Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi Ý Nghĩa Và Đặc Sắc Cho Các Bé Các Bài Thơ Dân Gian
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi
Đàn kiến nó đi
Tác giả: Định Hải.
Một đàn kiến nhỏ
Chạy ngược chạy xuôi
Chẳng ra hàng một
Chẳng thành hàng đôi
Đang chạy bên này
Lại sang bên nọ
Cắm cổ cắm đầu
Kìa trông xấu quá
Chúng em vào lớp
Sóng bước hai hàng
Chúng em ra đường
Đều đi bên phải
Đẹp hàng đẹp lối
Cô giáo khen ngoan
Chẳng như loài kiến
Rối tinh cả đàn.
Thohay.vn Tặng Bạn ✨ Bài Thơ Tình Bạn ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi
Hình Ảnh Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi
Giáo Án Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi
Giáo án bài thơ đàn kiến nó đi
1 Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ đọc thuộc lời và hiểu nội dung bài thơ.
– Biết ngắt nhịp khi đọc thơ
* Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ.
* Thái độ:
– Trẻ biết xếp hàng khi vào lớp.
– trật tự trong giờ học.
2. Chuẩn bị:
– Bài giảng điện tử
– Tranh
3. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
– Hát và vận động “Đàn kiến nó đi”
– Gợi hỏi trẻ kể tên các loại côn trùng, ích lợi, tác hại
– Cô kết hợp giới thiệu tên bài thơ: Đàn kiến nó đi
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Dạy trẻ đọc thuộc lới bài thơ .
Cô đọc thơ 1 lần kết hợp tranh
Tóm tắt nội dung của bài thơ “ Đàn kiến khi di chuyển thật là lộn xộn, còn bé thì xếp hàng thật thẳng trước khi vào lớp ….”
Cô đọc thơ diễn cảm lần 2
Cô tổ chức cho nhóm , lớp , cá nhân ..đọc thuộc lời bài thơ .
Chú ý nhắc trẻ đọc to rõ , thể hiện sự phê phán khi đàn kiến khi thể hiện bài thơ từ câu 1 đến câu 7, thể hiện niềm tự hào khi đọc từ câu 8 đến câu 12 .
Đàm thoại .
Tên của bài thơ , tác giả ?
Hành động của đàn kiến khi di chuyển ?
Câu thơ nào nói lên điều đó ?
Con đã được quan sát đàn kiến đi hay chưa?
Con thấy đàn kiến đi như thế nào?
Khi xếp hàng vào lớp thì phải xếp như thế nào ?
+ Giáo dục trẻ đừng bắt chước đàn kiến , trước khi vào lớp thì phải xếp thẳng hàng
Trò chơi: Xem đội nào nhanh
Cách chơi: Hãy xếp hàng theo yêu cầu của cô xem
Luật chơi: tổ nào xếp hàng nhanh nhất và thẳng nhất sẽ thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Kết thúc
– Cả lớp đọc lại bài thơ và chuyển sang hoạt động khác.
4. Hoạt động ngoài trời:
– Hoạt động có mục đích: Hát «Con muỗi»
– Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
– Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
5. Hoạt động góc:
– Góc xây dựng: Vườn ao chuồng
– Góc phân vai: Bán hàng thức ăn cho con vật nuôi, đóng vai bác sĩ thú y
– Góc học tập: Nối số lượng tương ứng với nhóm côn trùng. Học với bộ đồ chơi toán học, xếp chữ, số, ghép nét chữ
– Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về côn trùng
6. Ăn ngủ
– Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
– Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
– Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
7. Hoạt động chiều:
– Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
– Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
– Cho trẻ chơi tự do ở các góc
8. Trả trẻ:
– Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
– Trả trẻ tận tay phụ huynh.
– Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
– Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp và ở nhà.
9. Đánh giá cuối ngày:
Thohay.vn Chia Sẽ ✨ Bài Thơ Giờ Đi Ngủ ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án