Bí Ngô Là Cô Đậu Nành: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bí Ngô Là Cô Đậu Nành ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bé Cùng Thohay.vn Tập Đọc Bài Đồng Dao Ngắn Bên Dưới Nhé.

Nội Dung Bài Đồng Dao Bí Ngô Là Cô Đậu Nành

Đồng dao: Bí ngô là cô đậu nành
Tác giả: Chưa rõ

Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Chổi Ngoan ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z

Tranh + Hình Ảnh Bài Đồng Dao Bí Ngô Là Cô Đậu Nành

Đồng dao bí ngô
Đồng dao bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành hay
Bí ngô là cô đậu nành hay

Giáo Án Bài Bí Ngô Là Cô Đậu Nành

Giáo Án Bài Bí Ngô Là Cô Đậu Nành

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Kiến thức.

– Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ.

2. Kỹ năng.

– Trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm cùng cô.
– Trẻ trả lời được câu hỏi của cô và hứng thú đọc bài thơ cùng cô.

3. Giáo dục.

– Thông qua bài thơ trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.

II. Chuẩn bị.

– Tranh có nội dung minh họa bài thơ

III. Tiến hành hoạt động.

1. Ổn định tổ chức.

– Trò chuyện về chủ đề.
– Cho cả lớp hát bài hát “ Lý cây xanh”.
– Trò chuyện về nội dung bài hát.

 Cô và các con vừa hát bài hát gì ?À trong bài hát nói về cây xanh hôm nay cô cũng có một bài đồng dao nói về một cây đấy để biết bài thơ nói về cây gì các con hãy lắng nghe cô đọc thì sẽ biết nhé.

2. Đọc diễn cảm.

– Cô đọc lần 1: Không tranh.
– Cô đọc lần 2: Có tranh.

3. Đàm thoại$ trích dẫn.

– Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài đồng dao gì?
– Trong bài đồng dao nói về cây gì?
– Cây lúa ngô là cô cây gì ?
– Đậu lành là anh của ai?
– Các con đã được ăn dưa chuột chưa ?
– Dưa hấu là cậu của ai?
– Bài đồng dao nói đến các cây có sự tương tác với nhau các cây đều cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho chúng ta các con có yêu quý các cây đó không?
– Yêu quý cây con phải làm gì?.

 * Giáo dục: Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ cây, không được ngắt lá, bẻ cành cây.

* Dạy trẻ đọc thơ.

– Cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.
– Cho tổ – nhóm – cá nhân đọc.
– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
– Cô và cả lớp cùng đọc lại một lượt.

3. Kết thúc.

– Cho cả lớp đọc lại bài đồng dao và đi ra ngoài.

GIÁO ÁN SỐ 2

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
– Nhớ tên bài thơ tác giả
– Trẻ thể hiện giọng thơ diễn cảm.

II, CHUẨN BỊ

–  Tranh hình ảnh minh họa bài thơ.
– Tranh minh họa thơ

III, TIẾN HÀNH

* Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài thơ
– Cô đọc câu đố ……
– Đó là rau gì? Con đã được ăn chưa ?….
–  Cô cũng có một bài thơ nói về cái gì , các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Cô mời các con lắng nghe cô đọc bài thơ …. của ………… sáng tác nhé!

* Hoạt động 1:

– Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.
– Cô đọc thơ lần  1 (Không tranh)
– Cô đọc  thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa),
– Hỏi trẻ:
– Bài thơ nói về các loại quả và đặc điểm riêng của từng loại rau đó đấy các con ạ!

* Trích dẫn

– Nội dung lời bài thơ muốn nói 
– Giải thích từ khó của lời thơ

* Đàm thoại:

– Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì ?
– Do ai sáng tác?
– Trong bài thơ nói cái gì ?
– cái đó như  thế nào ?
– Các con có thích không?

* Hoạt động 2:  

Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:
– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
– Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô
– Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần
– Cho  2-3 trẻ đọc thơ qua hình ảnh minh hoạ.
– Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

* Kết thúc:

– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
– Trẻ vui đọc thơ và ra sân chơi.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI


a, HĐCCĐ:
– Trẻ ra  sân hít thở không khí trong lành
– Trò chuyện về tác hại của môi trường bị ô nhiễm
+ Muốn cho môi trường trong sạch phải làm gì?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ môi trường
– Phân cho từng nhóm nhặt lá vàng
– Giáo dục trẻ:

b, TCVĐ: “Trồng nụ trồng hoa”
– Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
– Chơi 2-3 lần

c, Chơi tự do
– Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình….
– Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Sinh hoạt văn nghệ
– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diễn.
– Trẻ hát, múa bài “Bầu và bí, Hoa kết trái,…”
– Đọc thơ diễn cảm “Rau ngót rau đay”
– Kể chuyện “Quả bầu tiên, sự tích cây khoai lang”
– Trẻ thực hiện, cổ động viên khuyến khích trẻ.
– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

2. Lao động tập thể
– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.
– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
– Cô nhận xét.
– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Con Mèo Mà Trèo Cây Cau ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận