Bài Thơ Dạy Vợ Con Của Nguyễn Trãi ❤️️ Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Bài Thơ Được Viết Vào Khoảng Năm 1428 Khi Nguyễn Trãi Đang Ở Ẩn Tại Làng Nhị Khê Sau Khi Nhà Minh Xâm Lược Đại Việt.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Dạy Vợ Con Của Nguyễn Trãi
Bài thơ: Dạy vợ con
Tác giả: Nguyễn Trãi
- Nhân thong thả lựa vần quốc ngữ,
Làm bài ca dạy vợ nhủ con:
Lời ăn nết ở cho khôn,
Chớ nên đa quá, đa ngôn chút nào!
Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt, - Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông,
Một vừa hai phải thì xong,
Giọt dài giọt ngắn cũng không ra gì
Khi đứng ngồi chứ hề lơ lẳng,
Tiếng nhục nhằn nữa nặng đến mình, - Hạt mưa chút phận lênh đênh,
Tấm son tạc lấy chữ trinh làm đầu.
Kìa mấy kẻ làu làu tiết ngọc,
Đem sắt đanh nguyện lúc lửa châm.
Con hiền cha mẹ an tâm, - Một nhà khen ngợi, nghìn năm bia truyền.
Nọ những kẻ nước nguyền non hẹn,
Thấy mùi hoa bướm nghển, ong chào,
Miệng đời dê diếu biết bao,
Đông ra quốc pháp, nhục vào gia thanh - Đem người trước lấy mình ngắm lại,
Khôn ba năm đừng dại một giờ,
Đua chi chén rượu câu thơ,
Thuốc lào ngọt nhạt, nước cờ thấp cao.
Đám dồi mỏ ra vào săn sóc, - Lại bài phu, tam cúc, đánh đinh,
Đố mười, chẵn lẻ, đố kinh,
Tổ tôm, kiệu chắn, sám quanh tứ chiều.
Đi đứng đắn, chớ điều vùng vẫy,
Khi tối tăm đèn phải phân minh, - Hoặc khi hội hát linh đình,
Được lời dạy đến thì mình hãy ra,
Ra phải có mẹ già em nhỏ,
Đừng đánh đàn, đánh lũ không hay.
Nói đừng chau mặt, chau mày, - Nghe ra ngậm đắng nuốt cay hay nào!
Của tằn tiện, chắt chiu hàn gắn,
Khách buôn tàu chưa hẳn nơi đây!
Cũng đừng vắt nước cổ chày,
Tiếp tân tế lễ là ngày nên hoang. - Ăn ở chớ lòng mang khoảnh khắc,
Mua bán đừng điêu trác đong đưa.
Mua đừng ráo riết quá lừa,
Bán đừng bo xiết, ích ta hại người.
Chớ tắt mắt của người kém cỏi, - Đừng đảo điên có nói làm không.
Giàu sang cũng chớ khoe ngông,
Miễn mình ấm phận chớ lòng khinh ai.
Khó khăn chớ vật nài oán hối,
Hết bĩ rồi tới buổi thái lai - Cầm cân, tạo hoá đổi dời,
Giàu ba họ, khó ba đời mấy ai?
Đừng học cách tham lời đặt lãi,
Lợi kẻ cho thì hại kẻ vay,
Dễ dàng nợ phải lay nhay, - Đến đầu đũa quá, e cay đắng nhiều.
Hoặc lỡ thiếu phải điều lĩnh tạm,
Dù ít nhiều liệu sớm tính xong,
Chẳng nên mê mẩn hơi đồng,
Qua lần cho khỏi thì lòng mới nguôi. - Thói mách lẻo, ngồi rồi bỏ hết,
Hễ điều gì nói ít mới hay,
Lân la giắt rợ, giắt rây,
Đã hư công việc, lại dày tiếng tăm.
Việc chợ búa chăm chăm chúi chúi, - Buổi bán xong liệu vội ra về,
Cửa nhà trăm việc sớm khuya,
Thu va thu vén mọi bề mới xong.
Phòng những kẻ có lòng gian vặt,
Nhỡ xảy ra một mất mười ngờ, - Tiếc thầm đứng ngẩn, ngồi ngơ,
Đau buồn thôi lại đổ cho tại trời.
Từ chốn ở, nơi ngồi thay thảy,
Rác ngập đường nhìn vậy chan chan,
Ai vào rác ngập ước chân, - Bát mâm tơi tả chiếu chăn đầy giường,
Tuy khó rách, giữ gìn thơm sạch,
Có hay gì chiếu lệch bụi nhơ,
Đồ ăn thức nấu cho vừa,
Thường thường giữ lấy muối dưa ngon lành. - Nghề bánh trái chiều thanh vẻ lịch,
Cũng học dần thói cách người ta,
Vá may giữ nếp đàn bà,
Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công.
Thủa tại gia phải tòng phụ giáo - Khi lấy chồng giữ đạo chính chuyên
Lại là hiếu với tổ tiên,
Những ngày giỗ tết không nên vắng nhà.
Đồ cúng cấp hương trà tinh khiết,
Theo lễ nghi khép nép, khoan thai, - Ăn nhiều ăn ít cho rồi,
Nhớ điều ghẻ lạnh lễ thôi lại về.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Gia Huấn Ca [Nguyễn Trãi] ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ 18 Bài Thơ
Ý Nghĩa Dạy Vợ Con Của Nguyễn Trãi
Bài thơ “Dạy vợ con” của Nguyễn Trãi là một bài thơ quốc ngữ do Nguyễn Trãi soạn thảo để dạy dỗ vợ và con cái của ông về những nết na, đức hạnh và cách ăn ở của người phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh xã hội thời Lê sơ.
Đôi Nét Về Tác Giả Nguyễn Trãi
Cùng thohay.vn tìm hiểu đôi nét về tác giải Nguyễn Trãi.
– Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất 1442 hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
– Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái – con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ ới chức Ngự sử đài chính chưởng.
– Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, giặc Minh bắt ông và cha đưa về Trung Quốc.
– Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách.
– Năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
– Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam
– Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước.
– Năm 1442, sau khi vào thăm Nguyễn Trãi trên đường về nhà vua băng hà đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên, bọn gian tà ở triều đình vu khống cho ông âm mưu giết vua và buộc ông phải nhận án tru di tam tộc. Đây là vụ án bi thảm nhất trong thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ.
– Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi.
– 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Sự Nghiệp Thơ Văn
Cùng Thohay.vn tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của ông.
Nguyễn Trãi viết nhiều, có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói bút lực của ông phi thường. Tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:
👉 Về văn chính luận
Bình Ngô đại cáo là kiệt tác bất hủ của Nguyễn Trãi. Với lời văn đầy khí khái, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, thuyết phục, trâm hùng đã nêu bậc được thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí của thời đại. Bình ngô đại cáo xứng đáng là một bản thiên cổ hùng văn còn lưu truyền đến muôn đời.
Quân trung từ mệnh tập là tập văn mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho quân địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí, có tình. Tập văn thể hiện sâu sắc tài năng hùng biện và phán đoán tâm lí kẻ địch tài ình của Nguyễn Trãi. Vận dụng chiêu pháp công tâm làm cho quân địch tự tan rã là kế sách tài tình mà không phải ai cũng làm được.
👉 Về thơ ca
Tập thơ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán. Ở thơ chữ Hán, Nguyễn trãi không chú trọng đến niêm luật mà phóng khoáng, tự do để biểu đạt được cái hồn của sự vật. Nắm bắt thần thái, trả cảnh vật về với tự nhiên là bút pháp nổi bậc trong văn thơ Nguyễn trãi. Thơ ông tự nhiên, chan hòa sự sống, mang phong thái điềm đạm của một bậc đại nho.
Tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm. Đây là tập thơ Nôm đầu tiên và cổ xưa nhất của nước ta còn cho đến ngày nay. Quốc âm thi tập phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của chữ Nôm thế kỉ XV. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đánh một mốc son rực rỡ trong tiến trình phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở nước ta.
👉 Về khảo cứu lịch sử
Bộ lược sử Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.
Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng – lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.
👉 Về nghiên cứu địa lý
Bộ khảo cứu Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam, đặt nền móng căn bản, trở thành nguồn tư liệu quý về địa lí nước Đại việt. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.
Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Dạy Vợ Con Hay
Dưới đây là mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ “Dạy Vợ Con” hay nhất mà Thohay.vn đã sưu tầm và chia sẽ đến bạn tham khảo trước khi làm văn.
Từ xưa đến nay, những đạo hiếu, lễ nghĩa đã đi vào thơ văn rất phổ biến như một lẽ thường tình. Dù nó mang hơi hướng trang trọng, cổ điển hay bình dân thì đều có những nét đẹp chung là răn dạy con người ta sống sao cho phải đạo. Nguyễn Trãi cũng là một trong số những người viết về đề tài này, ông viết:
“ Nhân thong thả lựa vần quốc ngữ
Làm bài ca dạy vợ, nhủ con”
Thơ văn rất dễ đi vào lòng người, nó không quá khô khan, không giáo điều, thế nhưng cũng làm cho người ta thấm thía, suy nghĩ:
“Lời ăn nết ở cho khôn
Chớ nên đa quá, đa ngôn chút nào”
Bài thơ cho rằng điều quan trọng đầu tiên của con người nói chung và vợ con ông nói riêng đó chính là lời ăn tiếng nói.
Ông cho rằng không nên nói quá nhiều, nói quá nhiều thì năng lỗi, nói ít, những hãy nói những lời khôn ngoan. Xưa ông bà ta cũng đã có câu :
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Điều thứ hai chính là trinh tiết của người phụ nữ đã có chồng, chữ trinh đối với người con gái là quan trọng, nhưng chữ trinh đối với người phụ nữ đã có chồng lại càng quan trọng hơn, phải là người phụ nữ chuyên chính, một lòng thờ chồng, đừng có vì những lời ong bướm trêu ghẹo ngoài kia mà đánh mất chính mình, trở thành người hư hỏng, không những ảnh hưởng tới mình mà còn tới thanh danh gia đình. Ngược lại những phụ nữ đoan chính dạy dỗ được con cái ngoan hiền lại được gia đình, xã hội coi nể:
“ Con hiền cha mẹ an tâm
Một nhà khen ngợi, nghìn năm bia truyền”
Ông cũng khuyên vợ con đừng dính vào những thứ phù phiếm như rượu, thuốc lào, cờ bạc, tổ tôm,.. mà tan cửa nát nhà, không đường cứu vãn.
Ông răn buôn bán chớ có xảo trá, đi tới nơi, về tới chốn bởi việc nhà còn nhiều, đừng có ngồi lê mach lẻo lại mang tiếng thị phi, lại phải quản coi người làm, tránh có việc bất minh xảy ra thì một mất mười ngờ, làm ảnh hưởng tình cảm tôi tớ.
Ông bà ta cũng bảo “cái răng cái tóc là vóc con người”, ăn mặc thì nên đẹp đẽ, gọn gàng, chớ có lượt thà lượt thượt, không những không đẹp mà cũng chẳng hay ho gì. Giàu có chớ ngạo mạn, nghèo khó chớ nản lòng, bởi không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, phải biết phấn đấu, cố gắng trong cuộc sống mà không làm mất đi cốt cách của mình. Là phận làm con, những ngày giỗ Tết phải lo lắng khói hương đủ đầy, chớ nên vắng nhà mà có lỗi với ơn trên.
Nguyễn Trãi đã thổi hồn vào đấy những lời răn dạy tuy cũ mà mới, tuy nghiêm mà phải đạo lý lẽ khiến cho ai đọc vào cũng phải tự soi bong mình trong ấy.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Cây Chuối [Nguyễn Trãi] ❤️️Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích