
bếp lửa ngày đông…
Đời con nay xa dần mùi khói vì nhiều lý do vì công việc, vì cuộc sống hiện đại nên những căn bếp rơm rạ mái lá ngày xưa chẳng còn. Điệp từ lăng lắc được lặp lại hai lần trong một câu thơ gợi nhớ về một kỷ niệm đã xa dần trong quá khứ. Lăng lắc tuổi thơ và lăng lắc niềm thôn dã, tất cả chỉ còn là những ký ức đẹp của một thời thơ dại. Nhớ nhiều thứ lắm nhưng nhớ nhất là “bếp lửa ngày đông…”vì trong bếp lửa ấm áp ấy có mẹ, có bà, có anh chị, có những người thân yêu bên gia đình mình.
Với những người sinh ra ở nông thôn thì bếp lửa ngày đông là một hình ảnh có giá trị rất lớn. Bếp lửa chính là nơi sum họp, đoàn tụ của cả gia đình, là nơi gói ghém tất cả những ký ức êm đẹp của tuổi thơ. Vì thế nỗi nhớ của nhà thơ luôn gắn liền với bếp lửa ngày đông.
Như một thước phim quay ngược, giấc mơ được quay trở về bên mẹ “Mơ được về bên mẹ”, đó là khát khao được quay trở lại với tuổi thơ, được ở bên mẹ hiền, gắn bó với những kỷ niệm bên mẹ yêu dấu. Những hình ảnh vốn không quá đặc biệt, vẫn mảnh vườn cũ, vẫn mảnh ao xưa, bậc thềm trải đầy ánh trăng, mùi lá bạch đàn, mái rạ thân thương, tất cả rất đỗi bình dị mà sao nay sao mà da diết đến thế
Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
bậc thềm dàn dụa trăng mỗi tối.
Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi
mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
con về yêu mái rạ cuộc đời.
Xen giữa những hình ảnh bình dị, thân quen là một hình ảnh rất đỗi trữ tình, nên thơ đó là hình ảnh bậc thềm dàn dụa trăng mỗi tối. Câu thơ mở ra một khung cảnh bình dị, êm đẹp giữa một bầu trời đêm tràn ngập ánh trăng, tất cả đều đẹp một cách nên thơ trữ tình. Những hình ảnh ao xưa, mảnh vườn nhỏ, mái rạ, mùi lá bạch đàn… tất cả đều gợi về một miền ký ức tuổi thơ. Ký ức đẹp trong cuộc đời mỗi con người và là tình cảm, nỗi nhớ của nhà thơ gửi gắm. Những hình ảnh bình dị ấy gợi cả tình cảm thân thương về một thời quá khứ ở mỗi người.
Cái nhìn bỗng trượt về hiện tại. Khổ thơ cuối hân hoan mà đáng thương quá đỗi. Xa xôi, thưa vắng rồi những hình dung một thuở, thế nên, trong màu khói bếp một sớm nào kia, tất cả bỗng quay về. Củi lửa nhen lên một quãng đời chỉ còn trong mơ ước.
Một sớm vắng
ùa lên khói bếp
về đây củi lửa
ngày xưa…
Một sớm vắng của ngày xưa tất cả cùng ùa về trong màu khói bếp với củi lửa của ngày xưa. Câu thơ cắt thành từng dòng nhỏ, giống như mảnh ký ức được lắp ghép từ ngày xưa, mập mờ, chập chờn trong quá khứ, với biết bao yêu thương. Khép lại bài thơ là hình ảnh của ngày xưa… với biết bao ký ức đẹp ngọt ngào nhưng cũng rất xa vời.
Bài thơ là những mảng ký ức được lắp ghép với biết bao tình cảm thân thương, trìu mến, với lòng biết ơn về quá khứ ngọt ngào, yêu thương, nhà thơ đã nói thay với người đọc biết bao nhiêu kỷ niệm gắn bó với tuổi thơ. Cảm ơn nhà thơ với những vần thơ ngọt ngào và ý nghĩa đã mang đến cho người đọc những kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Củi Lửa Ngắn Gọn
Văn bản “Củi lửa” của Dương Kiều Minh là một tác phẩm văn học đặc sắc, nói về cuộc sống của người dân miền núi và những khó khăn, gian khổ mà họ phải trải qua để có được ngọn lửa để nấu ăn và sưởi ấm.
Một trong những nét đặc sắc của văn bản này là cách tác giả sử dụng ngôn ngữ để tạo ra hình ảnh sống động, chân thực về cuộc sống của người dân miền núi. Từ những chi tiết nhỏ nhặt như cách đốt lửa, cách chọn gỗ để đốt, cho đến những khó khăn trong việc tìm kiếm ngọn lửa, tác giả đã tạo ra một bức tranh về cuộc sống đầy màu sắc và đầy cảm xúc.
Ngoài ra, văn bản còn thể hiện sự tinh tế trong cách xây dựng câu chuyện. Tác giả đã dùng những câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng rất sâu sắc để diễn tả những tình huống trong câu chuyện. Điều này giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
Cuối cùng, văn bản “Củi lửa” còn thể hiện sự tinh tế trong cách xây dựng nhân vật. Nhân vật chính trong câu chuyện là một người phụ nữ miền núi, tác giả đã tạo ra một hình ảnh rất đặc trưng về người phụ nữ miền núi, một người mẹ yêu thương gia đình và luôn cố gắng vượt qua khó khăn để bảo vệ cho gia đình của mình.
Tóm lại, văn bản “Củi lửa” của Dương Kiều Minh là một tác phẩm văn học đặc sắc, thể hiện sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng câu chuyện và nhân vật, mang đến cho người đọc những trải nghiệm đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Việt Bắc [Trần Dần] ️ ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích