Bài Thơ Đôi Dép của Nguyễn Trung Kiên [Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích]

Bài Thơ Đôi Dép Của Nguyễn Trung Kiên ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận, Phân Tích ✅ Khám Phá Những Thông Điệp Qua Bài Thơ Nổi Tiếng.

Nội Dung Bài Thơ Đôi Dép Của Nguyễn Trung Kiên

Đôi Dép
Tác giả: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia …

Thohay.vn Chia Sẽ Bạn ❤️Chùm Thơ Chế Tình Yêu Vui❤️️

Bài Thơ Đôi Dép Bằng Tiếng Anh

Nguyen Trung Kien’s Sandals
Author: Nguyen Trung Kien

The first poem I wrote for you
It’s a poem he tells about sandals
When the nostalgia in my heart is bitter
Even trivial things are written into poetry

When did the other two shoes meet?
Do you love each other without leaving half a step?
Let’s shoulder the ups and downs together
On the velvet carpet, down in the dust together

Walk together, wear together, no short and tall people
Let’s share the power of people trampling
Although honor and shame do not go with others
The fate of one depends on the other

If one day a slipper is lost
Every alternative becomes lame
Very similar but life will know
These two are not a pair

Just like me in my absence
Desperate steps keep leaning to one side
Even though there is a replacement next to me
But in my heart, the memory is always different

Inanimate shoes that go hand in hand
Don’t swear without lying
No promises without betrayal
Both paths are present

Indispensable on the way of life
Although each one is on the right and left side
But I love you in reverse
Stick together for a common path

Two pieces of life silently walk side by side
Will stop when there is only one left
There’s only one left and there’s nothing left
If you can’t find the second one

Xem thêm ❤️ Nếu Biết Ngày Mai Em Lấy Chồng ❤️️ siêu hài hước

Bài Thơ Đôi Dép Chế

Bài Thơ Đôi Dép – Thơ Chế Hay Nhất – Hài Hước Nhất

Anh chẳng muốn cùng em làm đôi dép.
Dẫu song hành nhưng đâu có bên nhaụ
Kẻ trước người sau suốt quãng đường dài.
Tuy một hướng mà chẳng hề nhìn mặt.

Anh nào muốn mỗi khi lên phía trước.
Lại bắt em tì lên mặt đất thô.
Anh sao nỡ khi ngẩng mặt nhìn trời
Lại biết rằng đất đen em đang tựa.

Anh đâu muốn chia phần bao nặng nhọc.
Của sức người của vinh nhục bon chen.
Những thảm nhung kia, những cát bụi đời thường.
Nào phải thứ bắt em cùng gánh chịu.

Anh không thể… để phút nào hụt hẫng.
Rồi có kẻ… dám nâng đỡ bên em.
Đôi dép kia đâu phải mãi song hành.
Có bao giờ dép đứt cùng một lúc?

Anh sao chịu nổi có kẻ nào trông… giống.
Để nhìn vào em lại bảo… giống anh.
Rồi một mai phải minh chứng hùng hồn.
Rằng… cứ thử sẽ biết ngay không phải!!

Thôi em nhé bài thơ “đôi dép”.
Chẳng thể là hình dáng của hai ta.
Tuy nỗi nhớ chẳng kém phần da diết.
Cũng phải tùy… hoàn cảnh để ví von.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Chẳng dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một không có nghĩa là hết
Anh thương binh vẫn đi đến trường làng
Vẫn ôm đàn dạy các em thơ
Bài hát quê hương….

Chia sẽ bí kíp 👉 Cách Làm Thơ Tán Gái Đổ 100%

Ý Nghĩa Bài Thơ Đôi Dép

Sau khi bạn đọc bài thơ Đôi Dép bạn đã rút ra được điều gì cho mình chưa? Cùng Thohay.vn tìm hiểu Ý Nghĩa Bài Thơ Đôi Dép bên dưới nhé.

Tác giả mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tâm sự của mình về tình yêu sâu nặng trong cuộc đời. Một tình yêu chung thuỷ, không tính toán thiệt hơn, không giả dối mà gắn bó, chia sẻ, chẳng rời nửa bước. Từ sự khăng khít của đôi dép, nhà thơ Nguyễn Trung Kiên cũng truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu thuỷ chung, vững bền vốn là đạo lí của người Việt Nam. Bài thơ còn là bài học quý giá cho những ai chưa yêu, sẽ yêu và đã yêu.

Những bài thơ về đôi dép hay:

Đọc Hiểu Bài Thơ Đôi Dép

Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?

  • Mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tâm sự của mình về tình yêu sâu nặng trong cuộc đời. Một tình yêu chung thuỷ, không tính toán thiệt hơn, không phản bội, không giả dối mà gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của mình?

  • Hình tượng đôi dép có nhiều đặc điểm tương đồng với tình yêu: có đôi có cặp; Cùng bước song song; khăng khít song hành … cũng như anh và em có nhau trong đời cùng gắn bó nhau vì một lối đi chung nếu một mai một chiếc mất đi thì mọi thay thế đều trở nên khập khiễng.
  • Hình tượng đôi dép sánh bước trong đời, cùng chịu vinh, chịu nhục, không chịu đi cùng chiếc khác chính là biểu tượng cho một tình yêu đẹp và trong sáng.

Nêu chủ đề bài thơ?

  • Chủ đề bài thơ: Tình yêu và sự thuỷ chung

Ý nghĩa của hai từ láy “khăng khít”, “song song” trong việc diễn tả nội dung bài thơ?

  • Từ láy “khăng khít”, “song song” thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa hai chiếc dép. Đi đâu cũng có nhau, dẫu vinh hay nhục, dẫu bị người đời chà đạp, dẫu thăng trầm, bể dâu, lúc thảm nhung, lúc cát bụi, số phận phụ thuộc vào nhau: “Dẫu vinh nhục không đi cùng chiếc khác”.
  • Từ sự khăng khít của đôi dép, nhà thơ cũng truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu thuỷ chung, vững bền vốn là đạo lí của người Việt Nam.
    Bài thơ còn là bài học quí giá cho những ai chưa yêu, sẽ yêu và đã yêu.

Tặng bạn chùm 👉 50+ BÀI THƠ TÁN GÁI AUTO ĐỔ 100%

Những Cảm Nhận, Phân Tích Về Bài Thơ Đôi Dép

Thohay.vn Chia Sẽ Những Bài Văn Cảm Nhận, Phân Tích Về Bài Thơ Đôi Dép Hay Nhất:

Cảm Nhận Về Bài Thơ Đôi Dép

Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người – Ấy thế mà khi tác giả Nguyễn Trung Kiên đã chọn “đôi dép” làm hình tượng nghệ thuật trung tâm để bày tỏ ý nghĩa về tình cảm đôi lứa làm cho người đọc phãi giật mình.

Đôi dép là vật vô tri vô giác không hề yêu nhau mà còn biết “chung thủy” với nhau như thế, thì phải chăng tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta – những cặp “tình yêu” đã yêu thương nhau, gắn bó bên nhau, thì dù có gian khổ, vất vả phải cùng nhau chia xẻ, đồng cam cộng khổ, có thủy có chung “dẫu vinh nhục không đi cùng người khác”.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Nếu rủi thay, đến một thời điểm nào đó mà một chiếc dép bị hư, bị đứt và buộc phải thay thế bằng một chiếc khác để mang thì người mang vẫn cảm nhận được một sự “ngờ ngợ” nào đó, vẫn cảm thấy “sao sao” ấy, như là một sự “lệch pha” trong lòng, không tả được. Tình yêu khác nào như thế! Nếu một khi nào đó, một trong hai người “ra đi”, thì người còn lại dù có tìm được người “thay thế” thì trong lòng vẫn cảm thấy có một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, vẫn cảm nhận rất rõ sự hụt hẫng, sự khập khiễng từ trong trái tim mình, trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

Có một thú vị đến bất ngờ khi đọc đến từ “nghiêng” trong câu thơ“Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía”. Phải chăng tác giả muốn nói “Nghiêng” ở đây không chỉ nói đến sự thiếu cân bằng của cơ thể khi đi hai chiếc dép cũ – mới khác nhau, mà “nghiêng” ở đây là tình cảm, là trái tim người còn ở lại cứ “nghiêng” về phía người đã ra đi – dẫu đã có người khác thay thế?!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.
Không thể thiếu nhau trên mọi bước đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái

Tác giả đã nhấn mạnh đến tình yêu đôi lứa và Đôi dép là tính ích kỉ, mà thực ra cũng là hệ quả tất yếu của sự kết hợp tương hỗ đã nêu ở trên. Cũng như giày dép, tình yêu không chấp nhận kẻ thứ ba, nó cũng chẳng mấy dễ dàng độ lượng với những “cái na ná tình yêu” với “người thay thế”, dù đó là sự bù đắp tích cực, có lợi cho cả hai bên. Cần nói thêm, người ta chỉ ích kỉ bởi không thể chia sẻ tình yêu với kẻ thứ ba thôi, chứ con người khi yêu thường có xu hướng to lớn hơn về mặt tâm hồn.

Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau một bước đi chung.
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Từ “Đôi dép” ở đầu tác phẩm chỉ đơn thuần là một khái niệm đồ vật. Sau đó, tác giả đã xé nó ra thành “hai chiếc”, để phân tích mối quan hệ giữa chúng một cách tĩ mĩ, khéo léo. Ở cuối bài, sau bao nhiêu thăng trầm, thử thách khắt khe của số phận, tác giả đã hợp nhất mối quan hệ này thành một chỉnh thể không thể phá vỡ, không thể tồn tại độc lập. Bởi nếu chỉ có một chiếc thì làm sao là dép được? Nó đòi hỏi sự hợp nhất, mà phải là sự hòa hợp kìa, không phải tùy tiện, “không giả dối”, “không phản bội”. Khi sự hòa hợp này mất đi, thì tình yêu cũng không còn… “Chỉ còn một là không còn gì hết”.

Phân Tích Bài Thơ Đôi Dép Hay Nhất

Tôi bất ngờ đọc được bài thơ nầy trên một tờ báo Cơ Đốc từ rất lâu, và ngay lần đọc đầu tiên, bài thơ cứ như ám ảnh mãi trong tôi, không thể nào quên được. Và thế là tôi cứ đọc đi, đọc lại mãi cho đến khi thuộc lòng mới chịu thôi. Sở dĩ bài thơ gây ấn tượng trong tôi ngay từ lần đọc đầu tiên, vì cái tựa đề rất ấn tượng của nó.

Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người, không ai là không sở hữu cho mình một đôi dép để đi lại. Quen thuộc, bình thường đến độ nhiều khi ta không còn để ý đến nó nữa. Ấy thế mà có một người đã “bắt” ta phải để ý đến nó và thấy nó mới đáng yêu làm sao, người đó chính là nhà thơ Nguyễn Trung Kiên-tác giả bài thơ độc đáo nầy.

Tôi nói độc đáo, vì quả thật, tác giả rất “tinh” khi chọn đôi dép để làm hình ảnh bày tỏ ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, mà xưa nay, chưa một ai có suy nghĩ đó cả, dù nó vẫn “song hành” cùng mỗi người hằng ngày rất đỗi quen thuộc.

Đôi dép luôn gắn bó bên nhau, không rời nhau nửa bước trong bất cứ môi trường nào:

Hai chiếc dép kia gặp gỡ bao giờ/ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước/ Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược/ Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau/ Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao/ Cùng chia sẻ sức người chà đạp/ Dẫu vinh nhục, không đi cùng người khác/ Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia.

Đôi dép là vật vô tri vô giác mà còn biết “chung thủy” với nhau như thế, thì vợ chồng sống với nhau phải như thế và hơn thế mới phải lẽ. Gắn bó trọn đời bên nhau, gian khổ, vất vả cùng chia; đắng cay, ngọt bùi cùng hưởng. Sống chết có nhau. Luôn luôn phụ thuộc vào nhau. Vợ không thể sống thiếu chồng và chồng cũng không thể nào sống thiếu vợ, vì đó là luật định của Tạo Hóa đã ban cho con người chúng ta từ bao đời nay rồi. Từ “cùng” được lặp đi lặp lại đến những năm lần trong hai khổ thơ thật hay nhấn mạnh đến sự gắn bó bên nhau của vợ chồng trong mọi nẻo đường đời.

Nếu rủi thay, đến một thời điểm nào đó mà một chiếc dép bị hư, bị đứt và buộc phải thay thế bằng một chiếc khác để mang thì người mang vẫn cảm nhận được một sự “ngờ ngợ” nào đó, vẫn cảm thấy “sao sao” ấy, như là một sự “lệch pha” trong lòng, không tả được. Vợ chồng khác nào như thế! Nếu một khi nào đó, một trong hai người “đi về bên kia thế giới”, người còn lại dù có “đi bước nữa” với một người khác thì trong lòng vẫn cảm thấy có một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, vẫn cảm nhận rất rõ sự hụt hẫng, sự khập khiễng từ trong trái tim mình:

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi/ Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng/ Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết/ Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu! Cũng như mình trong những phút vắng nhau/ Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía/ Dẫu bên cạnh đã có người thay thế/ Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

Tác giả đã sử dụng những từ “khập khiễng”“hụt hẫng”“chênh vênh” thật đắc để lột tả được nỗi nhớ nhung, sự trống vắng trong lòng người ở lại khi người kia “ra đi” trước mình. Tôi rất thú vị, thú vị đến bất ngờ  khi đọc đến từ “nghiêng” trong câu thơ “Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía”“Nghiêng” ở đây không chỉ nói đến sự thiếu cân bằng của cơ thể khi đi hai chiếc dép cũ-mới khác nhau, nhưng “nghiêng” ở đây là tình cảm, là trái tim người còn ở lại cứ “nghiêng” về phía người đã ra đi, dẫu đã có người khác thay thế bên cạnh rồi. Không ai có thể bù đắp được cái sự hụt hẫng nầy cả. Phải chăng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, mầu nhiệm mà Tạo Hóa đã đặt để trong lòng của những đôi vợ chồng?

Nhà thơ Tú Mỡ có những vần thơ cũng cùng một cảm nhận như thế: Tôi mà chết thì ông sẽ khổ/ Vì cứ theo câu cổ người ta/ Xưa nay con cái nuôi cha/ Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông.

Tác giả viết tiếp: Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành/ Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối/ Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội/ Lối đi nào cũng có mặt cả đôi. Đôi dép luôn song hành bên nhau, luôn khắng khít có đôi. Vợ chồng phải sống với nhau như thế. Sống chân thật, thủy chung và “yêu nhau tha thiết không phai” cho đến đầu bạc răng long, cho đến khi nào không còn hiện diện trên cõi đời nầy nữa.

Cha ông ta đã từng nhắc nhở:

Em ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.

Bài thơ được kết thúc như một “tuyên ngôn” mạnh mẽ về tầm quan trọng của cuộc sống vợ chồng: Vợ chồng không thể sống thiếu nhau!, vì một khi đã thành vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa mà là một mà thôi. “Hai người đã nên một thịt” rồi mà: Hai mảnh đời thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc/  Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia! Vợ chồng mà khi “chỉ còn một” thì đúng là “không còn gì hết”. Đó là một chân lý vậy!

Khi nói về vợ chồng, chúng ta không thể nào không nghĩ đến vấn đề nguồn gốc của hôn nhân. Hôn nhân đến từ đâu? Hay nói cách khác, ai là người đã thiết lập hôn nhân đầu tiên cho con người? Nói đến nguồn gốc hôn nhân, người Việt Nam ta thường hay cho rằng do ông Tơ bà Nguyệt xe duyên mà thành, do ông Tơ bà Nguyệt định đoạt hết cả.

Chuyện kể rằng: “Vào đời Đường, có chàng Vi cố trọ học ở Tống thành. Một hôm, Vi cố đi chơi đêm, gặp một cụ già ngồi dưới trăng đọc sách, bên cạnh có túi xách, bên trong có cuộn chỉ đỏ. Vi Cố hỏi cuộn chỉ ấy để làm gì, thì được đáp: “Ta là Nguyệt Lão (ông Nguyệt), giữ sổ biên tên nhân duyên của người đời, chỉ đỏ này dùng buộc chân  họ cho nên vợ nên chồng.” Nghe vậy, chàng lại hỏi: “Thế nhân duyên của chúa có biên trong sổ ấy không?”. Cụ nói: “Sao lại không?”, rồi giở sổ ra và nói: “Nhà ngươi sau nầy lấy con gái của người ăn mày ngoài chợ đó.” Vi Cố cho đó là nhục, hôm sau ra chợ chém chết người con gái ăn mày và bỏ trốn đi nơi khác. Về sau, Vi Cố lấy một người con gái quan phủ, nhưng sau mới biết là con của mụ ăn mày ngoài chợ, bị bỏ ở chợ, quan thương tình đem về nuôi.

Điển nầy chỉ nhân duyên trời định không sao tránh được hoặc mối duyên tốt đẹp trời xe.” (*)

Như vậy, cuối cùng thì sự tích nầy cũng xác nhận chuyện  nhân duyên, vợ chồng  là do trời định cả. Nhìn vào Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, ta nhận ra ngay nguồn gốc chân xác của hôn nhân là đến từ Thiên Chúa, do chính Đức Chúa Trời thiết lập sau khi dựng nên con người. Sách Sáng-thế-ký trong Kinh Thánh chép về nguồn gốc của hôn nhân như sau: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó…Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sường, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sường đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ đưa đến cùng A-đam. A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (Trích sách Sáng-thế-ký, đoạn 2, câu 18, câu 21-24).

Như vậy, chính Đức Chúa Trời đã tác hợp đôi nam nữ đầu tiên  lại với nhau để trở thành vợ chồng, để rồi từ đó, con người cứ theo luật định của Ngài mà dựng vợ gả chồng, xây dựng hôn nhân với nhau.

Nguồn gốc đích thực của hôn nhân là đây chứ không phải là đến từ ông Tơ bà Nguyệt nào đó đâu. Đó là điều chúng ta đã biết được một cách chắc chắn mà không sợ sai lầm. Tạ ơn Chúa đã ban hôn nhân cho con người để con người có thể được chung sống với nhau trong hôn nhân cách hạnh phúc tràn đầy.

Hôn nhân được ban cho con người với mục đích là để cho vợ chồng vui hưởng tình yêu bên nhau cách thỏa thích, để duy trì dòng giống loài người và để thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng đã thiết lập hôn nhân thật cao đẹp.

Vợ chồng cần phải biết sống với nhau trong tình yêu và bằng tình yêu, sống với nhau bằng sự thủy chung như nhứt đang khi Chúa cho còn sống trong cõi thế gian nầy thì Đức Chúa Trời mới đẹp lòng. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết cuộc sống vợ chồng chỉ giới hạn trong cõi thế gian nầy mà thôi, chứ trên thiên đàng là nơi những người tin thờ Chúa Giê-su sẽ đi đến để ở mãi mãi với Chúa thì không còn có đời sống vợ chồng nữa. Chính Đức Chúa Giê-su đã phán rằng: “Con cái của đời nầy lấy vợ gả chồng; song những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng.” (Trích sách Lu-ca, đoạn 20, câu 34).

Cảm ơn tác giả Nguyễn Trung Kiên đã mượn hình ảnh đôi dép để diễn tả tình cảm vợ chồng thật hay, thật độc đáo, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Có nhiều bài thơ viết về tình cảm vợ chồng rất hay, “Đôi dép” là một trong những bài thơ hay đó. Nó không chỉ hay mà còn rất gần gũi, chân thực và cảm động nữa.

Nhà thơ Lê Minh Quốc khi bình bài thơ nầy đã có một kết luận theo tôi là rất chí lý: “Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời, nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ…thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế” (**)

Tôi nghĩ, Nguyễn Trung Kiên hẳn sẽ rất hạnh phúc khi anh đã đem đến cho độc giả, nhất là cho những đôi vợ chồng, một bài thơ thật gần gũi, đáng yêu, đáng nhớ vô cùng.

Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trung Kiên!

Theo Bình Tú Ngọc

Xem tuyển tập 👉 100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20

Phân Tích Về Bài Thơ Đôi Dép Nâng Cao

“Bài thơ Đôi dép” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên, được sáng tác năm vào năm 1995, in lầu đầu vào ngày 15/12/1997 trên tạp trí Thế giới mới khi tác giả vẫn còn là sinh viên khoa Ngữ Văn của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết trong một lần nhà thơ và bạn tranh luận về đề tài khi người ta mang dép thì chiếc dép bên phải hay bên trái sẽ mòn trước:

Có thể nói tình yêu là một thứ tình cảm cao cấp nhất đối với con người. Bởi vậy nên từ lâu khi nói về tình yêu, người ta vẫn hay thường sử dụng biết bao mỹ từ cùng bao loại vật chất thanh cao, vô giá được đem ra để ước lệ, thẩm định tình yêu. Nhưng tuyệt nhiên chưa có ai lại lấy hình ảnh đôi dép- một vật dụng nhỏ bé, tầm thường, hạ cấp mang ra để so sánh cho tình yêu bao giờ. Tuy nhiên, với tác giả Nguyễn Trung Kiên, bằng những cảm nhận mà một người bình thường chưa có thể cảm nhận được nhà thơ đã làm cho biết bao người yêu và đang yêu phải…giật mình khi đọc những vần thơ trong “”Bài thơ Đôi dép”. Hóa ra cũng có những thứ bình dị, thân thuộc gắn liền với ta từng giờ phút trong đời sống mà ta chưa hề chú ý hay chưa hiểu rõ về nó.

Với ngôn từ giản dị, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, tác phẩm đã gây ấn tượng đặc biệt tới độc giả từ ngay từ những dòng thơ đầu:

“Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép”

Hầu hết, khi nói về sự bền chặt, thủy chung của tình yêu đôi lứa người ta vẫn hay thường thường ví von bằng nhiều hình ảnh khác nhau như: một đôi đũa ngọc, bầu với dầu… Nhưng ở đây, nhà thơ Nguyễn Trung Kiên lại lựa chọn hình ảnh đôi dép để giãi bày tấm chân tình của mình.

Và “khi yêu thì ai cũng là thi sĩ” cũng bởi vậy mà mấy ai nỡ lòng phản bác lại tấm lòng của người làm thơ:

“Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.”

Đến đây, bạn đọc khó có thể làm ngơ khi mà tác giả đã bày tỏ nỗi nhớ da diết của mình bằng sự chân thành, phong cách trầm tĩnh, lời thơ nhẹ nhàng, và nghe rất hợp lý. Khi đã cuốn vào lưới tình rồi, thì những vật “tầm thường” nhỏ bé hàng ngày cũng là nguồn cảm hứng để “viết thành thơ”.

Hai đoạn thơ tiếp theo Nguyễn Trung Kiên đã đề cập đến duyên nợ vô cùng đặc biệt và sâu sắc của hai chiếc dép:

“Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ

Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia.”

Đôi dép nhỏ bé bình dị vốn là một vật vô tri vô giác nhưng qua lời thơ của Nguyễn Trung Kiên, lại phù hợp và truyền tải tình cảm cũng như dụng ý của nhà thơ một cách rất rõ nét và chân thành. Bởi hai chiếc dép sẽ luôn gắn bó với nhau trong bất cứ trường hợp nào chúng cùng “gánh vác những nẻo đường xuôi ngược”, “lên thảm nhung, xuống cát bụi”, “cùng bước, cùng mòn”, “cùng chia sẻ sức người chà đạp” nguyện một lòng chung thủy với nhau “dẫu vinh nhục không đi cùng người khác”. Từ “cùng” được tác giả lặp đi lặp lại đến 5 lần qua nhằm nhấn mạnh đến sự gắn bó ân nghĩa thủy chung sâu sắc, giữa người vợ và người chồng, dù gian nan khó nhọc, dẫu giàu sang hay nghèo khổ, họ vẫn sẽ luôn bên nhau, cùng đồng hành trên mọi nẻo đường.

Sau khi khẳng định sự gắn bó không thể tách rời của hai chiếc dép, Nguyễn Trung Kiên đã viết tiếp những vần thơ thật hay:

“Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”

Ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng những cụm từ “xa lìa”, “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh”,… để thể hiện cảm xúc đau buồn, nuối tiếc của chính bản thân mình nếu chẳng may tới ngày nào đó một trong hai người phải rời xa người kia trước. Qua việc sử dụng động từ “nghiêng”, tác giả khẳng định rằng “dẫu bên cạnh đã có người thay thế” nhưng trong lòng vẫn sẽ chơi vơi, vẫn sẽ nhớ mong từng ngày bởi chẳng có ai có thể bù đắp được sự thiếu vắng này cả, đó cũng chính là sự kết nối diệu kì trong tình cảm vợ chồng.

“Đôi dép vô tri khăng khít song

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.”

Nếu như ở đầu tác phẩm đôi dép ở chỉ đơn thuần là một thứ đồ vật nhỏ bé tầm thường. Thì ở những vần thơ sau, Nguyễn Trung Kiến đã liên tục xé nó ra từ “hai chiếc dép”, đến “chiếc này”, “chiếc kia”, và rồi “một chiếc” rồi lại “hai chiếc” nhằm phân tích mối quan hệ giữa chúng một cách khéo léo và tinh tế tĩ mĩ. Và sau khi trải qua những thử thách khắt khe của số phận, “đôi dép” đã hợp nhất thành một chỉnh thể không có gì có thể tách rời.

Trong kho tàng văn thơ Việt Nam, có rất nhiều bài thơ hay viết về tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên “bài thơ Đôi Dép” của tác giả Nguyễn Trung Kiên là một trong những bài thơ tiêu biểu và hay nhất. Tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn rất gần gũi, thân thuộc với đời sống hàng ngày.

Chia sẽ thêm chùm 💙 Thơ Chế 💙 cười vỡ bụng

Cảm Nhận Bài Thơ Đôi Dép Ngắn Hay

Tình yêu là một thứ  tình cảm cao cấp nhất của con người. Cho nên từ lâu đã có biết bao điều để nói về tình yêu, biết bao mỹ từ và biết bao loại vật chất được đem ra để ước lệ, thẩm định tình yêu. Tuyệt chưa thấy ai lại lấy hình tượng đôi dép, một vật dụng tầm thường, hạ cấp để so sánh cho tình yêu bao giờ, dù đó là một nhà thơ ngông cuồng nhất. Tuy nhiên,bằng những cảm nhận mà một người bình thường chưa cảm nhận được tác giả Nguyễn Trung Kiên đã làm cho bao người yêu thơ và đang yêu phải…giật mình.

Thì ra có những thứ gắn liền với ta từng giờ phút trong cuộc sống mà ta chưa hề để ý hoặc chưa hiểu hết về nó. Là một người làm thơ, biết lấy một hình ảnh, một vật chất bình thường gần gũi với đời sống để phát triển thành ý tưởng cho một tác phẩm là một điều rất cần thiết để thành công. Tác giả Nguyễn Trung Kiên chỉ với một ” Bài thơ đôi dép” đã làm cho bao người yêu thơ biết đến tên anh do khai thác được điểm tối ưu nầy.

Có lẽ không có  gì để bình luận thêm vì tự những câu thơ  trong ” Bài thơ đôi dép” đã nói lên tất cả bằng những từ ngữ cũng quá đổi bình thường dễ hiểu. Và chắc rằng, những ai có dịp đọc được nó sẽ không có chút gì ” phản ứng” tác giả khi anh ” bạo gan” dám mang đôi dép làm biểu tượng cho một tình yêu chung thủy.

Mấy năm gần đây ” Bài thơ đôi dép” đã được  nhiều học sinh của trường PTTH  Lương Thế Vinh ( Tân Biên) chuyền tay nhau đọc, ca ngợi và nhắc nhở nhau về mặt tình cảm khi mai sau vào đời. Ấn tượng đến nỗi Ban bí thư Đoàn trường đã in bài thơ vào nội san  “Tuổi xanh” của trường để đáp ứng cho các bạn trẻ. Mới đây nhân buổi ra mắt CLB thơ huyện Tân Châu, Ban tổ chức đã phóng to và trưng bày ” Bài thơ đôi dép” trang trọng trên sân lễ. Chứng tỏ sức sống của bài thơ đã lan tỏa đến tận ngõ ngách cuộc đời.

Giới thiệu lại bài thơ, người viết chỉ bổ sung chút thông tin : tác giả Nguyễn Trung Kiên sáng tác ” Bài thơ đôi dép” cuối năm 1997 và gửi in trên nguyệt san Áo trắng. Anh từng là sinh viên khóa 1997-2001 khoa ngữ văn thuộc Đại học sư phạm TP.HCM. Do hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học giữa chừng để đi làm thợ cơ khí. Nguyễn Trung Kiên hiện sinh sống tại Phú Thọ Hòa, Tân Phú, TP.HCM. Cảm hứng viết nên bài thơ hay nầy bắt nguồn từ một lần anh và một người bạn tranh luận đề tài khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước ? 

1 bình luận về “Bài Thơ Đôi Dép của Nguyễn Trung Kiên [Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích]”

  1. Mình ấn tượng bài thơ này ngay từ lần đầu tiên đọc nó. Sau nhiều năm tháng cũng có người nhận vơ với cái tên tác giả và lời cũng bị nhầm lẫn nhiều… Không ngờ có chị nhà báo cũng như vậy và chị ấy đã quyết tâm tìm ra chính chủ tác giả. Quay rõ ràng công khai a Nguyễn Trung Kiên đọc cho mọi người nè các bạn:
    https://www.youtube.com/watch?v=USFiIYoyn4g
    Lần sau anh ấy đọc lại nè
    https://www.youtube.com/watch?v=Kc5rLFT5pOg
    Sao thì chính chủ đọc cũng bị sai so với lần trước duy nhất 1 từ thôi các bạn ạ.

    Trả lời

Viết một bình luận