Bài Thơ Cỏ Dại Của Vĩnh Linh ❤️️ Ý Nghĩa, Phân tích ✅ Bài Thơ Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh Được Viết Vào Năm 1969 Tại Vĩnh Linh, Quảng Trị.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cỏ Dại Của Vĩnh Linh
Bài thơ: Cỏ dại
Tác giả: Xuân Quỳnh
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên
Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại
Không nhà cửa. không bóng cây. Tim lối
Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi.
Người dân quân tì súng lắng nghe
Bài hát nói về khu vườn đầy trái
Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại
Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh
Mảnh đạn bom và chất lân tinh
Đã phá sạch không còn chi nữa
Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Và cuối cùng còn có đất mà thôi
Thù trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ
Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
Có một lần anh tìm đến bà con
Khi xúm xít quanh anh thăm hỏi
Giữa câu chuyện có điều này đau nhói:
Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa?
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Thơ Xuân Quỳnh Về Tình Yêu Và Nổi Nhớ ❤️️Những Bài Hay Nhất
Ý Nghĩa Bài Thơ Cỏ Dại
Bài thơ viết về những cây cỏ dại gần gũi, quen thuộc nơi quê hương, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ.
Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Cỏ Dại Hay Nhất
Chia sẽ những bài văn cảm nhận, phân tích bài thơ cỏ dại hay nhất.
☛ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Cỏ Dại Ngắn Hay
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình… Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Cỏ dại là một bài thơ đậm chất trữ tình của nữ thi sĩ nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ mượn hình ảnh của những cây cỏ dại để nói về sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi xót thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ. Đồng thời, thông qua việc miêu tả về sự sống và sự bền chặt trong tự nhiên, bài thơ còn dẫn chúng ta suy ngẫm về quá trình phát triển của con người trong xã hội.
Ở đoạn đầu, nhà thơ mô tả một cảnh tượng về cỏ dại, một loài cây bị coi là vô dụng và không có giá trị. Nhưng nhà thơ lại cho rằng, cây cỏ này cũng có quyền được tồn tại và sinh sôi trong tự nhiên như bất kỳ loài cây nào khác.
Trong khi đó, ở những đoạn tiếp theo, nhà thơ đưa ra hình ảnh chiến trường bị tàn phá sau cuộc chiến tranh. Câu thơ “Thù trong lòng và cây súng trên vai” chứa đựng ý nghĩa về sự tàn phá của chiến tranh đối với con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, ngay cả trong cảnh tàn phá đó, cây cỏ dại vẫn có thể mọc lên đầu tiên sau khi nước rút, với sự bền chặt và khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.
Cỏ có mặt khắp mọi nơi, ý chí sinh tồn hơn bất kì loài cây gì. Hình ảnh cỏ trở nên đẹp hơn khi tác giả mượn hình ảnh để nói về người lính.
Sau chiến tranh người ta mất mọi thứ ngoại trừ đất và cỏ. Cỏ mang sức sống mãnh liệt, không ai có thể hủy diệt được. Tác giả mượn hình ảnh cỏ để nói lên tâm tư, tình cảm dành cho những con người tuy bề ngoài nhỏ bé nhưng ý chí, nghị lực phi thường. Chỉ có sức mạnh nội tại mới vượt qua tất cả. Những khó khăn, gian nan, vất vả hôm nay sẽ không là gì nếu như ta không ngừng cố gắng, nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Đồng thời, qua đó tác giả còn nói lên tình yêu quê hương của những người lính trẻ. Hình ảnh: Cỏ dại, lúa, dòng sông, ngọn núi, rừng cây.. Tất cả hình ảnh trên gợi nhớ quê hương đậm tình. Dù mang trọng trách trên vai nhưng người lính vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi đã dưỡng dục sinh thành.
Ở đoạn cuối, nhà thơ mô tả về những kỷ niệm tuổi thơ. Câu thơ “Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ/Mọc vô tình trên lối ta đi” thể hiện sự giản đơn và không đáng kể của loài cây này trong cuộc sống con người, nhưng nó lại là một phần quan trọng của ký ức và những kỉ niệm của chúng ta.
Tổng thể, bài thơ “Cỏ dại” của Xuân Quỳnh thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về loài cỏ dại cũng như ý nghĩa đầy tính nhân văn của việc coi trọng các giá trị đơn giản và tinh tế trong cuộc sống. Hãy giống như ngon cỏ kia, dù gặp phải bao nhiêu khó khăn thì cũng hãy mạnh mẽ vươn lên, mạnh mẽ sinh tồn và chống chọi với những biến cố.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Những Bài Thơ Hay Về Mẹ Của Xuân Quỳnh ❤️️ Chùm 20+ Bài
☛ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Cỏ Dại Tiêu Biểu
“Cỏ dại” là một trong số ít bài thơ thể hiện chất triết lí của ngòi bút Xuân Quỳnh. Bởi thơ Xuân Quỳnh thường giản dị, dễ hiểu, cảm xúc bộc lộ tự nhiên. Xuân Quỳnh ít khi triết lí. Đó không phải là cách để bà tạo nên thế giới nghệ thuật riêng cho mình.
“Cỏ dại” là hiện tượng đặc biệt. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, cỏ dại mang trong nó sức sống vừa khiêm nhường vừa vô cùng mạnh mẽ. Sức sống mà không ai có thể giết được. Thậm chí khi nước dâng, cỏ là loài thường bị ngập trước tiên, nhưng khi nước rút, chúng lại là loài mọc lên đầu tiên. Nhận thức về sức sống của cỏ, nhân vật trữ tình đồng thời nhận ra giá trị của những điều tưởng chừng bé nhỏ trong cuộc sống. Có những sự vật dù nhỏ bé nhưng góp phần làm nên sự sống trường tồn.
Bài thơ còn thể hiện đầy cảm động tình cảm của nhân vật với quê hương. Đó cũng chính là tình yêu đất nước thiết tha, mãnh liệt.
Bài thơ gửi gắm nhiều bức thông điệp ý nghĩa: Dù nhỏ bé nhưng hãy luôn kiên cường; trước khó khăn không bao giờ được gục ngã; cần phải biết trân trọng những điều bình dị..
Chất trữ tình quyện hòa cùng chất triết lí đã tạo nên sự sâu sắc và xúc cảm lắng đọng cho bài thơ.
Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người lính. Hình ảnh: Cỏ dại, lúa, dòng sông, ngọn núi, rừng cây.. Tất cả hình ảnh trên gợi nhớ quê hương đậm tình. Dù mang trọng trách trên vai nhưng người lính vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi đã dưỡng dục sinh thành. Sau chiến tranh người ta mất mọi thứ ngoại trừ đất và cỏ. Cỏ mang sức sống mãnh liệt, không ai có thể hủy diệt được.
Tác giả mượn hình ảnh cỏ để nói lên tâm tư, tình cảm dành cho những con người tuy bề ngoài nhỏ bé nhưng ý chí, nghị lực phi thường. Chỉ có sức mạnh nội tại mới vượt qua tất cả. Những khó khăn, gian nan, vất vả hôm nay sẽ không là gì nếu như ta không ngừng cố gắng, nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn. Cỏ có mặt khắp mọi nơi, ý chí sinh tồn hơn bất kì loài cây gì. Hình ảnh cỏ trở nên đẹp hơn khi tác giả mượn hình ảnh để nói về người lính.