Bài Thơ Trăng Sáng Của Nhược Thuỷ [Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án]

Bài Thơ Trăng Sáng Của Nhược Thuỷ Dành Cho Lớp 1 + Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Chi Tiết ✅ Lời Thơ Nhẹ Nhàng, Sâu Lắng Trăng Sáng Cho Phụ Huynh, Thầy Cô Giáo và Các Bé Cùng Nghe.

Nội Dung Bài Thơ Trăng Sáng Tác Giả Nhược Thuỷ

Lời bài thơ Trăng Sáng
Tác giả: Nhược Thủy

Sân nhà em sáng quá,
Nhờ ánh trăng sáng ngời,
Trăng tròn như quả bóng.
Lơ lửng mà không rơi.

Những đêm nào trăng khuyết,
Trông giống con thuyền trôi.
Em đi trăng theo bước,
Như muốn cùng đi chơi.

Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bé Giữ Vệ Sinh Môi Trường ❤️️ Nội Dung + Giáo Án

Tranh Bài Thơ Trăng Sáng Cho Trẻ Mầm Non

Thơ hay bé đi xe đạp
Thơ hay bé đi xe đạp
Lời thơ hay trăng sáng
Lời thơ hay trăng sáng
bé ngắm trăng
bé ngắm trăng
Ánh trăng sáng
Ánh trăng sáng

Hình Ảnh Bài Thơ Trăng Sáng Sân Nhà Em

Trăng sáng quá đẹp quá
Trăng sáng quá đẹp quá
Ảnh thơ trăng sáng
Ảnh thơ trăng sáng
Cùng nhau ngắm trăng
Cùng nhau ngắm trăng
Lơi thơ hay hoa đồng hồ
Lơi thơ hay hoa đồng hồ

Giáo Án Bài Thơ Trăng Sáng Lớp 1+ Mầm Non

Dưới đây là giáo án lời thơ Trăng Sáng lớp 1 + mầm non cho các cô tham khảo thêm

1. Yêu cầu:

– Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ “ Trăng sáng”, tác giả: Nhược Thủy, hiểu một số từ khó.
– Rèn kỹ năng đọc rõ lời, trả lời được các câu hỏi trong nội dung bài thơ và trả lời tròn câu.
– Phát triển vốn từ.
– Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của ánh trăng tròn,

2. Chuẩn bị:

-Tranh về bài thơ “ Trăng sáng”.
– Tranh vẽ cảnh đêm trăng.
– Đĩa nhạc bài hát : Trăng sáng

3. Tiến hành

* Hoạt động 1:
 Trò chuyện về bầu trời vào buổi tối.
– Tập trung trẻ ngồi trước mặt cô.

+ Vào buổi tối, các con thấy trên bầu trời có những gì ?
+ Lúc có trăng ( không có trăng) thì bầu trời như thế nào?
+ Cho trẻ xem tranh vẽ cảnh đêm.
+ Vào đêm trung thu, con thấy ánh trăng như thế nào?

– Trong tranh bầu trời buổi tối như thế nào? ( cho trẻ nêu nhận xét)

* Hoạt động 2: 
 Đọc thơ “Trăng sáng”

– Có 1 bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp của ông trăng tròn, các con hãy cùng nghe cô đọc thơ nhé.
– Cô đọc bài thơ diễn cảm 1 lần, hỏi trẻ về tên bài thơ,tên tác giả?
– Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh.

* Đàm thoại về bài thơ:

– Bài thơ tả cảnh gì?
– Trăng được tác giả so sánh với cái gì?
– Các con thấy ánh trăng như thế nào?
– Cô giải thích và cho trẻ phát âm một số từ khó.
– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và yêu vẻ đẹp của ánh trăng tròn
– Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần
– Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.
– Trẻ đọc theo nhiều hình thức to – nhỏ, đọc đuổi…
– Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cách phát âm, rèn trẻ đọc thơ diễn cảm.

* Hoạt động 3: Hát, múa minh họa “Rước đèn dưới ánh trăng”.

– Cô mở nhạc, cô và trẻ cùng lắng nghe, hát theo và múa minh họa theo bài hát “Trăng sáng”.

* Kết thúc: Nhận xét,

tuyên dương.

 – Cô thấy lớp mình rất ngoan và học giỏi bây giờ chúng mình hãy cùng cô hát bài: liên quan tới lơi bài thơ trên nhé 

– Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.

– Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.

Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Con Đường Làng ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z

Viết một bình luận