Bài Thơ Ong Và Bướm, Con Bướm Trắng [Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Ong Và Bướm, Con Bướm Trắng ❤️ Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.

Nội Dung Bài Thơ Ong Và Bướm Mầm Non

Bài Thơ Ong và Bướm
Tác giả: Nhược Thủy

Con bướm trắng
Lượn cành hồng
Gặp con ong
Đang bay vội

Bướm liền gọi
Rủ đi chơi
Ong trả lời
Tôi còn bận

Mẹ tôi dặn
Việc chưa xong
Đi chơi rong
Mẹ không thích.

Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Tàu Nhà Trẻ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Bài Thơ Con Bướm Trắng Lượn Cành Hồng

Thơ hay ông và bướm
Thơ hay ông và bướm
Tranh ong và bướm bên vườn hoa
Tranh ong và bướm bên vườn hoa
Ong và bướm trắng
Ong và bướm trắng
Áng thơ hay ong và bướm
Áng thơ hay ong và bướm
Bướm trắng
Bướm trắng

Hình Ảnh Bài Thơ Ong Và Bướm

Thơ Ong và bướm đang
Thơ Ong và bướm đang
Con ong và con bướm
Con ong và con bướm
Ảnh thơ hay ong và bướm
Ảnh thơ hay ong và bướm
Vân thơ hay ong và bướm
Vân thơ hay ong và bướm

Giáo Án Bài Thơ Ong Và Bướm

  Giáo án Bài Thơ Ong Và Bướm Cho Các Bạn Cùng Tham Khảo

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

  1. Kiến thức:
  • Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
  • Trẻ biết đọc thơ cùng cô.
  • Hiểu được nội dung bài thơ “Ong và Bướm”: Bài thơ nói về bạn Ong và bạn Bướm, bạn Bướm rất đẹp có bộ cánh màu trắng hay rong chơi ở các vườn hoa, bạn Ong rất chăm chỉ chịu khó và nghe lời mẹ dặn.

2.Kỹ năng:

  • Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
  • Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
  • Trẻ nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của cô.
  • Rèn trẻ nói đủ câu rõ lời.

3.Thái độ:

  • Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
  • Ngoan ngoãn lễ phép với cô giáo.
  • Trẻ biết nghe lời mẹ, người lớn và chăm làm biết giúp đỡ người lớn những việc vừa sức.

II. CHUẨN BỊ

  1. Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi A1.
  2. Đồ dùng của cô
  • Giáo án.
  • Que chỉ.
  • Tranh nội dung bài thơ (3 tranh).
  • Đội hình dạy trẻ xếp hình chữ U, hàng ngang.
  • Nhạc bài hát “Chị Ong nâu và em bé” bài “Màu hoa”.
  • Sân khấu, xốp trải nền.
  • Mô hình vườn hoa hồng có hình con Ong và con Bướm .
  1. Đồ dùng của trẻ:
  • Trang phục gọn gàng.
  • Mũ ong, mũ bướm, mũ hoa hồng .
  • Ghế cho trẻ ngồi.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú (1-2 phút).

  • Cô tập trung sự chú ý của trẻ.
  • Cô giới thiệu các cô tới dự.
  • Cô giới thiệu các tổ
  • Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát: “Chị Ong nâu và em bé”.
  • Cô và các con vừa hát bài hát gì?
  • Trong bài hát nói đếm con vật gì?

Hoạt động 2: Bài mới: (15-17 phút)

  • Cô giới thiệu bài thơ “Ong và Bướm” của tác giả Nhược Thuỷ.
  • Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm bằng lời 1 lần.
  • Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
  • Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp qua tranh minh họa.
  • Cô vừa đọc bài thơ gì?
  • Của tác giả nào?
  • Trong bài thơ nói về con vật nào?
  • Giảng nội dung: Bài thơ nói về bạn Ong và bạn Bướm, Bướm có bộ cánh màu trắng rất là đẹp và Bướm hay bay lượn rong chơi ở vườn hồng. Khi thấy Ong bay tới Bướm rủ Ong đi chơi, nhưng Ong không đi vì Ong nghe lời mẹ dặn: Việc mẹ giao cho chưa làm xong mà đi chơi thì mẹ không thích. Các con cũng vậy các con phải ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, đi chơi phải xin phép ông bà, bố mẹ chăm chỉ giống bạn ong giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức của mình.
  • Đàm thoại trích dẫn, giảng từ khó:
  • Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết con vật nào bay lượn trong vườn hoa?.
  • Khi đang bay lượn Bướm gặp con gì?
  • Cô đọc chích dẫn câu thơ. “Con bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội”.
  • Các con biết vì sao Ong “vội” không? “Vội” là chỉ hành động rất khẩn trương cần gấp: (vì buổi sáng Ong đang muốn bay nhanh để hút nhuỵ hoa làm mật giúp mẹ).
  • Nhìn thấy Ong, Bướm đã làm gì?
  • Cô khái quát lại ý trả lời của trẻ và Cô đọc 2 câu thơ: “Bướm liền gọi Rủ đi chơi”
  • Bạn Ong có đi chơi không ?
  • Vì sao bạn Ong không đi chơi cùng bạn Bướm?
  • Cô giải thích từ “bận”: Là chỉ công việc còn nhiều chưa làm xong
  • Mẹ bạn Ong đã căn rặn điều gì?
  • Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ và đọc cho trẻ nghe 2 câu thơ: “Tôi còn bận Mẹ tôi dặn Viêc chưa xong Đi chơi rong Mẹ không thích”
  • Các con thấy bạn Bướm trong bài thơ như thế nào?
  • Còn bạn Ong thì sao?
  • Đúng rồi bạn Bướm trong bài thơ đẹp nhưng lại rất ham chơi còn bạn Ong thì chăm chỉ làm việc nghe lời mẹ.
  • Các con cũng vậy các con phải ngoan, nghe lời ông bà bố mẹ, đến lớp nghe lời cô giáo chơi đoàn kết với bạn.
  • Dạy trẻ đọc thơ:

Cô cùng trẻ đọc thơ và chú ý sửa sai, đông viên trẻ:

  • Cô cho cả đọc thơ theo cô (2 lần).

Cô mời luân phiên 3 tổ lên đọc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ và động viên trẻ.

  • Cô mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ đọc.

Hoạt động 3: Củng cố đọc thơ qua mô hình (3 phút).

  • Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Màu Hoa” đến mô hình.
  • Các con nhìn thấy gì đây?
  • Trong vườn hoa còn có con gì nữa?
  • Con Ong và con Bướm được nhắc đến trong bài thơ nào?
  • Cô cùng trẻ đọc thơ: 1-2 lần.

Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút)

  • Cô khái quát lại nội dung của bài, giáo dục động viên khích lệ trẻ.

Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Con Mèo Mà Trèo Cây Cau ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận