Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận ✅ Bài Thơ Được Tác Giả Viết Vào Năm 1972, Khi Ông Mới 14 Tuổi.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa
Bài thơ: Tháng ba
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Mưa Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa
Bài thơ cho ta thấy được những vẻ đẹp lịch sử anh hùng vẻ vang, thắng lợi và cao cả, ngụ ý muốn nói đến người anh hùng Gióng. Bài thơ trên là hình tượng Gióng được bất tử hóa thân vào non nước, đất trời cùng với ánh sáng hào quang lan tỏa trên nền trời rộng lớn. Gợi lên một trang lịch sử hào hùng, khí thế của nhân dân trong thời kỳ chống giặc Mỹ. Bài thơ cho thấy tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến thắng và tự hào về lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Những Cảm Nhận Về Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa Hay Nhất
Những bài văn cảm nhận về bài thơ Tháng Ba của Trần Đăng Khoa hay nhất.
Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa Ngắn Hay
Tháng ba – tháng của những tia nắng oi ả, chói chang, tiết trời nóng bức khiến ai cũng phải đỏ mặt, toát mồ hôi.
Có rất nhiều bài thơ đã miêu tả cảnh tháng ba, tiêu biểu là bài thơ “Tháng Ba” của tác giả Trần Đăng Khoa được viết trong năm 1972, nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy quyết liệt.
Ở thời điểm lúc này đang là sự chuyển tiết trời giữa mùa xuân và mùa hạ, ta có thể nhận thấy được qua câu thơ đầu tiên “Sau làn mưa bụi tháng ba”.
Tiết trời lúc này oi ả, nóng như lửa đốt, tác giả đã tái hiện lại bầu không khí lúc bấy giờ “Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu” Thật nóng làm sao, đến cả chiếc lá tre cũng không chịu nổi mà chuyển sắc từ xanh thành đỏ. “Nền trời hẫng hụt ráng treo” “Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”, từ hai câu thơ này ta nhận thấy tác giả đã dùng hình ảnh con ngựa, được ví như ngựa sắt, mượn hình ảnh của nhân vật anh hùng Thánh Gióng để diễn tả sự quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Và đồng thời miêu tả bức tranh thiên nhiên trong ngày hè oi bức. Tổng kết lại, bài thơ “Tháng Ba” vừa tả cảnh nóng nực trong những ngày hè, vừa tả sự cố gắng, chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Đây quả là một tác phẩm tuyệt vời!
Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa Đặc Sắc
Bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khao đã tái hiện lại khung cảnh lịch sử sống động và đầy hào hùng của chiến công Thánh Gióng. Thật vậy, hai câu thơ đầu tiên mở đầu với hình ảnh làn mưa bụi tháng ba và lá tre đỏ rực cháy như bị thiêu. Người đọc có thể hình dung hình ảnh của Thánh Gióng thắng trận bay lên trời.
Hình tượng sau đó là làn mưa bụi bay rợp trời cùng với đó là những chiếc lá tre bị lửa từ ngựa sắt thiêu rụi cũng bay phấp phới. Cảnh tượng huy hoàng và hào hùng đến nhường nào! Hình ảnh so sánh “như là lửa thiêu” không chỉ là hình ảnh so sánh đặc sắc mà còn có tác dụng gợi lại điển tích ngựa sắt của Thánh gióng phun vào bụi tre đằng ngà làm tre ngả màu vàng óng.
Hai câu thơ cuối cùng tái hiện hình ảnh của bầu trời sau khi Thánh gióng trở về trời. Nền trời vẫn còn ánh sáng lưu lại, thể hiện niềm tiếc nuối của người dân về dấu vết của vị thiên tướng cử xuống giúp dân đánh giặc đang bay về trời. Nền trời ấy hào hùng nhìn lại tưởng như vẫn còn khắc ghi còn mãi hình ảnh Thánh cùng ngựa sắt bay lên về trời.
Tóm lại, bài thơ đã tái hiện được khung cảnh đánh giặc hào hùng của Thánh gióng cùng chiến tích năm xưa của Thánh, cùng với đó là gửi gắm niềm tự hào của dân tộc về quá khứ hào hùng, vĩ đại đánh giặc ngoại xâm.
Tiểu Sử Của Trần Đăng Khoa
Đôi nét về Trần Đăng Khoa
– Trần Đăng Khoa (26/ 4/1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
– Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”.
– Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.
– Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979.
– Những năm sau đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
– Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.
– Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ 5 Chữ Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Những Bài Hay Nhất