Tuyển Tập Các Bài Thơ Tiếng Quảng Nam Hay Nhất, Từ Điển Dịch Tiếng Quảng Nam Đầy Đủ Nhất, Những Câu Nói Tiếng Địa Phương Quảng Nam Nổi Tiếng.
NỘI DUNG CHÍNH
Thơ Tiếng Quảng Nam Là Gì ?
Tiếng Quảng Nam là một phương ngữ của tiếng Việt được sử dụng chủ yếu tại tỉnh Quảng Nam và một phần của thành phố Đà Nẵng. Nó có những đặc điểm riêng biệt về âm điệu, từ vựng và ngữ pháp, tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Đặc điểm nổi bật của tiếng Quảng Nam
- Âm điệu: Tiếng Quảng Nam có âm điệu đặc trưng, khó lẫn với các phương ngữ khác. Một số âm vị có sự khác biệt so với tiếng phổ thông, ví dụ như âm “o” đọc thành “oa”, âm “a” đọc thành “e”,…
- Từ vựng: Tiếng Quảng Nam có nhiều từ vựng địa phương, khác biệt so với tiếng phổ thông. Ví dụ, “rứa” có nghĩa là “vậy”, “mô” có nghĩa là “nào”, “choa” có nghĩa là “cha”,…
- Ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Quảng Nam cũng có một số điểm khác biệt so với tiếng phổ thông, ví dụ như cách sử dụng các trợ từ, hư từ,…
- Sử dụng phương ngữ địa phương: Thơ tiếng Quảng Nam đặc biệt với nhiều từ ngữ, cách diễn đạt có sự khác biệt so với tiếng Việt chuẩn. Những từ này thường mang đậm màu sắc văn hóa và tình cảm của người Quảng Nam.
- Vần điệu và âm thanh đặc trưng: Tiếng Quảng Nam có nhiều thanh điệu, âm sắc đặc biệt, tạo ra sự phong phú, sinh động trong thơ ca.
- Chất liệu văn hóa Quảng Nam: Thơ tiếng Quảng Nam thường phản ánh cảnh vật, con người, và đời sống của người dân trong vùng đất này. Những hình ảnh như con sông Thu Bồn, bãi biển Cửa Đại, những ngôi làng, những nét sinh hoạt hàng ngày của người Quảng Nam thường xuyên xuất hiện trong thơ.
- Tình cảm và ngữ nghĩa đậm đà: Người Quảng Nam nổi tiếng với lòng hiếu khách, chân thành và tình yêu đất quê. Thơ viết bằng tiếng Quảng Nam không chỉ là hình thức biểu đạt mà còn mang nặng tình cảm, cảm xúc của tác giả với quê hương, với những người thân yêu.
Nguồn gốc của tiếng Quảng Nam
- Nguồn gốc của tiếng Quảng Nam vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi. Có nhiều giả thuyết khác nhau, trong đó có giả thuyết cho rằng tiếng Quảng Nam có nguồn gốc từ tiếng Chăm, một ngôn ngữ Austronesia, thông qua sự tương tác văn hóa và giao thương với cộng đồng người Chăm trong quá khứ. 1
Vai trò của tiếng Quảng Nam
- Tiếng Quảng Nam không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là một phần quan trọng của văn hóa Quảng Nam. Nó thể hiện bản sắc, tinh thần và lịch sử của vùng đất này. Tiếng Quảng Nam cũng góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.
Tình trạng hiện nay
- Hiện nay, tiếng Quảng Nam vẫn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Quảng Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội và sự giao thoa văn hóa, tiếng Quảng Nam đang dần có xu hướng bị mai một.
Giải pháp bảo tồn
- Để bảo tồn tiếng Quảng Nam, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, gia đình và nhà trường. Cần khuyến khích việc sử dụng tiếng Quảng Nam trong giao tiếp hàng ngày, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị của tiếng Quảng Nam.
Chia sẽ chùm: Thơ Về Đèo Hải Vân

Bài Thơ Tiếng Quảng Nam
Người ta núa quê em là xứ Quảng
Cái tiếng chi trọ trẹ mờ khó nghe
Con gái chi không dịu dàng dùm cho xíu
Cứ thẻn thẻn núa tạt chẻn lồm sô
Ời thì em là con gái xứ Quảng
Không nhẹ nhàng cứ thẻn tính rứa đó anh
Nhưng em chẻn bô dờ thấy xấu hổ
Vì dọng chất Nôm Ô thấm dô người
Người ta có chọc tiếng Quảng em mẹt kệ
Đâu có nhiều người hiểu được dá trị đâu anh
Người Quảng Nôm thiệt thà lại chân chất
Chẻn ngọt ngồ nhưng mẹn mà sét son
Ty ta sống ăn cục núa hồn
Nhưng chẻn bô dờ để bụng chiện chi đâu
Đất cèn cỗi vẫn cứ nuôi ta sống.
Sô ta phụ lòng nỗi tiếng Quảng Nôm ơi…!
Chia sẽ đến bạn 💚Thơ Về Quảng Nam💚

Chùm Thơ Tiếng Quảng Nam
“Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm,
Ăn cục nói hòn chẳng thôm lôm.
Có chàng công tử quê Đà Nẽng,
Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm.
Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ,
Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm.
Thêm ông hàng xóm người Hà Nội,
Chả hiểu mô tê cũng tọa đồm”.
Ánh đèn le lói buổi đầu hơm,
Oi ả trời đêm hóng ngọn nờm.
Đom đóm lập lòe sau dậu trúc
Trắm mè vùng vẫy cạnh ao chươm.
Tình xa, ai nhớ? Duyên phai nhạt,
Nghĩa cũ, ta hoài, mộng ấp ơm.
Nhạc dế bên hè tha thiết lạ,
Gương trăng lay động bóng mây chờm.
“Nè mi mới dọn tới bên nhà
Dị òm tau cũng bước chưn qua
Ba đi một cấp, răng về kịp?
Mẹ chắc giờ ni ở chỗ bà…”.
Mi ở Điện Bàn hay Duy Xuyên
Tết ni không nói chuyện tình duyên
Tết mô mới nói cùng mi hỉ
Không nói mần răng ván đóng thuyền
Nói thiệt chớ ai thèm nói lung
Nghĩ chi lạ rứa, tội tau không
Gặp mi bửa nớ ưng mi gướm
Cái nhớ mỗi ngày thêm nhớ hung
Quà xuân, tau nhét vô trong thụng
Xí nữa gặp mi, tau lấy ra
Còn y nguy đó, răng mà mất
Rủi mất thì tau sắm lại quà…
Mời bạn ghé thăm Hội An qua những bài 🌺Thơ Về Hội An🌺 đặc sắc.

Cách Dịch Tiếng Quảng Nam
Quảng nam là một tỉnh thành miền trung của Việt Nam, nếu bạn đã từng ghé qua dải đất miền trung này hoặc đã từng tiếp xúc với người dân Quảng nam thì chắc hẳn bạn sẽ rất ấn tượng với các từ địa phương mà người dân nơi đây vẫn hay sử dụng. Hãy cùng thohay.vn điểm qua một số từ địa phương Quảng Nam ngay nhé!
Tiếng địa phương Quảng nam theo vần A, B, C
Ăn côm … Ăn cơm (VD: mời anh vào ăn côm … mời anh vào ăn cơm)
Boạn bay … Bạn (bọn) bây, bọn mày, chúng mày; “Giọng Quảng nam học được cũng líu hết cả lưỡi đúng không các bạn 🙂 )
Bèn … Bằng (VD: Ăn cơm bèn thìa … ăn cơm bằng thìa)
Bảy Đáp … Đồ tể.
Bồ Hốc … Tham ăn. (VD: Cái đồ Bồ hốc … Cái đồ tham ăn, ăn một mình)
Bãi đi … Bỏ đi.(VD: Khó quá thì bãi đi … khó quá thì bỏ qua)
Chảy máy … Chảy máu (đây là tiếng địa phương quảng nam đặc thù của người Quảng nam, đặc biệt là người dân vùng biển Châu Thuận, châu Me, Châu Bình)
Cái mủng ang, cái mủng ảng … Giống như cái rổ nhưng đan kín, có thể dùng để đo lường thể tích hoặc khối lượng nông sản như muối hoặc lúa thóc
Cái bót … Cái bàn chải đánh răng, bàn chải giặt đồ
Cái quạu, cái cạu … Cái rổ nhỏ (cái rá tùy từng tiếng địa phương)
Cái thụi … Cái túi áo 🙂 học tiếng miền trung thú vị không các bạn!!
Cái bị … cái bịch, cái túi đựng đồ
Chu Choa … ôi trời, trời ơi (tỏ sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy cái gì đó hơi khác thường)
Cái Trạc …. Giống nừng nhưng có lỗ to hơn.
Cái dừng, cái dừn … Cái giần dùng để sang gạo thóc thời chưa có máy móc
Cái sảo, cái rổ sàng … Cái rổ đan bằng tre để sàng, sảo các loại nông sản, các loại củ quả
Cái nong, cái nống … Đan kín bằng tre dùng để đựng lúa, thóc
Cái thọa … cái hộc bàn
Chửng chàng … Nghĩa là từ từ (VD: Chửng chàng mà ăn nhé … Ăn từ từ nhé)
Cái đòn … Cái ghế ngồi làm bằng gỗ ngày xưa hay dùng
Cành nanh … Ganh tỵ, nạnh tỵ (VD: Cái đồ cành nanh … Cái đồ ganh tỵ, nạnh tỵ người khác
Cái tộ … cái tô (VD: Lấy cái tộ đựng canh … lấy cái bát tô đựng canh)
Cá gáy … cá chép lớn;
Cá diết … cá diếc theo tiếng gọi của người miền bắc (nó giống cá gáy nhưng bé hơn, thân hình màu trắng)
Cà xịch cà lụi … Đi đứng không vững, đi lại loạng choạng.
Cái sanh … Cái chảo dùng để nướng đồ ăn
Cái cộ … Cái xe rùa (dùng để chở vật liệu,…)
Cái ảng … cái chậu được đúc bằng xi măng, thường dùng để trồng cây cảnh
Cái ghè, cái sập …. giống như cái bồ để bảo quản nông sản, chủ yếu là lúa và được đúng bằng bê tông thường cao khoảng 1 mét; 1,2 mét
Cái gáo … được làm bằng quả dừa cắt đôi ra, dùng để múc nước các cụ ngày xưa vẫn hay dùng
Cái O … chính là cái Nọng con heo.
Cái bồ … đây là dụng cụ dùng để đựng lúa (thường được đan bằng tre)
Từ điển tiếng Quảng nam theo vần D, E, F
Đi lồm … đi làm (VD: Sáng mai mấy giờ đi lồm … Sáng ngày mai mấy giờ đi làm)
Dọa thưa … Dạ thưa (VD: Dọa thưa con đi làm về … Dạ thưa con đi làm về)
Dẫy nê … Vậy hả 🙂 học tiếng quảng không khó lắm đúng không bạn!!
Dô … Vô (VD: mời dô …. mời vào) 🙂 đây là đặc trưng tiếng địa phương Đà nẵng nhé các bạn!!
Dào … Vào (Dô và vào trong trường hợp này nghĩa giống nhau nhé các bạn)
Dề … Về (VD: Anh dề đi tôi có người khác rồi … Anh về đi tôi có người khác rồi)
Đã hễ … Đã nha (VD: Được ăn một bữa Đã hễ … Được ăn một bữa đã nha)
Đứng dẹo … Đứng tựa vào 1 vật thể nào đó
Dái … vái lạy.
Đánh đòn xa … động tác đi lại 2 tay đánh so le liền khúc đấy các bạn
Đầu dầu … Đi đầu trần không mũ nón đội trên đầu
Đường dầu … Chính là những con đường đã được đổ nhựa đường
Đi bung, đi đùng … giống như kiểu đi đập phổng ngô, phổng gạo, khoai lang sắt khô của những đứa trẻ ở vùng nông thôn, thực tế các các vùng miền khác cũng khá nhiều
Dồi … Ném. (VD: Dồi cho mình quả ổi …. ném cho mình quả ổi)
Ề … Ừ 🙂 Nếu có dịp về với Quảng nam thì hãy thưởng thức món đặc sản ngôn ngữ này nhé!!
Tiếng địa phương Quảng nam theo vần G, H, I
Giê lúa … đây là hành động giơ rổ lúa lên cao rồi thả trước gió để tách hạt lúa dẹp với hạt lúa chắc ra 2 bên
Giấy manh … Giấy kẻ ngang
Ghế … Trộn chung hay độn chung lại với nhau.
Gàu dai … hay còn gọi là cái gàu dùng để tát nước, ở các vùng nông thôn trồng lúa hoặc trồng rau hay dùng để tát nước vào ruộng
Hủ bùng binh … Con heo đất dùng để tiết kiệm tiền
Tiếng địa phương Quảng nam theo vần K, L, M, N
Léng … Lắng (VD: để yên cho dầu nó léng xuống dưới => để yên cho dầu nó lắng xuống dưới)
Lủ khủ … Rất nhiều
Láu táu … Nghịch ngợm (VD: lớn rồi mà láu táu => lớn rồi mà còn nghịch ngợm)
Lin … dầu nhớt; (dầu nhớt xe máy, oto)
Nê là … Hay là (VD: Nê là cho mình 1 nữa => Hay là cho mình 1 nữa)
Nê sao … Hay sao (VD: Định ăn 1 mình nê sao => Định ăn 1 mình hay sao)
Nề … nè, này (VD: tôi bảo nề => Tôi bảo này)
Noái … Nói
Nừng : dùng để luồn dây để gánh lúa, nông sản hai bên
Kén reng … Cắn răng (VD: Cố kén reng mà chịu đựng nhé => Cố cắn răng mà chịu đựng nhé)
Tiếng địa phương Quảng nam theo vần O, P, Q
Ở trỏng … Ở trong
Ở ngoải … Ở ngoài
Óc nóc … No quá
Phẻ … khỏe (VD: Dạo này Phẻ không => Dạo này khỏe không?)
Quâ quâ … Khó bảo, lì lợm, nói không chịu nghe
Úm … Quấn nhau, giữ kín
Tiếng địa phương Quảng nam theo vần T, R, X, S
Tộm biệt … Tạm biệt;
Tồm tộm … Tàm tạm;
Túm … Bịch hay túi bằng ni lông.
Trùi … Trượt xuống (dùng để chỉ hành động của động vật).
Trời wơi … trời ơi
Trụi lủi … hết sạch, Không còn gì (VD: Ăn trủi lụi không để miếng nào => Ăn hết sạch không để lại miếng nào)
Tính rợ … Tính nhẩm
Xe độp … Xe đạp (Nếu các bạn hỏi tỉnh nào ở Việt Nam không có xe đạp thì là tỉnh Quảng nam nhé. Ở Quảng nôm không có xe đạp mà chỉ có xe độp)
Số tốm … số Tám
Sảy, sàng … Động tác sàng lúa, sảy gạo.
Sõi hông … Thành thạo không, có biết không (VD: Công việc sõi hông => Công việc có thành thạo không)
Xin chồ … Xin chào
Xung xây … Bị đau đầu, chóng mặt (VD: Tự nhiên thấy xung xây => Tự nhiên thấy đau đầu, chóng mặt)
Một số thuật ngữ khác
Rứa là gì?
Mô tê răng rứa là gì? đây là câu hỏi được rất nhiều người hỏi đặc biệt là các bạn ở phía bắc hoặc phía nam, bởi răng mô chi rứa là các dùng từ địa phương cách nói tiếng miền trung rất hay dùng, và dùng 1 cách rất phổ biến. Thực chất nghĩa của các từ này rất đơn giản:
Mô: chính là “đâu” nó thuộc về phương ngữ. Một số ví dụ về từ địa phương “mô”.
– Đi mô về? = Đi đâu về?
– Đi làm việc ở mô? = đi làm việc ở đâu?
– Đi chợ mua đồ ăn ở mô? = đi chơ mua đồ ăn ở đâu?
Tê: Chính là “kia”. Một số ví dụ về “Tê”
– Đứa con gái tê xinh gái quá = Đứa con gái kia xinh gái quá
– Lấy đồ ăn ở tê= Lấy đồ ăn ở kia
Răng là sao? Răng chính là “sao” đấy các bạn ạ. Một số ví dụ nhé:
– Răng hôm nay không đi học = Sao hôm nay không đi học
– Răng không nói gì = Sao không nói gì?
– Tại răng lại đến muộn? = Tại sao lại đến muộn?
Rứa là gì? Rứa chính là “đó, thế” thôi các bạn ạ. Một số ví dụ nhé:
– Làm chi rứa? = Làm gì thế? (làm gì đó)
– Tiếng quảng nam vui như rứa đó = Tiếng Quảng nam vui như thế đó
– Bài toán này làm kiểu chi rứa = Bài toán này làm kiểu gì đó?
Ngoài những bài thơ về tiếng Quảng Nam, tuyển tập thêm những bài 🍀 Thơ Về Đà Nẵng🍀 65+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất gửi đến bạn đọc.

Những Câu Nói Tiếng Quảng Nam
Quảng Nam nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, núi non hùng vĩ và những món ăn tươi ngon bậc nhất. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về thổ ngữ và thổ âm nên giọng Quảng Nam rất đặc trưng với hàng loạt từ ngữ địa phương mới lạ, khác hẳn so với hệ thống từ ngữ phổ thông. Nhưng chính điều đó đã làm nên nét riêng, nét độc đáo, đặc trưng riêng của con người Quảng Nam.
- Bá lốp, núa rứa lồm reng cho lột tưa héng (Bá láp, nói rứa làm răng cho lọt tai hắn).
- Hộp hùa, nghe béc lang ác (Họp hoài, nghe bắt long óc).
- Eng không eng tét đèng đi ngủ, đừng kèng nhèng chó kéng nheng reng (Ăn không ăn tắt đèn đi ngủ, đừng cằn nhằn chó cắn nhăn răng).
- Mì tơm anh Tốm Quảng Nôm, hồi mô đúa bụng dô lồm một tô (Mì tôm anh Tám Quảng Nam, hồi mô đói bụng vô làm một tô).
- Choa ơi choa, anh boa ảnh câu con cóa ảnh để trên hòn đóa con gòa héng eng (Cha ơi cha, anh ba ảnh câu con cá ảnh để trên hòn đá con gà hắn ăn).
Mời bạn xem thêm 👉Thơ Về Quảng Ngãi ❤️️50+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về Quảng Ngãi hay.