Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc [Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích]

Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Dàn Ý.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được sáng tác năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi Hà Nội để lên chiến khu Việt Bắc lập căn cứ suốt chín năm chống lại thực dân Pháp. Bài thơ này được in ấn và xuất bản trong các tài liệu sau:

  • Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1970
  • Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
  • SGK Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, 2002

Nội Dung Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Cùng đọc và tìm hiểu nội dung chi tiết bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết hôm nay nhé!

Cảnh rừng Việt Bắc
Tác giả: Hồ Chí Minh

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Đón đọc thêm🌿 Bài Thơ Không Ngủ Được Của Bác 🌿 Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích

Về Tác Giả Hồ Chí Minh

Chia sẻ ngay các thông tin quan trọng về tác giả Hồ Chí Minh.

  • Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
  • Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế. Bên cạnh đó Bác còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc
  • Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng.
  • Quan điểm sáng tác
    • Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
    • Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
    • Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  • Sự nghiệp sáng tác:
    • Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
    • Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu
    • Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ…)

Về Tác Phẩm Cảnh Rừng Việt Bắc

Về tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc, đây là một bài thơ thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú tức là 7 chữ 8 câu. Nội dung chính của bài thơ là miêu tả chiến khu Việt Bắc, cuộc sống với núi rừng chim muông, giản dị, đơn sơ, tràn đầy sự lạc quan, vui vẻ của Bác Hồ.

Chia sẻ cảm nhận về🌿Bài Thơ Cảnh Khuya 🌿 Nội Dung, Giá Trị

Ý Nghĩa Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Ý nghĩa: thông qua việc miêu tả thiên nhiên và điều kiện nơi chiến khu Việt Bắc, ta thấy rõ được sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ.

Đừng nên bỏ qua ❤️️Bài Thơ Rằm Tháng Giêng [Nguyên Tiêu] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa

Bố Cục Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Bố cục bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc có thể chia thành 4 phần:

  • Phần 1: Hai cầu đầu: Cảnh thiên nhiên Việt Bắc
  • Phần 2: Hai câu tiếp theo: Việc ăn uống tại Việt Bắc
  • Phần 3: Hai câu tiếp theo: Sự lạc quan của Bác
  • Phần 4: Hai câu cuối: Niềm tin của Bác vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến

Giá Trị Tác Phẩm Cảnh Rừng Việt Bắc

Cùng tìm hiểu giá trị tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc sau đây nhé!

Giá trị nội dung

  • Bài thơ tràn đầy sự lạc quan, giản dị, nghị lực của Bác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu Việt Bắc nhưng Bác vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp của tự nhiên khiến lòng Người luôn tràn đầy năng lượng mới

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ thất ngôn bát cú
  • Ngôn từ gần gũi, giản dị, hình ảnh thơ trong sáng, dễ hiểu

Tìm hiểu chi tiết về bài🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh] 🌿 Những bài văn mẫu hay nhất

Dàn Ý Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Tìm hiểu cách lập dàn ý bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngay sau đây nhé!

I. Mở bài:

  • Khái quát một số thông tin quan trọng về chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
  • Giới thiệu về bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc và hoàn cảnh sáng tác

II. Thân bài:

a. Hai câu đầu:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Bác miêu tả cảnh rừng Việt Bắc trông thật gần gũi và tươi sáng. Thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

b. Hai câu tiếp theo:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,

=>Diễn tả cuộc sống nơi đây rất bình dị, gần gũi, thể hiện sự giản dị trong ăn uống của Bác

c. Hai câu tiếp theo

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Đây là sự tiếp nối hai câu luận, thông qua đó ta càng thấy cảnh với người, thực tại gần lại nhau, quyện lại nhau.

=>Cuộc sống đơn giản nhưng nồng hậu, vào lúc ấy, như vậy là tốt lắm rồi

d. Hai câu cuối

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

=> Niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến để có dịp trở lại với non nước, núi rừng Việt Bắc, nơi đã che chở, bảo bọc Cách mạng

III. Kết bài: Nếu khái quát lại về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Tiếp theo là mẫu sơ đồ tư duy bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc mà Thohay.vn vừa sưu tầm được.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc

Đọc và phân tích bài thơ 🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷Nội dung, Ý nghĩa

3 Mẫu Phân Tích, Cảm Nhận Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Hay Nhất

Không nên bỏ qua các mẫu phân tích, cảm nhận bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc hay nhất dưới đây nhé!

Cảm Nhận Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Hay Đặc Sắc – Mẫu 1

Bác chúng ta có rât nhiều nơi để công tác, gắn trên những đoạn đường ấy, bao suy tư về cảnh và người đã thúc giục thi nhân lưu lại nó trong những trang sách để đời.

Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử, là nơi Bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn mà nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn nhiều thi nhân bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương, để gửi lại nơi đây qua bài thơ thất ngôn bát cú cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.

Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc.

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
…..
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Với âm thanh lay động những tâm hồn, giúp tâm hồn thanh bình trở lại cùng hòa quyện với mây trời, có tiếng của thiên nhiên, tiếng của rừng xanh làm người ta vui thích, kích thích sự tưng bừng và sáng tạo “Vượn hót chim kêu” giữa không gian hùng vĩ.

Không quên diễn tả tình cảm đôn hậu của người dân nơi đây, thể hiện tình hiếu khách là đặc trưng của họ, để thơm nức tiếng xa gần. Sự tiếp đón nhiệt thành của người Việt Bắc chẳng có gì ngoài đặc sản của rừng núi, nó càng mộc mạc “ngô nếp nướng”, lại càng thiết tha, chân thành làm người ta mỗi khi đi xa phải nhớ.

Tấm lòng son ấy còn thể hiện sự hoạt động đầy mạnh mẽ, hoang dã của người dân ở mỗi buổi “đi săn” những con thú rừng sau đó sẽ trở thành thứ quà ngon đãi khách quý “thịt rừng quay”, thể hiện sự vui thích khi thưởng thức nó qua động từ “chén”.

Hình ảnh của Việt Bắc kháng chiến là địa danh lịch sử, mà vẻ đẹp thơ mộng của nó ở sự hùng vĩ của phong cảnh núi rừng ở đây, mượn thành ngữ xưa “Non xanh nước biếc” mới lột tả hết vẻ đẹp của nơi này.

Rừng núi bạt ngàn, trải dài trước tầm mắt với màu xanh dễ chịu, nguồn nước tự nhiên xanh biếc một màu, tươi mát, đầy sức sống, hứa hẹn nó sẽ là hình ảnh in đậm trong trái tim người đến và người đi qua nơi này.

Với sự sinh hoạt thường nhật, cần cù của con người ở đây còn tạo ra nguồn lương thực dồi dào cho cuộc sống, cho sức khỏe của họ, thể hiện ở đây sự chất lượng của nguồn thực phẩm mà tạo hóa cũng ưu ái giúp đỡ miền đất ấy “Chè tươi, rượu ngon”. Việc sử dụng đầy đủ các tính từ, động từ đã làm cho câu thơ thêm hình, hay hơn.

Hai câu thơ tiếp theo là sự yêu thương dồn tụ, lời hứa hẹn cho Người đi về miền xuôi làm công việc khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc, sẽ nhất định giành thắng lợi, giải phóng cho tổ quốc. Tráng, hạc, xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, sự trường tồn và vĩnh hằng của của đất nước, của mùa xuân.

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Vì cảnh đẹp đã ghi tạc trong những tâm tư sâu nặng trong lòng Người, Người khẳng định lòng chung thủy sẽ quay trở lại thăm nơi này, lời hứa hẹn son sắt khi từ biệt mảnh đất tươi đẹp này về miền xuôi. Người không bỏ mặc thiên nhiên, coi nó sống động trong tâm hồn mình, vì thế Bác chẳng bao giờ lãng quên quá khứ đẹp đẽ, mất đi tình yêu thương với Việt Bắc.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho câu thơ cuối của thi phẩm một vẻ đẹp phong thái ung dung tự tại, một tâm hồn giàu có và thanh cao.

Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giản dị mà thấm đượm tình yêu Việt Bắc, niềm tin tưởng cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhất định thành công của Bác. Hàng thập kỉ về sau, khi đọc lại, ta vẫn thấy được thi vị giàu gợi hình gợi cảm của bài thơ.

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Lần thứ nhất là trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nói vắn tắt đôi lời để thấy trong bối cảnh như vậy mà vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh vẫn luôn dạt dào niềm xúc động trước cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với một tứ thơ tức cảnh hàm xúc và tràn đầy lạc quan, mà có lẽ chỉ những người cách mạng mẫu mực như Bác Hồ mới có trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy.

Mở đầu bài thơ, Bác đã như reo lên trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Nhưng lạ là ở chỗ, cái hay ấy không phải là cái gì xa vời, lại càng không phải những cái gì gợi sự tò mò, kiểu như võ sĩ vào rừng săn tìm sự lạ lùng và khơi gợi trí tò mò. Ở đây, cái hay chính là thiên nhiên, nói cách khác, là sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên nhiên.

Thế nên, dẫu có suốt ngày vượn hót, chim kêu mà có ai đó khó tính cảm thấy đinh tai, nhức óc, thì với Bác Hồ, đến cỏ cây hoa lá đất trời xanh cũng làm cho lòng Người rưng rưng tha thiết, thì ngày ngày được nghe tiếng vượn hót, chim kêu ấy càng như nhắc nhở, giục giã công việc và khơi gợi suy nghĩ vì non sông, đất nước.

Chỉ với hai câu mở đầu đã cho người đọc thấy nhà thơ yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên đến mức nào; hay nói rộng ra, lòng yêu nước ở Bác Hồ không phải là cái gì xa vời mà chính là từ tình yêu thiên nhiên, yêu những gì gắn bó, thiết tha, gần gũi với cuộc sống thường nhật của chính mình và đồng loại, mà vì nó có thể hy sinh tất thẩy để phụng sự suốt đời.

Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực tại của cuộc kháng chiến chín năm muôn vàn khó khăn, gian khổ thì thiên nhiên ở đây không chỉ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (thơ Tố Hữu), mà còn thực sự góp phần giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt đời thường, nuôi dưỡng sức lực cho quân ta đánh giặc. Cái thực tại ấy được Bác Hồ khắc hoạ bằng nét mộc mạc, giản dị, chân thực trong bốn câu thơ đặc tả sinh hoạt đời thường rất gợi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
…..
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Chỉ bốn câu thôi, mà làm người đọc thấy được cuộc sống của những người đi kháng chiến ở núi rừng. Không phải là một cuộc sống hoàn toàn sung sướng “cơm gà, cá gỡ”, nhưng cũng không phải là một cuộc sống túng bấn đến mức “cơm không có mà ăn”, như hồi ấy có kẻ lầm tưởng những người kháng chiến ở rừng xanh núi ngàn. Cảnh sống ấy thật đơn giản mà lịch sự biết nhường nào, bởi cái tình người với nhau chan chứa, mặn nồng, tha thiết đến cái bắp ngô, củ sắn cũng bẻ đôi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay.

Chỉ có thế, nhưng thật là thịnh soạn, với một từ “chén” đủ làm người đọc thấy niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng xanh núi ngàn. Với niềm lạc quan ấy thì trước phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có thể thả bộ thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng, hay ngồi ngâm nghi giây lát bên chén rượu, ấm trà cũng là điều rất hợp lẽ, rất đời thường:

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Đến đây, người đọc càng thấy sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ gấp bội phần. Nhất là ở hai câu kết:

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc thật đáng ngưỡng mộ và noi theo biết chừng nào.

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Ngắn Gọn – Mẫu 3

Có những bài thơ hay, chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy tươi mới, vẫn thấy cảm hứng như mới đọc lần đầu. “Cảnh rừng Việt Bắc” là một bài như vậy.

Bác Hồ viết bài này vào năm 1947, năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Dẫu bận trăm công nghìn việc trong lúc toàn tâm toàn ý lãnh đạo kháng chiến, Bác vẫn giữ vững tư thế ung dung thư thái của một nhà thơ hiền triết, có phảng phất như phong thái của những nhà thơ Việt Nam xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông…

Ung dung thư thái, hồn thơ hoà hợp với thiên nhiên, nghe âm thanh thiên nhiên qua tiếng “vượn hót chim kêu”. Cuộc sống bình dị, thưởng thức những món ăn quê hương, rừng núi “ngô nếp nướng, thịt rừng quay”.

Trong câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ “chén” thay cho chữ “ăn”. Nghe thân mật mà có thoáng nét cười. Chúng ta mỗi khi vui bạn thường rủ bạn đi “chén” một chút gì cho thêm vui.

Câu thơ thứ năm càng thể hiện rõ sự ung dung, thư thái dạo gót ngắm cảnh thiên nhiên: non xanh nước biếc. Chính những lúc dạo gót như vậy, đầu óc rất thanh thản minh mẫn, có thể nảy ra những ý nghĩ hay, đẹp.

Tiếp theo tứ thơ đó là một tứ thơ tuyệt vời thoải mái:

“Rượu ngọt chè tươi mặc sức say”

Chè tươi có thể say đã đành, đến rượu ngọt là Bác nói vui thế thôi, chứ trong thực tế Bác không phải là người hay rượu. Trong thơ Bác, đôi khi có thoáng chữ “rượu” nhưng cũng chỉ là biểu tượng để nói về men thơ, chứ không phải là “rượu” thực thể.

Kết thúc bài thơ, thi tứ lại càng tươi vui và bay bổng. Nghĩ đến ngày kháng chiến thành công, Bác dự cảm trở lại “Cảnh rừng Việt Bắc”, sẽ gặp lại trăng rừng núi, xuân rừng núi như những cố nhân, và gặp lại chim hạc, loài chim huyền ảo gợi cảnh thần tiên.

Thế là bài thơ có thể ví như một cuộc “du sơn”, nhà thơ lên núi, lên cao dần, càng lên càng “say” và lên đến đỉnh thì đã tiếp cận với một cõi siêu phàm.

Đọc hiểu bài thơ🌱 Từ Ấy [Tố Hữu]🌱Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận