Nội Dung Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam, Đọc Hiểu, Cảm Nhận, Phân Tích. Chia Sẻ Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Nghệ Thuật Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân là một tác phẩm nổi bật trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Bài thơ ca ngợi tinh thần anh dũng và sự hy sinh cao cả của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nội dung chính:
- Hình ảnh người lính: Bài thơ mở đầu với hình ảnh người lính ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhứt nhưng vẫn gượng đứng lên, tì súng trên xác trực thăng và tiếp tục chiến đấu cho đến khi hy sinh. Hình ảnh này thể hiện ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của người lính Việt Nam.
- Tinh thần bất khuất: Dù đã hy sinh, người lính vẫn đứng vững, làm cho kẻ thù khiếp sợ và xin hàng. Điều này biểu tượng cho tinh thần bất khuất và lòng yêu nước sâu sắc của người chiến sĩ.
- Biểu tượng của dân tộc: Hình ảnh người lính trong bài thơ trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam. Tác giả khẳng định rằng tên tuổi và hình ảnh của người lính sẽ sống mãi trong lòng dân tộc.
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Nó khơi dậy lòng tự hào và biết ơn đối với những người lính đã chiến đấu và hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước.
Xem tuyển tập trọn bộ -> Thơ Lê Anh Xuân: Tác Giả, Tác Phẩm
Nội Dung Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Của Lê Anh Xuân
Dáng Đứng Việt Nam của Anh Xuân là một bài thơ tiêu biểu cho đề tài người lính. Với bài thơ này, ta như được sống lại những khoảnh khắc khốc liệt của cuộc chiến chống Mỹ năm ấy. Dưới đây là nội dung của bài thơ:
Dáng đứng Việt Nam
Tác giả: Lê Anh Xuân
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Đọc hiểu 🌿Bài Thơ Dừa Ơi Của Lê Anh Xuân🌿 Nội Dung, Cảm Nhận
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ Dáng đứng Việt Nam là bài thơ cuối cùng của tác giả Lê Anh Xuân, được viết vào tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân.
Cụ thể, trong đợt tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, nhà thơ nằm trong đội hình ngoài cửa ngõ Sài Gòn.
Đêm 31/1/1968, Tiểu đoàn 16 quân giải phóng đã tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất. Một trận chiến bi hùng không cân sức, có gần 400 chiến sĩ đã hy sinh trong tổng số 500 chiến sĩ ở mũi tấn công từ hướng Tây Nam vào sân bay. Từ người chiến sĩ đến người cán bộ của Tiểu đoàn 16 đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
=>Chứng kiến trận chiến và sự hy sinh anh dũng của những người chiến sĩ yêu nước, đó là cảm hứng để tác giả Lê Anh Xuân viết nên bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”.
Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Nói Về Ai
“Dáng đứng Việt Nam” đúng như tên gọi của bài thơ, tác giả Lê Anh Xuân đã chớp được, bắt được hình ảnh thật tuyệt vời của người chiến sỹ. Chỉ với vài câu đầu, hình ảnh người chiến sỹ ấy đã hiện lên thật oai hùng. Vậy bài thơ Dáng đứng Việt Nam chính xác là nói về ai? Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên mẫu người chiến sĩ giải phóng quân Tiểu đoàn 16 là cảm hứng để nhà thơ Lê Anh Xuân viết bài “Dáng đứng Việt Nam” là Đại úy Nguyễn Văn Sáu – chính trị viên Tiểu đoàn 16, người trực tiếp chỉ huy cánh quân và trung đội phó Tiểu đoàn 16 Nguyễn Văn Mao đều hy sinh và đã được truy tặng Anh hùng.
Tham khảo thêm 🌱Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Bính 🌱Nội Dung, Phân Tích
Ý Nghĩa Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Bài thơ Dáng đứng Việt Nam thể hiện vẻ đẹp của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Những hình ảnh về sự hy sinh của người lính được tác giả khắc họa hết sức sinh động, qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, sự lạc quan, lòng tự hào dân tộc và niềm tin mãnh liệt vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam.
Đọc Hiểu Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Dáng đứng Việt Nam chi tiết.
👉Câu 1. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Đáp án: Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
👉Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ trên có đặc điểm gì?
Đáp án: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính
cá thể.
👉Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng
lặng im như bức thành đồng.
Đáp án: Biện pháp tu từ so sánh: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
=>Hiệu quả việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Thể hiện sự anh dũng, tư thế hy sinh hiên ngang
của người chiến sĩ giải phóng quân. Tác giả bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn, trân quý, ngưỡng mộ,
khâm phục sức mạnh ý chí, lòng dũng cảm, kiên cường không ngại hy sinh của người chiến sĩ.
👉Câu 4. Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ giải phóng
quân?
Đáp án: Bài thơ gợi tình cảm đối với sự hy sinh của người chiến sĩ giải phóng quân:
- Đề cao, ca ngợi tinh thần chiến đấu, sự hy sinh của anh chiến sĩ giải phóng quân
- Lòng biết ơn đối với sự hy sinh kiên cường của anh chiến sĩ.
- Ngưỡng mộ, khâm phục sức mạnh nghị lực, ý chí, kiên cường, tinh thần yêu nước của anh chiến
sĩ. - Thấu hiểu sự gian nan, vất vả, hiểm nguy mà anh chiến sĩ đã trải qua một cách dũng cảm, đầy
hiên ngang. - Sự hy sinh của anh chiến sĩ giải phóng quân là tấm gương, phẩm chất cao đẹp khiếp kẻ thù tâm
phục khẩu phục.
Hướng dẫn soạn 🍃Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam 🍃Nội Dung, Phân Tích
Nghệ Thuật Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Điểm qua các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam:
- Bài thơ sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp tự sự.
- Sử dụng thể thơ tự do, nhịp điệu thơ đa dạng.
- Ngôn ngữ bài thơ hào hùng, mang tính truyền cảm mạnh.
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhằm làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ.
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân:
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Lê Anh Xuân và bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”.
- Nêu khái quát nội dung và ý nghĩa của bài thơ.
II. Thân bài
- Hình ảnh người lính trong bài thơ
- Miêu tả tư thế hy sinh hiên ngang của người lính trên đường băng Tân Sơn Nhất.
- Hình ảnh người lính tì súng trên xác trực thăng, tiếp tục chiến đấu cho đến khi hy sinh.
- Tinh thần bất khuất và lòng yêu nước
- Sự kiên cường, dũng cảm của người lính dù đã hy sinh nhưng vẫn đứng vững.
- Tinh thần chiến đấu không ngừng nghỉ, làm cho kẻ thù khiếp sợ và xin hàng.
- Biểu tượng của dân tộc
- Hình ảnh người lính trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định rằng tên tuổi và hình ảnh của người lính sẽ sống mãi trong lòng dân tộc.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị và ý nghĩa của bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”.
- Bày tỏ lòng biết ơn và tự hào đối với những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc.
5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay Nhất
Thohay.vn chia sẻ thêm 5 mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam hay nhất dưới đây cho bạn đọc cùng tham khảo.
Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Dáng đứng Việt Nam là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn vào lúc tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.
Nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước tại Bến Tre, năm 14 tuổi theo gia đình tập kết ra Bắc, học phổ thông sau đó học khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng.
Tốt nghiệp ngành Sử học, nhưng Lê Anh Xuân rất yêu thơ và sáng tác khá nhiều, từng được giải Nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Những vần thơ nồng đượm tình yêu đất nước, quê hương, ngập tràn lí tưởng cách mạng và vững vàng một niềm tin chiến thắng của Lê Anh Xuân đã trở thành những giai điệu nằm lòng một thời của nhiều thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bài thơ được bạn đọc biết đến nhiều nhất vẫn là Dáng đứng Việt Nam – khúc tráng ca về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất.
Viết về sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu, nhưng bao trùm lên Dáng đứng Việt Nam không phải là âm hưởng bi thương của nỗi đau và sự mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong Dáng đứng Việt Nam đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân giặc vô cùng khiếp sợ:
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công.
Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm sức gợi tả đặc biệt, đó là sự đốì lập giữa tư thế hiên ngang của người chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, khiếp sợ của giặc Mĩ. Những câu thơ được viết lên bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân trở nên lớn lao và kì vỹ.
Thơ Lê Anh Xuân rất có ý thức khái quát, đặc biệt là “khái quát về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc”, bài thơ Dáng đứng Việt Nam là một minh chứng cho điều này, đặc biệt ở khổ cuối:
Anh tên gi hỡi Anh yêu quý
…..
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Với những câu thơ mang đầy cảm xúc sử thi và chất trữ tình đậm đà, tư thế hi sinh của người chiến sĩ đã trở biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam hùng dũng ra trận với niềm tin lớn lao mãnh liệt về một ngày độc lập tự do của đất nước.
Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên dáng hình của đất nước, tạo dựng một Dáng đứng Việt Nam sừng sững trong thế kỉ.
Lê Anh Xuân hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 khi chưa kịp chứng kiến mùa xuân thắng lợi, khi chưa kịp thấy những điều anh mong đợi – “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” – đã trở thành sự thực vào năm 1975. Nhưng những vần thơ của người chiến sĩ – nhà thơ ấy vẫn sông mãi, trở thành một khúc tráng ca vượt qua năm tháng để gửi tới muôn thế hệ những khoảnh khắc lịch sử về một mùa xuân bất diệt của dân tộc.
Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Ngắn Gọn
Trải qua bao đời chinh chiến giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, ông cha ta đã trở thành một tấm bia anh hùng dân tộc cho muôn đời sau. Hiểu được nỗi vất vả khó nhọc của những người lính, nhiều nhà thơ đã sáng tác ra những tác phẩm để đời nhằm ca ngợi công lao cũng những vị anh hùng. Nổi bật là bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân.
“Dáng đứng Việt Nam”là một bài thơ điển hình cho đề tài người lính trong kháng chiến. Đề tài này cũng chính là khởi đầu cho nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của bất kì nhà thơ yêu nước nào. Bài thơ giúp chúng ta như được trở về thời chiến đấu đầy đau thương mà oanh liệt, giúp chúng ta cảm nhận và thêm bao tự hào về tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của các anh chiến sĩ oai hùng.
Bốn câu thơ đầu đã cho ta thấy được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật oai phong, lừng lẫy:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Mặc dù người chiến sĩ đã kiệt sức, ngã xuống vì chiến trường khốc nghiệt, vì bom rơi đạn nổ trên đường băn Tân Sơn Nhứt. Nhưng ý chí sắt đá và lòng yêu nước đã dìu người chiến sĩ vùng dậy bằng chút sức lực cuối cùng để tì súng trên xác trực thăng tiếp tục chiến đâu.
Anh ra đi giữa cơn mưa lửa đạn. Từng tên địch ngã xuống là từng giọt máu anh rơi, anh đã đánh đổi cả mạng sống, gửi gắm cả tấm lòng vào nơi chiến trường với hi vọng đất nước được độc lập, con cháu được ấm no, hạnh phúc.
Chính sự ra đi anh hùng, khí thế lừng lẫy đó của anh đã làm giặc khiếp sợ:
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Giặc có mạnh đến đâu nhưng cũng phải đầu hàng trước ý chí bất diệt của chiến sĩ Việt Nam ta. Anh ra đi nhưng tâm hồn anh vẫn ở đó, tiếp thêm động lực cho những người bạn nơi chiến trường, tạo nỗi bàng hoàng cho quân giặc. Anh ra đi nhưng lòng dũng cảm vẫn ở đó làm nên tấm bia kiến cố cho đồng đội đội nổ súng tiến công. Anh ra đi nhưng những công lao của anh vẫn được ghi nhớ đến muôn đời.
Tác giả Lê Anh xuân đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính giải phóng quân kiên trung, bất khuất. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, đất nước dù có đổi mới, phát triển đến đâu nhưng lịch sử vẫn sẽ nêu vang tên anh, nêu vang những người anh hùng thầm lặng. Những người anh hùng vất vả ngày đêm, hao tổn trí và sức lực để rồi ngã xuống anh dũng vì bảo vệ tổ quốc. Dẫu lúc hi sinh họ chỉ để lại vỏn vẹn một đôi dép nhưng đó cũng chính là sự phi thường, kiệt xuất của người lính được hiện thực hóa trong những điều bình dị, giản đơn.
Bởi đâu phải những con người vĩ đại mới có thể làm nên những điều lớn lao mà từ những điều tưởng chừng đơn giản mới hình thành nên con người vĩ đại. Dẫu ta không thể biết được tên tuổi những vị anh hùng đó nhưng họ vẫn mãi là bức tượng đài quý giá của dân tộc. Chính họ đã tạo dựng nên dáng đứng oai hùng của Việt Nam ta.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Anh hi sinh cho tổ quốc mà không màng danh lợi. Những giọt mồ hôi, giọt máu anh đỗ đã hòa chung với máu của biết bao chiến sĩ khác để kết tinh nên một màu cờ sắc thắm của Tổ quốc Việt Nam mến yêu. Sự hi sinh của anh đã tạo nên dáng đứng oai hùng, là mốc son chói lọi đánh dấu thời kì đổi mới của tổ quốc, thời kì tiến thời hòa bình, bát ngát mùa xuân.
Lê Anh Xuân đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính truyền cảm cao làm khắc họa rõ nét và nổi bật hình bức tượng đài vững trãi với dáng đứng lừng lẫy muôn đời của người chiến sĩ Việt Nam khiên trung, anh dũng.
Cảm Nhận Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay
Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân là một bài thơ tiêu biểu cho nguồn cảm hứng thi ca dân tộc về người anh hùng thầm lặng với sự hi sinh cao cả cho dân tộc. Bài thơ giúp chúng ta hoài niệm về một thời kháng chiến chống Mỹ gian khổ nhưng hào hùng của ông cha ta.
Ngay từ 4 câu đầu của tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ được nét oai hùng của người chiến sĩ:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Người chiến sĩ đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc, đến khi không còn sức lực, anh đã phải ngã xuống trên nền băng Tân Sơn Nhứt. Tưởng chừng sinh mệnh của anh đã hết, nhưng sứ mệnh của anh với đất nước vẫn còn. Anh vẫn gượng người tì súng lên xác trực thăng mà nhắm bắn quân địch. Từng giọt máu anh bắn ra cũng là từng xác tên lĩnh Mỹ ngã xuống. Anh ra đi với khí thế hiên ngang, anh chết khi còn đang đứng bắn.
Chính bởi khí thế hiên ngang đó của anh đã làm cho quân giặc phải nể phục, khiếp sợ.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Tuy lực lượng của ta yếu hơn của địch nhưng với ý chí kiên cường ta đã chiến thắng được vũ khí hùng hậu. Anh ra để lại một tấm bia anh hùng dũng cảm, anh ra đi nhưng dáng đứng của anh vẫn đàng hoàng nổ súng bởi tâm hồn của anh vẫn là đứa con của cách mạng, anh dùng của nhân dân.
Anh cống hiến cho tổ quốc mà không màng đến danh lợi, không cần tổ quốc ghi công. Tuy anh ra đi không rõ tên tuổi, địa chỉ nhưng anh vẫn để lại trong mỗi thế hệ sau này một tấm gương sáng về những người chiến sĩ anh dũng, chiến đấu hết mình vì lý tưởng cao đẹp.
Lê Anh Xuân đã đưa hình ảnh đôi dép ấn dụ cho sự hi sinh của người chiến sĩ, dẫu cái chết của anh chỉ bình thường như một đôi dép nhưng lại làm lên những điều lớn lao.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Tất cả những hy sinh thầm lặng của anh là cơ sở để hô vang lên hai chữ thân thương của đất nước. Sự ra đi của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất đã dựng lên một tấm bia độc lập của dân tộc, máu của anh đã hòa chung với màu cờ phấp phới tung bay của tổ quốc. Đó chính là kết tinh của hòa bình, kết tinh của tinh thần kiên trung bất khuất, nét hào hùng của “Dáng đứng Việt Nam”.
Viết Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Lê Anh Xuân thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong máu lửa đấu tranh ở miền Nam. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, anh đã để lại thi phẩm tiêu biểu “Dáng đứng Việt Nam” từng khắc tạc vào lòng bao thế hệ.
“Dáng đứng Việt Nam” đúng như tên gọi của bài thơ, tác giả đã chớp được, bắt được hình ảnh thật tuyệt vời của người chiến sỹ anh hùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Chỉ mấy câu đầu thôi mà hình ảnh người chiến sỹ ấy đã hiện lên thật oai hùng:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Người chiến sĩ giải phóng đã trúng đạn khi đang ôm súng truy đuổi giặc trên sân bay. Trúng đạn, trong khoảnh khắc “anh ngã xuống”, anh biết mình không đủ sức nâng khẩu súng, anh đã dùng ngay xác trực thăng giặc làm chỗ dựa, làm bệ tỳ để bắn tiếp. Khí thế oai hùng quyết chiến đó khiến bao tên giặc hoảng hốt tột cùng:
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Sự quả cảm của anh khiến bao người nể phục. Hành trang anh để lại trước lúc đi xa chỉ có đôi dép vẫn “một màu bình dị sáng trong”. Nét phi thường hòa trong những gì bình thường nhất. Đôi dép anh mang trong ngày tử trận cũng đơn sơ, giản dị như chính cuộc đời anh vậy:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ
Điệp từ “không” nhấn mạnh phẩm chất cao cả của một người lính dũng cảm. Một sự xả thân không hề tính toán vụ lợi, vì vậy “tên anh đã thành tên đất nước”, máu anh đã hoà trong máu của đồng đội tô thắm màu cờ Tổ quốc Việt, để cho hôm nay “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.
Dáng đứng của anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân miền Nam đã “tạc” vào lịch sử một dấu son chói lọi. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới.
Tổ quốc hôm nay đang bay lên trong mùa xuân mới: Mùa xuân của hoà bình, hợp tác và hữu nghị. Thắng lợi của ngày nay được vun trồng bởi máu xương của biết bao thế hệ cha anh hôm qua. Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, bài thơ như lời nhắc nhở thế hệ trẻ phải luôn nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến cho đất nước, đáp đền công ơn những người đã ngã xuống cho bầu trời Tổ quốc thêm xanh.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam
Lê Anh Xuân là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến ở miền Nam. Chính vì vậy bài thơ được viết ra với cả tấm lòng và sự chân thành, giản dị. Đó chính là hình ảnh của người chiến sĩ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Chỉ với một số câu thơ đầu bài ta đã cảm nhận được hình ảnh của người chiến sĩ hiện lên vô cùng oai hùng. Khi ấy người chiến sĩ giải phóng đã bị trúng đạn trong lúc đang ôm súng đuổi giặc trên sân bay. Ở cái phút giây anh ngã xuống ấy anh biết mình không đủ sức để nâng khẩu súng lên được nữa. Và anh đã dùng ngay xác trực thăng để làm chỗ dựa và bắn tiếp.
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chính cái khí thể của anh đã làm giặc hoảng sợ vô cùng. Đến nỗi chúng phải xin hàng. Chính sự quả cảm của những người lính ấy đã làm bao nhiêu người phải nể phục. Dẫu hành trang của anh để lại trước lúc đị xa chỉ là một đôi dép. Và có thể nói nét phi thường của anh được hiện thực hóa trong những điều bình thườn nhất. Nó cũng đơn sơ và giản dị như chính cuộc đời của anh vậy.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Dáng đứng Việt Nam đã khắc họa thành công chân dung của người giải phóng quân anh dũng. Và lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên những hy sinh anh dũng và thầm lặng của anh. Cũng như đối với tất cả những ngươi đã ngã xuống. Dãu họ không để lại một tấm hình hay một dòng địa chỉ nhưng họ mãi được tôn kính như bức tượng đồng của dân tộc. Và chính anh giải phóng quân đã tạo nên cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Điệp từ không đã nhấn mạnh được những phẩm chất cao cả của một người lính dũng cảm. Đó là một sự xả thân không vì vụ lợi và tên của anh đã thành tên của đất nước. Và máu của anh đã hòa chung với máu của bao đồng đội đã ngã xuống để tô thắm thêm cho màu cờ của Tổ Quốc.
Cũng như dáng đứng của anh đã ghi vào lịch sử một dấu mốc chói lọi. Và sự hy sinh của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất ấy đã tô thêm cho Tổ quốc lên tầm cao mới. Đó chính là dáng đứng Việt Nam.
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Với bài thơ Dáng đứng Việt Nam ta như được sống lại những khoảnh khắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua bài viết này ta muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến những người lính đã ngã xuống để bảo vệ đất nước.
Đọc thêm🍃Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương [Tế Hanh]🍃Nội Dung, Phân Tích
mạch cảm xúc của dáng đứng việt nam