Bài Thơ Việt Bắc [Trần Dần] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Bài Thơ Do NXB Hội Nhà Văn In Vào Năm 1990, Là Tập Thơ Đầu Tiên Được In Của Trần Dần Sau Thời Nhân Văn Giai Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Việt Bắc Của Trần Dần
Bài thơ: Việt bắc
Tác giả: Trần Dần
Chương I
Đây!
Việt Bắc!
Sông Lô
Nước xanh
Tròng trành mảnh nguyệt!
Bình Ca
Sương xuống
Lạc
Con đò!
Đáy dạ thời gian
Còn đọng
Những tên
Như
Nà Phạc
Phủ Thông
Đèo Thùng
Khau Vác
Tôi nhớ
Đồn Róm khi xưa
Nơi ta
Ngã xuống
Trời sao ấp ủ!…
Đây
Khe suối cạn
Nơi
Bạn ta nằm.
Chắc hẳn
Khu A.T.K
Beo gầm cỏ rậm
Bản xưa
Chim chóc
Phục hồi chưa?
Người khách đến!
Thuyền lên
Bến lạ
Mải vui
Sương núi
Trăng ghềnh
Tìm đâu
Dấu vết ngày xưa?
Đâu
Bom đạn tội tình
Thuở ấy?
Rừng chẳng nói
Lá rơi
Vàng võ!
Thác
Bạc phơ đầu
Mài gọt
Đá xanh!
Nhưng hãy tin
Nhiều đêm
Bên bếp lửa,
Lũ trẻ đầu xanh
Nghe
Chuyện người xưa,
Cũng
Mê mải
Như ta
Nghe cổ tích!…
Ở đây
Ta đã long đong
Chín mùa xuân cạm lửa,
Đạn
Như ruồi
Bâu kín
Gót chân đi!
Ở đây
Lên Bắc
Lại về Đông,
Vò võ
Chân trời
Khẩu súng,
Mỗi đêm
Từ biệt
Một quê hương!
Ở đây
Ta dấy nghiệp
Nhọc nhằn
Hai tay trắng
Mưu cơ
Tần tảo
Mới làm nên
Đất nước bây giờ
Chính
Cái nôi Việt Bắc
Bế bồng ta
Qua
Tất cả
Tháng năm đầy lửa
Nuôi ta
Nuôi cách mạng
Lớn khôn
Ta bầu bạn
Củ khoai môn
Nương sắn
Bạn
Con chim mất ngủ
Rừng già
Bạn
Sông Đà
Sông Mã
Chở đầy sao
Bạn hang núi
Lá vàng rơi
Khắc khoải
Ở đây
Muối mặn ta kiêng
Thương xót
Đời con khát nước
Tương lai
Ta thắt bụng
Vì mày!
Ta đã nhìn
Như
Người lính nhịn
Nhìn mùa xuân
Lại đến
Nhịn mùa đông
Nhịn điếu thuốc
Nhịn từng vuông vải
Nhịn no
Nhịn ấm
Nhịn tình yêu!
Ở đây
Mây sớm
Quẩn
Sương chiều
Đầu bản
Hùm kêu
Khản giọng
Đạn bom
Chầu chực
Bốn bên nhà
Ta sống
Giữa
Bản hùng ca nguy hiểm
Ở đây
Manh áo vải
Chung nhau
Giấc ngủ
Cũng chung
Chiếu đất
Hành quân
Chung
Khói bụi đường trường
Con muỗi độc
Chung
Nhau cơn sốt
Chiến trường
Chung
Dầu dãi đạn bom
Tới khi ngã
Lại chung nhau
Đất mẹ
Hãy chia sẻ cho nhau
Gió Bấc!
Chia
Mưa phùn
Nước lũ
Cơm thiu.
Để đến lúc
Mắc trung vây địch.
Lại chia nhau
Những thỏi đạn
Cuối cùng
Ở đây
Ta mắc nợ
Núi rừng
Một món nợ
Khó bề trang trải
Việt Bắc
Cho ta vay
Địa thế!
Vay từ
Bó củi
Nắm tên
Vay từ
Những hang sâu
Núi hiểm
Cả
Trám bùi
Măng đắng
Đã nuôi ta
Ta mắc nợ
Những rừng sim bát ngát
Nợ
Bản Mường heo hút
Chiều sương
Nợ
Củ khoai môn
Nợ chim muông
Nương rẫy
Nợ
Tre vầu
Bưng bít
Rừng sâu
Nợ con suối
Dù trong
Dù đục
Nợ
Những người
Đã ngã
Không tên
Ôi
Thế kỷ
Muôn quên
Ngàn nhớ!
Nợ này
Đâu dễ trả
Mà quên!
Đi!
Tất cả!
Dù quen tay vỗ nợ
Cũng chớ bao giờ
Vỗ nợ
NHÂN DÂN!
Chương V
Tết! –
Ồ thế, thêm một tết!
Tôi
quẳng nó
vu vơ
vào một xó lòng,
nơi đó
là kho đồng nát
một đống Tết xa nhà
dã han rỉ lên…
Chao ôi!
chuỗi ngày đêm
thắt
nút tất niên,
đau
như
một nút thừng
thắt cổ!
Vì đâu?
Con tàu cuộc sống
bỏ neo
lên bến nghỉ
hàng năm?
Có lẽ
cuộc đời
thấm mỏi!
Phải sửa sang
cái vỏ con tàu,
đây đó
ít nhiều
hoen rỉ?
Đêm nay –
cái tối
tối ba mươi
Các vì sao
đi họp
cuối năm
để phố rỗng trên trời
tắt điện.
Bên bếp lửa
rét
rình cơ hội,
lẻn vào trong
ăn trộm
hơi người.
Chúng tôi ngồi
Đống lửa ngồi bên.
Vò rượu mẻ
rót tràn sang
bát vại
Mâm cỗ
linh đình.
Chỉ thiếu
ít khói nhang?
Lại quên
khấn
người xưa
cùng bác mẹ? …
Người ta
đốt
tràng pháo cười
vô tận.
Nhưng rồi
tiếng cười
gục xuống
quanh mâm.
Rồi
kỉ-niệm-mưa-dầm
lên tiếng gọi.
Rượu đã đau môi!
Men vào đắng phổi!
Tiệc tàn
xuân vẫn
chửa sang cho …
Ngoài kia –
năm cũ sắp đi
tung cái lạnh
phá rừng
phá bản.
Tưởng như
quá khứ hết nhiệm kỳ
còn phá tán
trước giờ
suy sụp hẳn.
Tôi chạy trốn
cảnh
tan hoang bàn tiệc.
Ngồi uống
trà khan
bên cửa sổ mở toang.
Lá rơi
như
tiếng nấc thời gian,
nấc ở
biên – thuỳ – năm – cũ.
Cái rét
làm đông
miếng tiết bầu trời!
Còn tội gì
đau hơn
là
tội nhớ thương?
Hay là ngủ
như người lính trận,
quật ngã tình riêng
như
quật ngã kẻ thù?
Nhưng
Chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch
càng kêu
càng đắng! *
Hay là khóc
như người con gái
hãy còn khóc được
mỗi khi đau?
Nhưng ta không quen
châm chích
nhọt tim buồn
cho nó chảy
muôn dòng lệ đỏ!
Nước mắt
có bao giờ
khuây khoả được
người ta? …
Hay là
rên rỉ giống heo may?
Nhưng
gió ấy
đã đôi phen nức nở
làm đau thêm
rái đất khổ đau này!
Hay là
giang tay
bóp cổ
mọi lời than
như
một kẻ
sát-nhân-tình-cảm?
Nhưng
bàn tay không chịu
rắn đanh!
Quả đấm
chối từ
không đấm ngực!
Người ta
chẳng thể lấy kìm
kìm kẹp nát
buồn thương …
Hay là
đi giải trí?
Đánh lừa tim
vài điệu múa
dăm bản đàn nhộn nhịp?
Nhưng
chính ta
là người
đi giải trí
người ta.
Cây đàn đó
thường khi
thôi thúc nhạc,
bỗng dưng nay
treo cổ
cuối gian nhà!
Tôi vốn
chuyên nghề
cung cấp
mọi niềm vui
Mà chẳng thể
ba lơn
cùng
kỉ niệm …
Tôi ngồi
hoá đá
giữa giao thừa
một pho tượng
đục bằng đau khổ
Không!
Hãy đi đi!
Dù đi buồn đứt ruột
Con tim
dù
hoen ố
nhớ thương!
Đi!
Dù biết
khổ đau còn là luật
của trái đất này
khi
nó chuyển mình đi!
Hãy thù ghét
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục,
mọi thói quen
nếp nghĩ – mù loà!
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý,
mỗi ngày
bỏ
sau lưng
nghìn hải – cảng – mưa – buồn!
Hãy đi mãi
Khi trái đất còn đeo bom
trước ngực
thắt lưng
còn lựu đạn, bao xe: —
Khi bạo lực còn khua
môi mõm mốc xì,
khẩu đại bác mỏi đừ
vẫn sủa; —
Khi bóng tối
còn đau như máy chém
những lời ca đứt cổ
bị bêu đầu
Lũ đao phủ tập trung
hình cụ
mặt trời lên
phải mọc giữa rừng gươm;
Khi thế kỷ còn rung
chuông lừa bịp.
Những canh gà
báo trượt rạng đông.
Con rắn lưỡi cắng người như cắn ngoé:
Khi xe tăng
chửa đi cấy đi cày,
như
một lũ tội nhân cần cải tạo;
Khi
con thò lò ngày đêm hai mặt đói meo,
còn quay tít
trên kiếp người hạ giá;
Những khi ấy
sẵn sàng
nổi giận,
loài người
còn tổ chức nhau đi.
Hãy đi mãi như người
cộng sản
có thể mỏi mọi điều
không mỏi tấn công!
Phải làm lại chúng ta, tất cả
không tha,
để đừng có một ai lần lữa,
chân lý gọi tên đi,
Hãy đi mãi! —
dù mưa băm nát mặt
Sương rơi, hơn đạn xưa
đau đầu.
Dù bốn mùa
nhung nhức nắng mưa
mùa bão tuyết thế chân
mùa gió độc.
Hãy đi mãi! —
dù mưa đông phục kích
hay
lửa hè đánh trộm sau lưng
Dù những đêm
buồn như sa mạc hoang vu
Ðoàn du mục tủi thân
vùi bãi cát.
Dù
những ngày, mũi kiếm heo may
đi hành hạ
những tâm tư trằn trọc
Hãy đi mãi!
dù trên biển cả
sống như người vật vã
khắp đại dương.
Dù những con tầu
bỗng nhớ bến bình yên.
còi rúc mãi những tiếng kêu rùng rợn
Hãy đi mãi!
dù khi cần thiết
người ta cần đói khát
vượt bình xa.
Ta bỗng có thể nhịn lâu
hơn cả lạc đà.
đi
đến tận những kinh thành no ấm.
Hãy đi mãi!
dù có phen chót ngã
Hãy bó đôi chân lầm lỡ
mà đi.
Hãy tin chắc
rồi ta
xứng đáng
một vòng hoa đỏ nhất
phủ quan tài
Tôi chửa có khi nào quên táo bạo
chửa khi nào quên hát
quên đau.
Tôi yêu đất mẹ đây
có cỏ hoa làm chứng
Tôi yêu chủ nghĩa này
cờ đỏ cãi cho tôi.
Nhưng
chẳng thể rúc kèn cũ rích,
vác loa mồm kêu:
“Hiện tại rất thiên đường!”
Không!
Thiên đường chúng ta
là nối đuôi nhau
vô tận triệu Thiên đường.
Ði mãi
chẳng bao giờ thoả.
Tôi có thể mắc nhiều
tội lỗi,
chẳng bao giờ quá ngu đi
mắc tội: nằm!
Han rỉ
khác gì cái chết?
Chết con tim chẳng còn dám đau thương.
Chết khối óc
chẳng còn dám nghĩ!
Nếu
tôi chửa đến ngày thổ huyết
phổi tôi còn xâu xé mãi
lời thơ.
Tôi có thể mặc thây
ngàn tiếng chửi tục tằn
trừ tiếng chửi:
“Sống không sáng tạo!”
Nếu tôi bị gió sương
đầu độc,
một hôm nào ngã xuống
giữa đường đi
tôi sẽ ngã
như người lính trận
hai bàn tay chết cứng
vẫn ôm cờ.
Nếu vầng nhật
thui tôi làm bụi,
nắng oan khiên đốt lại
làm tro
Bụi tôi sẽ
cùng ta
vẫn sống
vẫn chia nhau gió bấc
xẻ mưa phùn.
Nếu dĩ vãng đè trên lưng
hiện tại
nặng nề
hàng tạ đắng cay,
tôi sẽ nổ tung
ngàn kho đạn tiếng kêu
tan xác pháo
mọi cái gì cũ rích,
Nếu
hàm răng chuột nhắt của gia đình
gậm nhấm
cả tình yêu cùng dự định
tôi sẽ biến thân tôi thành
thép nguội
làm thất bại
mọi thứ rũa đã quen rũa người
tròn trặn quá hòn bi.
ở trong tôi
nếu còn sức mạnh gì
chính là sức những ai
nghèo khổ nhất.
những ai
lao lực nhất
địa cầu ta.
Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu
nặng nề sáng tạo
như
nâng một viễn vọng đài
trên cuộc sống hàng ngày
nhí nhách
Tôi vẫn cháy
ngọn hải đăng con mắt
ở trong biển sống
từng đêm.
Tôi vẫn đóng những câu thơ
hư người thợ
đóng tàu,
chở khách
đi về phía trước,
nói
loài người
đã biết sống chung nhau.
Nói
tất cả
chẳng còn ai bần tiện,
chẳng còn lo
cơm áo
nợ nần.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Bài Thơ Việt Bắc ❤️️Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm
Ý Nghĩa Bài Thơ Việt Bắc Của Trần Dần
Bài thơ mang ý nghĩa sự tri ân hối tiếc nhung nhớ những tháng năm tại chiến trường việt bắc, đồng thời cũng tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh năm xuống tại việt bắc ngày ấy.
Đôi Nét Về Tác Giả Trần Dần
Đôi nét về tác giả Trần Dần
- Nhà văn, nhà thơ Trần Dần, tên thật là Trần Văn Dần, sinh ngày 23.8.1926 mất ngày 17.1.1997, tại Hà Nội.
- Quê gốc: Tp Nam Định. Thuở nhỏ, ông học ở Nam Định. Hết năm thứ 4 bậc thành – chung, ông dời Nam Định, lên Hà Nội học tiếp tại trường tư thục Louis Pasteur và Văn lang cho tới khi đỗ Tú tài phần đái.
- Năm 1945, ông tham gia hoạt động cách mạng, sau đó nhập ngũ. Suốt,trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông vừa hoạt động văn nghệ, vừa tham gia các công tác kháng chiến : công tác địch vận, phụ trách tờ báo Sóng Đà của Trung đoàn 148, viết cho các báo, phụ trách Đoàn văn công Tổng cục Chính trị.
- Sau hòa bình (1954), ông làm việc ở tạp chí Văn nghệ quân đội, tiếp tục viết văn và dịch tác phẩm văn học.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc❤️️Nội Dung, Phân Tích