Bài Thơ Nu Na Nu Nống ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Cách Chơi ✅ Bố Mẹ Xem Ngay Trò Chơi Dân Gian Bên Dưới Để Có Thể Tổ Chức Chơi Cho Các Bé Nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Nu Na Nu Nống Các Phiên Bản
Nu na nu nống (Phiên bản 1)
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Nu na nu nống (Phiên bản 2)
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhả ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt.
Nu na nu nống (Phiên bản 3)
Nu na nu nống
Cái trống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi Phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Ông tôi nấu chè
Chè be chè bét
Cống rè cống rụt
Bụt thụt xuống lỗ
Bụt chẳng ăn xôi.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Đồng Dao Lộn Cầu Vồng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh + Hình Ảnh Bài Đồng Dao Nu Na Nu Nống
Giới Thiệu Trò Chơi Dân Gian Nu Na Nu Nống
Cùng thohay.vn tìm hiểu về Trò Chơi Dân Gian Nu Na Nu Nống qua phần giới thiệu bên dưới.
Nu na nu nống là trò chơi quen thuộc của trẻ con vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi này có cách chơi rất đơn giản, bé có thể chơi cùng bạn bè hoặc cả gia đình mỗi buổi tối trước giờ đi ngủ để thư giãn và gắn kết tình cảm. Bởi vì trò chơi này phù hợp với mọi lứa tuổi nên sẽ giúp các bé vừa học đếm, vừa học hát lại biết cách chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết.
Cách Chơi Nu Na Nu Nống
Bố mẹ và cô giáo có thể tham khảo Cách chơi nu na nu nống mà Thohay.vn gợi ý bên dưới.
👉 Cách chơi
- Số lượng trẻ chơi khoảng từ 3 – 10 trẻ. Càng đông càng vui.
- Các bé ngồi chơi cạnh bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Nếu số lượng bé chơi nhiều, có thể để các bé ngồi thành vòng tròn.
- Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” sẽ đập nhẹ vào 1 chân của bé thứ nhất, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của bé thứ nhất, tiếp theo đến chân của bé thứ hai, thứ ba… theo thứ tự từng bé đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống”
👉 Trò chơi có 2 cách chọn người chiến thắng:
- Cách thứ nhất: Chân của bé nào gặp từ “trống” thì co chân đó lại, bé nào co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, bé co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… bé còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc.
- Cách thứ hai: Bé nào co đủ hai chân đầu tiên là người thắng cuộc.
Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.
Giáo Án Bài Thơ Nu Na Nu Nống
Giáo Án Bài Thơ Nu Na Nu Nống
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ
- Tên tác giả
- Hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý
- Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ diễn cảm
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ,
- Kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
- biết đọc thơ cùng cô.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích môn học
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những ý nghĩa trong bài thơ.
- Nghiêm túc lăng nghe cô
II. Chuẩn bị.
- Hình ảnh minh hoạ của bài thơ
- Nhạc bài hát về bài thơ
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh thơ, ảnh thơ
III. Tổ chức hoạt động
A.Hoạt động của cô.
1.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.
- Hôm nay có thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chúng mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.
- Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
- Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa , đó là bài thơ Nu Na Nu Nống chúng mình cùng lắng nghe nhé
2.Hoạt Động 2:
a, Cô đọc mẫu lần 1:
- Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô đọc cho chúng mình nghe lời thơ Nu Na Nu Nống
- Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.
b, Cô đọc bài thơ lần 2
- Bằng tranh minh hoạ lời thơ sinh động hơn
- Ảnh minh họa của lời thơ
c, Cô đọc bài thơ lần 3
- Đàm thoại trích dẫn.
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
- Cô các bé ý nội dung đoạn trích trên
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Các em sẽ trả lời tên bài thơ
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
B.Hoạt động của trẻ
- Trẻ chia thành tổ nhóm
- Trẻ lại ngồi ngay ngắn quanh cô giáo
- Hát bài hát theo cô hát
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ theo cô 1 đến 2 lần
- Trả lời câu hỏi của cô theo tổ nhóm và cá nhân
IV. Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
- Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
- Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
- Mời cá nhân trẻ đọc
- Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ
V.Kết thúc
- Nhận xét buổi học cả lớp
- tuyên dương từng tổ, nhóm cá nhân
- Cô thấy lớp mình rất ngoan và học giỏi bây giờ chúng mình hãy cùng cô hát bài: liên quan tới lơi bài thơ trên nhé
- Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.
Thohay.vn Chia Sẽ 🍉 Đồng Dao Rồng Rắn Lên Mây 🍉 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án