Bài Thơ Viên Sỏi Kỳ Diệu (Các Bài Thơ Về Sỏi Đá Mầm Non)

Hãy cùng Thohay.vn đón đọc ngay bài thơ Viên sỏi kỳ diệu, các bài thơ về sỏi đá mầm non hay nhất dưới đây nhé.

Nguồn Gốc Bài Thơ Viên Sỏi Kỳ Diệu

Bài thơ “Viên Sỏi Kỳ Diệu” được sáng tác nhằm góp phần vào tiết học phát triển nhận thức của trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học về đặc điểm và tác dụng của sỏi trong cuộc sống con người.

Việc này giúp trẻ hiểu biết về các đặc điểm như cứng, trơn hoặc xù xì, cũng như nhận biết sỏi theo màu sắc và kích thước khác nhau. Trẻ cũng được giới thiệu về những ứng dụng của sỏi trong đời sống như trộn với xi măng để xây nhà, sử dụng trong nghệ thuật trang trí hoặc để lọc nước.

Tuyển tập những bài ☀️ Thơ Mầm Non ☀️ hay nhất

Nội Dung Bài Thơ Viên Sỏi Kỳ Diệu

Dưới đây là nội dung bài thơ Viên sỏi kỳ diệu, hãy cùng đón đọc nhé!

Viên sỏi kỳ diệu
Tác giả: Chưa rõ

Khi con thấy bất an
Khi con đang mệt mỏi
Cô cùng con xếp sỏi
Cơn chán nản tiêu tan

Có lúc cô bí mật
Đặt gì đó vào tay
Giọng của cô thân mật
Con tưởng tượng xem này:

Có gì đó rất hay
Con nắng nhẹ bàn tay
Từ viên sỏi nhỏ này
Thành bông hoa tươi mát

Ý Nghĩa Bài Thơ Viên Sỏi

Ý nghĩa bài thơ Viên sỏi giúp các em có thêm niềm vui và sự hứng thú khám phá những điều mới. Qua việc trải nghiệm và tìm hiểu về viên sỏi, trẻ có thêm những kiến thức mới và biết được những điều kỳ diệu xung quanh. Điều này kích thích tư duy và tính ham học hỏi của trẻ, giúp họ phát triển và tự tin hơn trong cuộc sống.

Tiết lộ thêm chùm 🌺 Thơ Về Chủ Đề Trường Mầm Non 🌺

Các Bài Thơ Về Sỏi Đá Mầm Non Hay

Các bài thơ về sỏi đá mầm non hay được Thohay.vn tổng hợp sau đây.

Không tên
Tác giả: Chưa rõ

Trong vườn nhỏ, dưới bóng cây xanh,
Có những hòn sỏi, nhỏ bé, tròn tròn.
Trẻ em ơi, hãy đến gần,
Cùng em hát vang, về hòn sỏi thần kỳ!

Sỏi màu xanh, màu đỏ, màu vàng,
Trên đường đi, chúng rất gần gũi.
Những hòn sỏi, nhỏ bé, xinh xinh,
Là bạn của em, trong vườn xanh tươi.

Chúng nhỏ nhắn, nhưng rất quý,
Tạo nên vẻ đẹp, vùng trời mênh mông.
Chạm vào nhẹ, cảm giác dễ chịu,
Sỏi ơi, bạn của em, người bạn thân thiết!

Em bé Việt Nam và viên sỏi
Tác giả: Trần Trung Đạo

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

– Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị
Viên kẹo lớn này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này… là phần Bé đấy

Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm

– Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng này thôi
Em nhớ kỹ trong lòng

Em chỉ ra ngoài Đông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác

Mẹ em đâu?
– Ngủ ngoài biển cả

Em của em đâu?
– Sóng cuốn đi rồi

Chị của em đâu?
– Nghe chị thét trên mui

Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói
– Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa

Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Đã sống sót sau sáu tuần trên biển

Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi

Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Đã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt

Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại

– Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị
Viên kẹo lớn này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này… là phần Bé đấy

Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẩm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
– Thật trễ làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc
Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai này ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển

Nơi cha chết không trống kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu.

Đọc thêm 🍃 Bài Thơ Về Màu Sắc Cho Trẻ Mầm Non 🍃

Giáo Án Bài Thơ Viên Sỏi Kỳ Diệu

Tham khảo ngay mẫu giáo án bài thơ Viên sỏi kỳ diệu được biên soạn chi tiết nhất.

I. Mục đích yêu cầu:

  1. Kiến thức :

     – Trẻ biết được một số đặc điểm đặc trưng của sỏi như : cứng, trơn, hoặc xù xì, có nhiều màu sắc khác nhau. Sỏi là vật nặng chìm trong nước,

     – Trẻ biết tác dụng của sỏi đối với đời sống của con người: xây nhà, trang trí, làm tranh nghệ thuật, làm đường đi, làm dụng cụ âm nhạc…

     – Trẻ biết sỏi là 1 hiện tượng tự nhiên, không phải do con người làm ra.

  2. Kỹ năng:

     – Phát triển khả năng quan sát, so sánh, ghi nhớ, nhận xét

     – Luyện kỹ năng rải, dàn sỏi và làm thử nghiệm    

      – Biết chơi các trò chơi về sỏi.

      – Trẻ biết trả lời rõ ràng, mạch lạc trọn câu

  3. Thái độ:

     – Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

     – Trẻ biết yêu thích thiên nhiên, hứng thú để ghép các sản phẩm từ sỏi và giữ gìn  sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị:                      

                  Đồ dùng của cô:       
– 2 thanh bìa nhỏ làm đường đi       
– 6 bình thủy tinh  có mực nước bằng nhau và các nguyên liệu: xốp mút, bông, đồ chơi bằng nhựa.       
– 2 rổ sỏi  
– 1 số hình ảnh về tác dụng của sỏi, nơi có sỏi trên máy vi tính
– Máy vi tính cài các bài hát: “Trời nắng trời mưa”.  
          Đồ dùng của trẻ:
– Sỏi đủ để trẻ hoạt động ( mỗi trẻ 1 rổ)  
– Mỗi nhóm trẻ 1 tấm bìa, sỏi
– Trẻ được làm quen các bài hát ở mọi lúc mọi nơi
–  Vòng cho trẻ bật để chơi trò chơi

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô   
1:Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.
– Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát: “Trời nắng trời mưa”
Hỏi trẻ:      
+ Các con vừa hát bài hát gì ?     
+ Trong bài hát nói về điều gì?    
  + Mưa, nắng  là hiện tượng gì?     
+ Ngoài mưa, nắng ra, trong tự nhiên còn có những hiện tượng gì nữa?
– Xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta chưa biết hết. Các con có muốn cùng cô tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị mới về thiên nhiên không? Hôm nay cô có một món quà rất đặc biệt, mang đến tặng chúng mình,chúng mình cùng nhau khám phá về món quà này nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động 1:    Quan sát – trò chuyện về lợi ích của sỏi.
– Cô đưa ra 1 cái hộp có sỏi ở trong, sau đó cô cho trẻ lên sờ cảm nhận, cô lắc cho nó kêu lên và hỏi trẻ
+ Con có cảm nhận được điều gì không? Các con có nghe thấy tiếng gì không?  Chúng mình hãy đoán xem trong hộp có gì?
+ Các con nhìn thấy sỏi ở đâu?
– Cho trẻ xem một số hình ảnh về sỏi trên máy vi tính :
* Hình ảnh 1: Bờ sông có cát, sỏi:
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Bờ sông có gì?
 + Các con có thích chơi với sỏi không?  
* Hình ảnh 2: Công trình xây dựng có cát sỏi:     
+ Vì sao ở công trình xây dựng lại có cát sỏi?     
+ Như vậy sỏi dùng để làm gì?
– Cô tặng cho mỗi bạn một viên sỏi để cùng khám phá những điều kỳ diệu của viên sỏi nhé.
– Cho trẻ cầm sỏi, lăn sỏi trên 2 bàn tay và hỏi trẻ:       
+ Con có nhận xét gì về viên sỏi? nó nhẵn hay sần, nặng hay nhẹ?       
+ Khi lăn viên sỏi các con thấy như thế nào?
– Các bạn nói sỏi nhẵn, sỏi nặng, nhẹ chúng mình cùng làm thí nghiệm về sỏi nhé.                                           
  Hoạt động 2: Sỏi là vật chìm, không thấm nước
– Trên bàn cô có 6 hộp đựng nước, Trẻ lần lượt bỏ các loại đồ vật khác nhau vào trong bình và quan sát. Nhóm 1:
– 1 bình bỏ sỏi                
– 1 bình bỏ mút xốp  
Nhóm 2:
– 1 bình bỏ sỏi                
– 1 bình bỏ bông gòn  
Nhóm 3:
– 1 bình bỏ sỏi              
– 1 bình bỏ đồ chơi nhựa  
Cho trẻ về nhóm làm thí nghiệm (cô đi quan sát các nhóm và gợi ý để trẻ nêu cách làm thí nghiệm của nhóm)  
– Trẻ làm xong, cô cho trẻ bê bình của nhóm mình lên và giải thích;
+ Khi cho bông, mút xốp và đồ chơi vào nước con thấy điều gì sảy ra?  
+ Các con có nhận xét gì về mực nước ở các lọ? Vì sao lại có hiện tượng đó?
 + Vì sao mức nước trong lọ thả đồ chơi bằng nhựa lại không thay đổi? Khi thả sỏi vào bình thì các con thấy thế nào? Vì sao?
-Sỏi nặng hay nhẹ? Sỏi có thấm nước không? => Như vậy sỏi nặng không ngấm nước nên chìm trong nước….
Hoạt động 3: Tạo âm thanh từ sỏi
– Các con hãy vỗ tay để tạo âm thanh nào.
+ Khi vỗ tay nghe âm thanh như thế nào?
+ Thế những viên sỏi có thể tạo âm thanh không?
– Cho trẻ tạo âm thanh từ 2 viên sỏi, âm thanh như thế nào?
– Từ 2 viên sỏi cho trẻ hòa tấu bài hát: “Cô và mẹ” theo nhịp.
– Sỏi có thể tạo ra âm thanh và theo các con mọi người còn sử dụng sỏi để làm gì?
– Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về tác dụng của sỏi : Sỏi xếp đường đi, gắn tạo các hình ảnh khác nhau, bức tranh nghệ thuật….
* Kết luận: Những viên sỏi tuy bé nhỏ nhưng lại có rất nhiều công dụng.  Ngoài để dung trong xây dựng thì sỏi còn được dùng để trang trí ở các chậu cây cảnh, hay bỏ vào những cái chai, lọ đẹp, hay ghép thành những bức tranh bằng đá sỏi thật là đẹp phải không nào!
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố  
Trò chơi 1: “ Thi xem đội nào nhanh”  
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội ghép đường đi bằng sỏi. Trong thời gian một bản nhạc, trẻ phải vượt qua các vật cản để tạo ra con đường bằng sỏi.
– Cô cho cả lớp đi lên con đường sỏi mà các con vửa ghép.
+ Khi đi trên con dường bằng sỏi các con cảm thấy như thế nào?  
Trò chơi 2: “ Ai tài ai khéo” Trẻ về bàn ngồi trang trí sỏi theo ý thích của mình
3.Kết thúc : Cô nhận xét giờ học , chuyển hoạt động.
Hoạt động của trẻ      
– Trẻ hát và vận động theo bài hát
– Trẻ trả lời cô      
– Trẻ chú ý lắng nghe cô      
– Trẻ trả lời theo suy đoán của trẻ
– Trẻ chú ý quan sát        
– Trẻ nêu ý kiến
– Trẻ nhận sỏi       – Trẻ nhẹ nhàng về chỗ làm thí nghiệm
– Lượng nước các bình bằng nhau  
– Trẻ chia 3 nhóm thực hiện thử nghiệm    
-Trẻ trả lời cô      
-Trẻ trả lời cô    
-Trẻ hát và hòa tấu từ những viên sỏi      
-Trẻ lắng nghe        -Trẻ lên chơi trò chơi      
-Trẻ vẽ sáng tạo trên sỏi      

Đọc thêm cho bé nghe chùm 🌱 Thơ Lớp Mầm🌱 hay đặc sắc

Viết một bình luận