Bài Thơ Trăng Lưỡi Liềm: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bài Thơ Trăng Lưỡi Liềm ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Giúp Bé Nhận Biết Về Trăng Lưỡi Liềm, Trăng Tròn Như Thế Nào.

Nội Dung Bài Thơ Trăng Lưỡi Liềm

Trăng lưỡi liềm
Tác giả: Nguyễn Hưng Hải.

Những ngôi sao trên trời
Như cánh đồng mùa gặt
Vàng như những hạt thóc
Phơi trên sân nhà em

Vầng trăng như lưỡi liềm
Ai bỏ quên giữa ruộng
Hay bác thần nông mượn
Của mẹ em lúc chiều

Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Đi Chơi Phố ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Bai-tho-ngoi-nha-cua-be.jpg

Tranh Thơ Trăng Lưỡi Liềm

Áng thơ hay trăng lưỡi liềm
Áng thơ hay trăng lưỡi liềm
ranh Vần thơ hay trăng lưỡi liềm
Tranh thơ hay trăng lưỡi liềm
Lời thơ hay trăng lưỡi liềm
Lời thơ hay trăng lưỡi liềm
Vần thơ hay trăng lưỡi liềm
Vần thơ hay trăng lưỡi liềm

Hình Ảnh Bài Thơ Trăng Lưỡi Liềm

Mẹ và bé ngắm trăng lưỡi liềm
Mẹ và bé ngắm trăng lưỡi liềm
Ảnh trăng lưỡi liềm
Ảnh trăng lưỡi liềm
Ảnh thơ trăng lưỡi liềm
Ảnh thơ trăng lưỡi liềm
Ảnh bài thơ trăng lưỡi liềm
Ảnh bài thơ trăng lưỡi liềm

Giáo Án Bài Thơ Trăng Lưỡi Liềm

1. Mục tiêu cần đạt
+ Kiến thức :
– Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ “Trăng lưỡi liềm”. .                    
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về những ngôi sao trên trời vàng như những hạt thóc vàng trên sân,
– ông trăng khuyết giống như cái liềm của bác nông dân.

 +Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ,
– trí nhớ,
– xúc cảm tình cảm,
– trí tưởng tượng,
– tư duy ngôn ngữ.

 +Thái độ:

– Giáo dục trẻ lòng yêu cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương mình.

2. Chuẩn bị:
– Các hình ảnh theo nội dung bài thơ.
– Bài hát đếm sao

3.Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1.Gây hứng thú :

– Cô và trẻ vận động bài hát “Đếm sao”
– Ông sao có ở đâu?
– Ông sao xuất hiện khi nào?
– Ngoài ông sao ra trên bầu trời đêm còn có gì?
– Các con nhìn thấy ông trăng khuyết bao giờ chưa?
– Ông trăng khuyết trông giống gì vậy?
– Hình ảnh ông trăng khuyết giống cái liềm của bác nông dân và nhà thơ Nguyễn Hưng Hải đã sáng tác bài thơ trăng lưỡi liềm đấy.

HĐ2: Dạy trẻ đọc thơ «Trăng lưỡi liềm»
– Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc thơ nhé
– Cô đọc bài thơ lần 1.
– Cô vừa đọc cho cm nghe bài thơ “Trăng lưỡi liềm” của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải.
– Cô đọc lần 2: kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa trên màn hình

* Đàm thoại:

– Các con vừa được nghe bài thơ gì?
– Của Tác giả nào ?
– Bầu trời ban đêm có cái gì?

“Những ngôi sao trên trời
Như cánh đồng mùa gặt”

– Những ngôi sao có màu gì?

“Vàng như những hạt thóc
Phơi trên sân nhà em”

– Trăng được ví giống cái gì?

“Vầng trăng như lưỡi liềm
…………………………….
Của mẹ em lúc chiếu”

Trăng giống như lưỡi liềm gọi là trăng gì vậy?

– Giải thích từ trăng khuyết là ông trăng mới hình thành khi gần đền ngày rằm trăng sẽ to dần lên và đúng ngày rằm thì trăng tròn như quả bóng treo trên bầu trời.
– Trăng sao là hiện tượng tự nhiên để những hiện tượng đó ko mất đi thì cm phải làm gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên, không vứt giấy rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, giữ một môi trường xanh sạch đẹp.

* Dạy trẻ đọc bài thơ: cô cùng trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức.
– Cô dạy trẻ đọc từng câu 3-4 lượt
– Cho trẻ đọc cả bài cùng cô 2-3 lượt
– Mời tổ nhóm , cá nhân đọc bài

*HĐ3: Trò chơi: “ Ghép tranh”.

+ Cách chơi:
– Chia trẻ thành hai đội.
– Các thành viên trong 2 đội sẽ bật vào các vòng thể dục lên lấy các bức tranh theo nội dung bài thơ dán vào bảng của đội mình .
– hết thời gian một bản nhạc đội nào ghép đúng các bức tranh và đúng hơn là đội chiến thắng.
– Luật chơi: Mỗi 1 bạn lên chơi chỉ được lấy 1 bức tranh và phải đợi bạn về thì bạn tiếp theo mới lên.
– Cô cho trẻ chơi – Cô nhận xét trò chơi.

* Kết thúc:
– Trẻ hát bài: “Mùa hè đến”

Tặng Bạn ❤️ Bài Thơ Ước Mơ Của Tý ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận