Bài Thơ Đồng Hồ Quả Lắc ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thông Qua Bài Thơ Bố Mẹ Giúp Bé Hiểu Được Tầm Quan Trọng Của Thời Gian
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Đồng Hồ Quả Lắc
Bài thơ Đồng hồ quả lắc
Tác giả: Đinh Xuân Tửu
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ quả lắc
Tích tắc đêm ngày
Không ngừng phút giây.
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ luôn nhắc:
Học, chơi, ăn, ngủ
Có giờ có giấc.
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ luôn nhắc
Từng phút từng giờ
Quý hơn vàng bạc.
Thohay.vn Chia sẽ ✨ Bài Thơ Cá Voi ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Đồng Hồ Quả Lắc
Chia Sẽ Thêm ✨ Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Giáo Án Bài Thơ Đồng Hồ Quả Lắc
Giáo Án Bài Thơ Đồng Hồ Quả Lắc
I. MỤC TIÊU:
– Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ “đồng hồ quả lắc”. Trẻ biết chơi tốt trò chơi, phối hợp chơi cùng bạn.
– Phát triển kỹ năng nghe, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ. Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .
– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết công dụng của chiếc đồng hồ.
* Lồng ghép chuyên đề: Giáo dục lễ giáo, giáo dục kỹ năng sống.
II . CHUẨN BỊ :
Máy tính : Hình ảnh bài thơ.
Tranh đồng hồ chưa có kim cho bé vẽ thêm kim.
Trò chơi, màu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
tt
Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1 Hoạt động 1
ổn định – gt
Cô cho trẻ hát bài “Chiếc khăn tay”
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói về đồ dùng gì ?
Trong gia đình các con có những đồ dùng gì ?
Con phải sử dụng những đồ dùng của gia đình mình như thế nào?
Có 1 bài thơ nói về 1 đồ dùng rất quan trọng trong nhà. Các con cùng lắng nghe xem đó là gì nhé.
2 Hoạt động 2.
Truyền thụ tác phẩm
*Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
Bài thơ này nói đến cái gì vậy con?
Đồng hồ có tác dụng gì?
Đây là bài thơ đồng hồ quả lắc của Ngọc Minh sưu tầm.
Cho trẻ nhắc lại
Nội dung bài thơ: Nói về chiếc đồng hồ quả lắc, đồng hồ kêu tích tắc.Có kim ngắn chỉ giờ và kim dài chỉ phút,
Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Của tác giả nào?
* Đàm thoại , trích dẫn:
“Tích tắc tích tắc
Đồng hồ quả lắc”
=> hai dòng thơ nói về chiếc đồng hồ quả lắc. Kêu tích tắc
Trích
“Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
Tích tắc tích tắc
=> Nói về chiếc đồng hồ có kim dài chỉ phút và kim ngắn chỉ giờ, mỗi lần kim quay kêu tích tắc.
Từ khó: quả lắc: là bộ phận của chiếc đồng hồ mỗi khi đồng hồ quay sẽ phát ra tiếng kêu tích tắc.
Cho trẻ nhắc lại từ khó
Lớp mình vừa nghe đọc bài thơ gì?
Của ai sưu tầm nào?
Trong bài thơ nói kim ngắn chỉ gì?
Kim dài chỉ gì?
Các con có biết đồng hồ giúp ích gì không? (Để biết thời gian)
Để đồng hồ hoạt động cần có gì? (cần có pin)
Giáo dục: đồ dùng trong gia đình của cha mẹ mua sắm và sử dụng các con phải biết trân trọng và không đập phá đồ, sử dụng và bảo quản cẩn thận đồ dùng các con nhé.
3 Hoạt động 3
Trẻ vui đọc thơ
Trẻ đọc bài thơ
Ai có thể đọc bài thơ này? ( gọi 1 trẻ thuộc đọc)
Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần
Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đứng lên đọc thơ
Cô cho bạn trai đọc 1 câu, bạn gái đọc 1 câu đến hết bài
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ
4 Hoạt động 4
Trò chơi
Vẽ thêm kim cho đồng hồ
* T/C ghép tranh đồng hồ
– Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi. Bên trên bàn cô có các mảnh tranh rời có ký hiệu. Nhiệm vụ của 2 đội lên ghép lại thành 1 bức tranh đồng hồ có thứ tự của nội dung bài thơ đồng hồ quả lắc, sau đó 2 đội của hai bạn lên chỉ vào tranh và đọc bài thơ cho cô, các bạn cùng nghe
– Cho trẻ chơi cô bao quát trẻ
– Cho trẻ đọc lại bài thơ Cả lớp đọc thơ, tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ Lắng nghe Tham gia trò chơi Cả lớp đọc thơ
Cho trẻ hát “Giúp mẹ” đi ra ngoài
Cô mở nhạc, trẻ bắt đầu thực hiện.
Cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện tốt.
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ « Đồng hồ quả lắc” do cô Ngọc Minh sưu tầm
– Thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về chiếc đồng hồ quả lắc
b. Kỹ năng:
– Rèn trẻ trả lời câu hỏi của cô lễ phép, đủ câu đủ ý.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c. Thái độ:
– Góp phần giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ: Biết yêu quý đồ dùng trong gia đình
2. Chuẩn bị:
– H/ả minh họa theo nội dung bài thơ.
– Câu hỏi đàm thoại.
– Máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
– Cho trẻ chơi trò chơi «trời tối trời sáng»
– Cho trẻ xem hình ảnh chiếc đồng hồ quả lắc trên máy tính?
+ Đây là hình ảnh gì?
À đúng rồi đấy các con ạ, đây là hình ảnh chiếc đồng quả lắc
– Đồng hồ dùng để làm gì?
– Để biết đồng hồ có công dụng gì các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ « Đồng hồ quả lắc « của tác giả Ngọc Minh thì rõ nhé.
HĐ2: Vào bài.
a.Cô đọc mẫu.
– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm
Cô vừa đọc các con nghe bài thơ “ Đồng hồ quả lắc”
Của tác giả Ngọc Minh đấy để bài thơ hay hơn các con cùng nghe cô đọc cùng với hình ảnh nhé.
– Cô kể lần 2: Có h/ả minh hoạ theo nội dung bài thơ.
b. Trích dẫn, đàm thoại
– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ nhắc đến đồ dùng gì?
Bài thơ nói về miêu tả về đặc điểm của chiếc đồng hồ .
+ Đồng hồ kêu như thế nào?
« Đồng hồ quả lắc
Tích tắc..tích tắc..tích tắc»
+Kim ngắn dùng để chỉ gì?
« Kim ngắn chỉ giờ»
À đúng rồi đấy, kim ngắn chỉ giờ vậy còn kim dài thì sao?
« Kim dài chỉ phút»
Đồng hồ dùng để làm gì?
+ Đồng hồ giúp chúng ta biết thời gian. Vậy chúng ta có biết đồng hồ thường được treo ở đâu?
Đồng hồ thường được treo ở tường để xem giờ và cũng để trang trí cho ngôi nhà đẹp hơn.
Ngoài đồng hồ treo tường còn có đồng hồ đeo tay nữ các con ạ.
=>Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
c. Trẻ đọc thơ
– Cô cho cả lớp đọc theo cô từng câu cho đến
– Tổ đọc thơ
– Nhóm đọc thơ
– Cá nhân 1-2 trẻ đọc khá
( cô chú ý sửa sai cho trẻ).
Kết thúc: cô động viên , khích lệ trẻ.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Chữ Hiếu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án