Bài Thơ Mẹ Suốt Của Tố Hữu [Nội Dung + Tác Giả + Tác Phẩm]

Bài Thơ Mẹ Suốt Của Tố Hữu ❤️️ Nội Dung Tác Giả Tác Phẩm ✅ Phân Tích Và Cảm Nhận Hình Tượng Anh Hùng Của Người Phụ Nữ Việt.

Bài Thơ Mẹ Suốt Của Tố Hữu

Bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một tấm gương tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Lời thơ nói về một người mẹ đêm đêm vẫn chèo đò chở những người con của cách mạng qua sông trong những ngày chiến đấu ác liệt.

Tháng 11 năm 1965, nhà thơ Tố Hữu đến Đồng Hới, Quảng Bình. Lúc đó, ông đang giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng. Sau khi nói chuyện với mẹ Suốt (4 tháng 11), nhà thơ đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt. Bài thơ được đăng trên Báo Nhân dân với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt đã để lại ấn tượng riêng biệt trong lòng người đọc khắp cả nước. Cuối năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh, mẹ Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc Mỹ.

Năm 1980 Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò. Qua đó, thể hiện tưởng nhớ và sự cảm kích về một người mẹ anh hùng của quê hương. Bức tượng mẹ Suốt được đặt gần cầu Nhật Lệ, trên con đường mang tên Mẹ Suốt.

Gửi tới bạn đọc tham khảo lời ☀️Bài Thơ Về Thăm Mẹ☀️ của tác giả Đinh Nam Khương

Tác Giả Tố Hữu

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002). Giải thích về bút danh của mình, Tố Hữu bày tỏ năm 1938, ông sang Lào thăm một người anh. Tại đây, ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình và đó chính là người đặt cho ông bút danh “Tố Hữu” (chữ Hán: 素有).

Nhà thơ Tố Hữu quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, Tố Hữu còn là cán bộ cách mạng lão thành, một chính khách và từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam.

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, giữa lý tưởng trong trái tim và những câu thơ trên đầu bút. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “nhà thơ của nhân dân”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”,…

Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ. Trong 2 cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã sáng tác rất nhiều bài thơ gắn liền với suốt chiều dài lịch sử kháng chiến nhằm cổ vũ tinh thần cho chiến sỹ và nhân dân. Không thể không nhắc đến các bài thơ như Việt Bắc, Lượm, Việt Nam máu và hoa, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Từ Cu-ba,…

Những lời bày tỏ trong câu thơ Tố Hữu “mê hoặc” lòng người, từ người “đã ngã xuống cánh rừng trai trẻ” hay “người đến với thơ ông suốt thời thơ ấu” (nhận xét của Nguyễn Khoa Điềm). Các bài thơ của ông được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh. Một số tác phẩm chính nổi bật nhất của nhà thơ đó là:

  • Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ
  • Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ
  • Ta với ta (1992 – 1999)
  • Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ
  • Máu và Hoa (1972 – 1977), 13 bài thơ
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Một tiếng đờn (1978 – 1992), 74 bài thơ
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
  • Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ
  • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)
  • Một khúc ca xuân (thơ, 1977)

Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng và văn thơ, Tố Hữu đạt được nhiều giải thưởng ưu tú như:

  • Phong tặng và Giải thưởng văn học
  • Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn.
  • Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc)
  • Huân chương Sao Vàng (1994)
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)

Chia sẻ đến bạn đọc những 🔰Bài Thơ Con Cò Về Mẹ🔰 sâu sắc nhất

Lời Bài Thơ Mẹ Suốt

Mời bạn đọc và cảm nhận Lời Bài Thơ Mẹ Suốt hào hùng nhất.

Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh
Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa…

Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn “xuất quân”
Tui may cũng được vô chân “sẵn sàng”
Một tay, lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…

Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”

Vui sao, câu chuyện ơn tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…

Bộ sưu tập những câu 🍃Thơ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ🍃 tình cảm nhất

bài thơ mẹ suốt

Nội Dung Bài Thơ Mẹ Suốt

Gửi tới bạn đọc tham khảo Nội Dung Bài Thơ Mẹ Suốt chi tiết nhất.

Mẹ Suốt là một bài thơ hay được viết bởi Tố Hữu vào năm 1965. Khi có dịp nói chuyện với mẹ, nhà thơ đã sáng tác bài thơ Mẹ Suốt nổi tiếng. Đây là khoảng thời gian nhà thơ đang là Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng. Mẹ Suốt tên đầy đủ là Nguyễn Thị Suốt (1908 – 1968) là một nữ anh hùng lao động trong Chiến tranh Việt Nam. Bà sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo và từ nhỏ đã phải đi ở đợ.

Bà lấy chồng từ sau cách mạng tháng Tám và làm nghề chèo đò kiếm sống qua ngày. Và đây cũng chính là người đã lái đò chở bộ đội, thương binh qua sông Nhật Lệ trong thời gian từ 1964 – 1967. Hình ảnh Mẹ Suốt như là một biểu tượng của người chiến sĩ kiên cường chèo đò trên dòng sông Nhật Lệ. Ngay từ khi ra đời bài thơ này đã được đăng tải trên báo Nhân dân và được công chúng đặc biệt yêu mến.

Tuyển tập những bài 💝Thơ Về Mẹ Sưu Tầm💝 cảm động nhất

Phân Tích Bài Thơ Mẹ Suốt

Cái tài của Tố Hữu là biết xích lại gần mẹ, kéo mẹ lại gần phía mình và người đọc. Qua bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu có thể thấy rõ toàn vẹn bức chân dung mẹ. Nghe mẹ kể về cuộc đời thăng trầm của mẹ trên mảnh đất Bảo Ninh (Quảng Bình):

Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: quê mẹ, Bảo Ninh
Mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền

Tố Hữu lấy quê hương làm nền để xây tượng đài mẹ. Hình ảnh “nắng trưa, chang chang cồn cát” và “mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền” rất ấn tượng. Từ trên cái nền quê hương ấy tác giả cho hiện lên một mẹ Suốt ngày còn bé trong bóng đêm nô lệ thật tội nghiệp:

Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín, mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ một thời xuân qua
Thân phận làm vợ, làm mẹ cũng thật là gian truân:
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa…

Chính từ nỗi khổ cực ấy mà mẹ ý thức sâu sắc quyền được làm người, được sống trong một chế độ xã hội tự do, hạnh phúc:

Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng thuyền ra thuyền vào
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Mẹ không chịu thua chồng trong việc tham gia chống Mỹ cứu nước:
Ông nhà theo bạn “xuất quân”
Tui nay cũng được vô chân “sẵn sàng”
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày

Lấy tinh thần thằng Pháp để đánh Mỹ, Mẹ bất chấp tuổi tác, không sợ gì sóng gió, đạn bom giặc:

Sợ chi sóng gió, tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Tố Hữu để mẹ hiện lên trong thơ mình thật đẹp và kỳ vĩ:
Ngẫng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ

Vừa chiêm ngưỡng mẹ, nhà thơ vừa đối thoại với mẹ như một nhà báo phỏng vấn bằng thơ và mẹ cũng trả lời bằng thơ với nhà thơ trong vai nhà báo.

Nhà thơ hỏi:
Gan chi gan rứa mẹ nờ?

Mẹ trả lời:

Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

Nhà thơ lại hỏi:
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?

Mẹ lại trả lời:
Mẹ rằng: Nói cứng phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn gió to
Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình!”

Người đọc nghe hai người đối đáp với nhau thật thú vị. Từng câu hỏi và câu trả lời đều sử dụng phương ngữ Quảng Bình: Tui, chi, rứa, cớ răng, nờ… làm rõ hơn đặc điểm vùng quê và tính cách của mẹ. Cái kết của bài thơ đã mang đến cho người đọc sự ngất ngây khoái cảm:

Vui sao câu chuyện ân tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…

Nghệ sỹ Châu Loan với chất giọng đặc biệt, đã ngâm bài thơ này, phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, khiến ai nghe cũng thích! Mẹ Suốt cứ thế đi vào lòng người với niềm yêu kính. Nhân dân đã tạc tượng mẹ trong lòng mình nhờ hình tượng mẹ trong thơ của các nhà thơ!

Cảm động với lời 💐Thơ Tặng Mẹ Hay Nhất💐

Cảm Nhận Bài Thơ Mẹ Suốt

Có lẽ những người sinh ra ở Quảng Bình ai ai cũng có thể đọc làu làu một vài đoạn thơ hoặc một vài câu thơ trong bài thơ “Mẹ Suốt” của nhà thơ Tố Hữu.

Thẳng thừng ra mà nói thì những câu như “Lặng nghe mẹ kể ngày xưa/ Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình/ Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh/ Mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền” không ai là không thuộc.

Con sông Nhật Lệ thơ mộng cũng phải oằn mình gánh chịu những trận mưa bom đạn của kẻ thù. Mặc dù lúc này xấp xỉ tuổi 60, nhưng Mẹ Suốt vẫn xung phong đảm đương công việc đưa đò, phục vụ giao thông đi lại giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Ngày 7/2/1965, đế quốc Mỹ đã huy động 160 lần chiếc máy bay phản lực hiện đại, ồ ạt tấn công bắn phá Đồng Hới và các vùng lân cận. Đồng Hới rung chuyển trong khói lửa đạn bom của không lực Hoa Kỳ. Trên sông Nhật Lệ, những cột nước đen ngòm tung lên dữ dội bởi bom đạn.

Dưới làn mưa bom bão đạn, Mẹ vẫn hiên ngang cầm chắc tay chèo, đưa đón bộ đội, Nhân dân qua lại đôi bờ Nhật Lệ. Những chuyến đò của Mẹ Suốt cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Hình ảnh Mẹ ngẩng cao đầu trước hàng loạt đạn bom của Mỹ, bất chấp hiểm nguy, sau này nhà thơ Tố Hữu đã “vẽ” lại đầy hào hùng: “Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?/ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?/ Chẳng bằng con gái, con trai/ Sáu mươi còn một chút tài đò đưa”.

Chính tinh thần quả cảm, gan dạ của Mẹ Suốt góp phần cùng quân và dân Đồng Hới lập nên kỳ tích. Chỉ trong ngày 7 và ngày 8/2/1965, quân và dân Đồng Hới đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Từ ngày 14/2 đến ngày 28/4/1965, 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm, bắn cháy tại sông Nhật Lệ. Mẹ cùng con đò lại tiếp tục công việc thầm lặng: “Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày/ Sợ chi sóng nước tàu bay/ Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua”. Ngày 1/1/1967, Mẹ Suốt được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải.

Trọn bộ bài 🌟Thơ Lục Bát Về Mẹ Ngắn Hay🌟 đặc sắc nhất

Viết một bình luận