Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài]

Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Bố Cục, Ý Nghĩa Câu Chuyện, Đọc Hiểu, Giáo Án.

Nội Dung Bài Đọc Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo được chia sẻ trong SGK Tiếng Việt 5 trang 144 – Tập 1. Mời các bạn xem nội dung bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo sau đây.

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

Theo HÀ ĐÌNH CẨN

Chú thích:

  • Buôn: làng ở Tây Nguyên.
  • Nghi thức: quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.
  • Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc.

Khám phá thêm🌱 Kể Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌱 Nội Dung Truyện, 5 Mẫu Tóm Tắt

Giới Thiệu Bài Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Ngay sau đây là thông tin giới thiệu bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

  • Buôn Chư Lênh đón cô giáo là một tác phẩm của Hà Đình Cẩn. Nhà văn Hà Đình Cẩn – tên khai sinh cũng là bút danh. Ông sinh ngày 21 – 3 – 1945 tại làng Tử Du, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện thường trú tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
  • Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo cho thấy được tình cảm yêu quý cô giáo của người Tây Nguyên. Họ biết trong văn hóa, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Bố Cục Bài Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Bố cục bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo được chia làm 4 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho quý khách
  • Đoạn 2: Từ Y Hoa đến bên đến sau khi chém nhát dao
  • Đoạn 3: Từ Già Rok đến xem cái chữ nào!
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Lưu lại bài đọc 🍀 Dòng Kinh Quê Hương 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Chính Tả, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Cùng Thohay.vn xem hướng dẫn tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Chú ý đọc đúng, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok).
  • Giọng đọc phù hợp với từng đoạn văn: Đoạn dân làng đón cô gái đọc giọng trang nghiêm, còn đoạn dân làng xem cô gái viết chữ thì đọc vui tươi, hồ hởi.

Cô Giáo Y Hoa Đến Buôn Chư Lênh Làm Gì

Sau đây là giải đáp cho thắc mắc cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì. Câu trả lời là Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Qua bài đọc, chúng ta được nhìn thấy những tấm gương hiếu học ở Buôn Chư Lênh. Tuy hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu hốn, nhưng họ đều có khát vọng học hành và tình yêu với con chữ. Từ đó, truyền cho chúng ta động lực để cố gắng học tập, rèn luyện mỗi ngày.

Đón đọc thêm về 🌻Những Người Bạn Tốt🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo

Cùng tham khảo phần đọc hiểu Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

👉Câu 1. Con hãy ghép phần giải thích ở miếng ghép màu xanh với từ tương ứng ở miếng ghép màu xám:

1. Buôn
2. Nghi thức
3. Gùi
a. Đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc.
b. Làng ở Tây Nguyên
c. Quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.

👉Câu 2. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?

A. Để tuyên truyền tư tưởng, chính sách mới của Đảng và Nhà nước

B. Để mở trường dạy học

C. Để du lịch và khám phá phong tục, tập quán của buôn Chư Lênh

D. Để làm khách mời, tham gia một buổi tiệc ở buôn Chư Lênh

👉Câu 3. Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

Được chọn nhiều đáp án

A. Mọi người tới tham dự rất đông, mặc quần áo đẹp như đi hội và tề tựu ở nhà sàn khiến căn nhà chật ních.

B. Họ trải đường cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung.

C. Cô giáo được ngồi trên kiệu tám người khiêng, rải thảm đỏ từ cổng cho tới trong nhà.

D. Già làng đứng đón khách ở giữa sàn nhà, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi thức để trở thành người trong buôn.

E. Nơi đón tiếp cô giáo là một sân khấu lộng lẫy với đàn hát và nam thanh nữ tú nhảy múa không ngừng.

👉Câu 4. Theo phong tục, sau khi làm việc gì Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn

A. Sau khi lập lời thề và uống hết bát rượu mà già làng đưa, sẽ được coi là người trong buôn.

B. Sau khi cắt máu ăn thề, sẽ được coi là người trong buôn.

C. Sau khi nhận già làng là cha, sẽ được coi là người trong buôn.

D. Sau khi lập lời thề, chém một nhát dao thật sâu vào cột, sẽ được coi là người trong buôn.

👉Câu 5. Sau khi Y Hoa chém nhát dao vào cột, già Rok có phản ứng gì?

A. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: “Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ”.

B. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: “Chém mạnh thêm một chút nữa”.

C. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: “Cô giáo đã thành người của buôn rồi”.

D. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: “Cô giáo chém hay lắm”.

👉Câu 6. Những chi tiết nào trong bài cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý ” cái chữ”?

1. Giọng già Rok vui hẳn lên khi đề nghị được xem chữ của cô giáo.

2. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ.

3. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình.

4. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.

5. Y Hoa viết xong mọi người đóng khung chữ mà Y Hoa vừa viết rồi treo lên giữa nhà sàn.

6. Y Hoa viết xong, bao nhiêu người cùng reo hò.

👉Câu 7. Y Hoa đã viết chữ gì trên giấy?

A. Y Hoa

B. Chư Lênh

C. Bác Hồ

D. Già Rok

👉Câu 8. Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai?

A. Y Hoa và già Rok

B. Y Hoa, già Rok và Bác Hồ

C. Y Hoa, Y Lan, già Rok

D. Y Hoa, Y Lan, già Rok, Bác Hồ

👉Câu 9. Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

A. Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.

B. Người Tây Nguyên muốn đón thêm nhiều người Kinh lên đây sống để tăng thêm dân số.

C. Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ điều hay.

D. Người Tây Nguyên hiểu: Chữ viết đem lại sự hiểu biết, mang lại sự hạnh phúc, ấm no.

👉Câu 10. Ý nghĩa của chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo?

A. Kể lại một nét đẹp trong phong tục đón tiếp người lạ vào làng của người Tây Nguyên, qua đó nhắc nhở con em phải hết sức giữ gìn để những giá trị văn hóa này không bị mai một.

B. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

C. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo và cả những người từ dưới xuôi lên đây.

D. Cả A và C đều đúng.

👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu12345678910
Đáp án1 – b2 – c3 – aBA, B, DDA1, 2, 4, 6CAA, C, DB

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌷 Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5

Lưu lại gợi ý soạn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo lớp 5.

👉Câu 1 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

Trả lời:

Cô giáo Y Hoa đến buôn chư lênh để mở trường, dạy cho buôn làng, con em buôn làng học chữ.

👉Câu 2 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Người dân Chư Lênh đón tiêp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

Trả lời:

Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và cũng rất thân tình. Cụ thể là: Cả buôn làng đến chật ních cả sân, quần áo như đi dự hội. Họ trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi. Già làng đứng ở giữa sàn nhà đón cô giáo, trao cho cô giáo một con giao để chém một nhát vào cây cột, thực hiện một lời thề để trở thành là người của buôn theo nghi lễ của buôn làng.

👉Câu 3 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?

Trả lời:

Đó là những chi tiết: – Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem “cái chữ”. – Mọi người im phăng phắc theo dõi Y Hoa viết chữ. – Khi Y Hoa viết xong, mọi người đều đồng thanh reo hò.

👉Câu 4 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

Trả lời:

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên: nguyện vọng tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có được cái chữ sẽ mỏ mang được trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, nhờ đó mà thoát được cái nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm về bài viết 🌿 Sự Sụp Đổ Của Chế Độ A Pác Thai 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5

Chia sẻ bạn đọc nội dung giáo án Buôn Chư Lênh đón cô giáo lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng  

– Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

– Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
– Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.

– Giáo viên nhận xét. 

– Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
– Học sinh thực hiện.

– Lắng nghe.

– Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock

– Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi…

*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
– Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn

– Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm
– Luyện đọc theo cặp.

– HS đọc toàn bài

– GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
– 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu…….khách quý ?

+ Đoạn 2: Tiếp…chém nhát dao.

+ Đoạn 3: Tiếp….. xem cái chữ nào.

+ Đoạn 4: Còn lại– Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

+  HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

– 2 HS đọc cho nhau nghe

– 1 HS đọc

– HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)

*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

*Cách tiến hành: 
– Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý  “cái chữ”?

+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

Lưu ý: 

– Đọc đúng: M1, M2
– Đọc hay: M3, M4
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp

+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.

+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.

+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.

+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.

+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết- Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
4. HĐ Luyện đọc lại 

– Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu:  

 Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: HĐ cá nhân – cả lớp
– Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài

– Tổ chức HS đọc diễn cảm

+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

+ Đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 

– Tổ chức cho HS thi đọc – GV nhận xét  
– HS nghe , tìm cách đọc hay

– 2 HS đọc cho nhau nghe- 3 HS thi đọc
5. HĐ ứng dụng: (2 phút)
– Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?– Đức tính ham học, yêu quý con người,…
6. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
– Nếu được đến Tây Nguyên, em sẽ đi thăm nơi nào ?– HS nêu

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Một Chuyên Gia Máy Xúc 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Thụ Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu cảm thụ Buôn Chư Lênh đón cô giáo hay nhất.

Cảm Thụ Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Đặc Sắc – Mẫu 1

Đối với những dân tộc thiểu số hay những vùng sâu vùng xa, họ thiếu thốn rất nhiều thứ, đặc biệt là về nền giáo dục đầy đủ. Vì vậy họ rất quý trọng cái chữ về bản. Nên điều đó cũng dễ hiểu khi một cô giáo vượt khó khăn mong muốn đem kiến thức về bản lại được tiếp đón một cách rất nồng nhiệt từ lòng mến mộ của những con người nơi đây.

Tác phẩm Buôn chư lênh đón cô giáo của tác giả Hà Đình Cẩn là một tác phẩm rất hay toát lên tình cảm ấy rõ nét.Tác phẩm chia thành ba đoạn rõ ràng, Ở đoạn đầu, là quang cảnh trịnh trọng mà người dân Chư lênh đón tiếp cô giáo mới lên bản, cô giáo trẻ từ miền xuôi lên miền ngược, lên bản có mong muốn thật đáng quý là mở trường dạy học chữ cho trẻ em trong toàn buôn làng.

Khung cảnh đậm thân tình và rất đông vui căn nhà sàn hôm nay chật ních người, những tấm lông thú được trải để tiếp đón cô giáo chứng tỏ đây là vị khách quý quan trọng của buôn làng. Khổ thứ hai, là nghi thức của người lạ khi tới buôn làng, mỗi buôn làng đều có một phong tục của riêng mình thật nghiêm trang.

Cô giáo Y Hoa nhanh chóng hiểu ý thực hiện phong tục của buôn như là một lời thề rất thiêng liêng không thể nói ra mà phải khắc vào cột như ghi đậm vào tim không chỉ trong thâm tâm cô giáo mà trước cả buôn làng xứng đáng để trở thành một thành viên của buôn làng.

Và tiếp đoạn cuối là niềm phấn khích của cả làng với cái chữ của cô giáo khi Y Hoa lấy từ trong gùi ra trang giấy “mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ-im phăng phắc khi Y hoa viết-hò reo” mặc dù họ chưa được tiếp xúc nhiều với cái chữ trình độ dân trí của họ cũng vẫn còn thấp.

Sau tất cả, ta thấy được tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, và với cái chữ rất sâu đậm thể hiện rõ rệt là Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết và rất yêu quý con đường học hành họ hiểu chỉ có con đường ấy mới giúp cho con em họ thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Càng đọc tác phẩm kĩ ta mới thấy mới cảm nhận được tình cảm sâu nặng với cái chữ, lòng nhiệt tình mến khách của người Tây Nguyên ở họ đã ý thức được cái chữ là rất quan trọng vì giúp cải thiện cho tương lai của con em họ, và chắc chắn rằng một ngày không xa sẽ xóa sạch được nạn dân trí thấp, các em nhỏ sẽ đều được đi học đầy đủ, có kiến thức để phụ giúp gia đình và là những người công dân có ích cho xã hội.

Cảm Thụ Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Tiêu Biểu – Mẫu 2

Ngày cô giáo Y Hoa đem cái chữ về cho bà con buôn làng đúng là một ngày hội lớn ở buôn Chư Lênh. Người đến ngồi chật ních ngôi nhà sàn. Ai cũng ăn mặc quần áo đẹp như đi hội.

Y Hoa đến buôn làng mở trường. Buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn được mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp. Bây giờ, già làng mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung.

Cuộc đón tiếp trọng thể ấy không chỉ thể hiện lòng hiếu khách của bà con buôn làng, phản ánh một nét đẹp văn hóa truyền thống Tây Nguyên mà còn biểu thị tinh thần tôn sư trọng đạo của đồng bào miền núi, của nhân dân Việt Nam chúng ta.

Lễ tiết thứ hai diễn ra theo đúng tục lệ truyền thống.

Y Hoa đến chào già Rok, trưởng buôn, vị chủ lễ đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Theo tục lệ, vị khách quý phải thề với bà con buôn Chư Lênh. Già Rok đưa con dao to và sắc vào tay cô giáo. Y Hoa nghiêm trang và trang trọng “chém một nhát thật sâu” vào cây cột nóc của nhà sàn.

Nhát dao chém vô cùng thiêng liêng vì đó là lời thề, mà theo tục lệ và niềm tin của hà con buôn Chư Lênh thì “Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột”. Từ giây phút đó, Y Hoa được coi là người trong buôn, một thành viên thân thiết của buôn Chư Lênh.

Cử chỉ già Rok “xoa tay lên vết chém”, và cất lời khen: “Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ” đã cho thấy Y Hoa thật sự chiếm được tình quý mến, tin cậy của bà con buôn Chư Lênh.

Câu nói của già Rok: “Bây giờ cho người già xem cái chữ đi” đã mở đầu cho lễ tiết thứ ba. Tất cả bà con vui mừng, lên tiếng cùng ùa theo: “Phải đấy ! Cô giáo cho lũ trẻ xem cái chữ nào !”. Khách và chủ cùng hòa nhập vào một niềm vui mới.

Hình ảnh cô giáo Y Hoa thật trang trọng, trịnh trọng. Cô lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Cô xúc động lắm “nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình”. Khi mọi người im phăng phắc, mắt đổ dồn về Y Hoa, thì cô “quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”.

Nhìn thấy chữ cô giáo như nhìn thấy ánh sáng của cách mạng, tất cả bà con “cùng hò reo”. Niềm vui hạnh phúc cất lên từ đáy lòng, dâng lên dào dạt khi ánh sáng văn hóa đã chiếu rọi buôn làng: “Ôi, chữ cô giáo này ! Nhìn kìa ! A, chữ. chữ cô giáo !”.

Đó là tiếng reo vui trong ngày hội đón cô giáo về buôn.

Bài văn “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” đã phản ánh một tục lễ trang trọng đón khách quý và chém cột để khắc sâu lời thề của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Bài văn còn thể hiện một cách chân thật cảm động tấm lòng tôn sư trọng đạo, niềm khao khát được học hành, được tiếp nhận ánh sáng cách mạng, ánh sáng văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi.

Hà Đình Cẩn đã có một cách kể chuyện hóm hỉnh, nhẹ nhàng vui tươi khi nói lên những phẩm chất tốt đẹp của bà con các dân tộc: chất phác, cởi mở, hiếu khách, hiếu học,… thật đáng yêu.

2 bình luận về “Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài]”

Viết một bình luận