Các Bài Thơ Tú Xương Viết Về Vợ Hay, Bất Hủ Nhất. Những Bài Thơ Chứa Chan Tình Yêu Thương Của Nhà Thơ Dành Cho Người Vợ Chịu Thương Chịu Khó.
NỘI DUNG CHÍNH
Vài Nét Về Thi Sĩ Tú Xương
Đôi nét về tác giả Tú Xương
☛ Tiểu Sử
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương
- Quê quán: làng Vị Xuyên – huyện Mĩ Lộc – tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).
- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân:
- Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).
- Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm).
- Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.
☛ Sự Nghiệp Văn Học
1. Tác phẩm chính
- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,…
- Một số tác phẩm như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,…
2. Phong cách nghệ thuật
- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.
- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.
- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Bạn có thể xem thông tin chi tiết ❤️️ Thơ Trần Tế Xương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay
Hình Ảnh Người Vợ Trong Thơ Tú Xương
Hình ảnh người vợ trong thơ Tú Xương, đặc biệt qua bài thơ “Thương vợ”, được khắc họa với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, và hy sinh vì gia đình. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”:
- Tần tảo, chịu khó: Bà Tú hiện lên qua hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, buôn bán quanh năm để nuôi chồng con. Câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” thể hiện rõ sự vất vả của bà.
- Hy sinh thầm lặng: Bà Tú được ví như “thân cò” lặn lội, chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông” miêu tả sự hy sinh thầm lặng của bà.
- Đức tính cao đẹp: Bà Tú không chỉ đảm đang mà còn chấp nhận số phận, không quản ngại khó khăn. Câu thơ “Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công” thể hiện sự cam chịu và lòng kiên nhẫn của bà
- Tình cảm của Tú Xương: Ông thể hiện sự biết ơn và tình cảm sâu sắc đối với vợ qua những câu thơ đầy cảm xúc. Câu thơ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không!” cho thấy sự tự trách và lòng biết ơn của ông.
Ý nghĩa của hình ảnh người vợ trong thơ Tú Xương:
- Tôn vinh người phụ nữ: Thơ của Tú Xương không chỉ là lời tri ân đối với vợ mà còn là sự tôn vinh những đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
- Phản ánh xã hội: Qua hình ảnh bà Tú, Tú Xương cũng phản ánh những bất công và khó khăn mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến
Các Bài Thơ Tú Xương Viết Về Vợ Hay Nhất
Chia sẽ những bài thơ Tú Xương viết về vợ hay nhất
☛ Bài Thơ Vợ Chồng Ngâu
Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.
Một là duyên, hai thời là nợ,
Sợi xích thằng ai gỡ cho ra?
Vụng về cũng thể cung nga,
Trăm khôn nghìn khéo chẳng qua mục đồng.
Hay là sợ muộn chồng chăng tá?
Hơi đâu mà kén cá chọn canh!
Lấy ai, ai lấy cũng đành,
Rể trời đâu cả đến anh áo buồm.
Tham khảo 🌱Bài Thơ Về Vợ Và Bồ Vui Hài Hước🌱
☛ Bài Thơ Thương Vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thương Vợ [Tú Xương] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
☛ Bài Thơ Văn Tế Sống Vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Giới thiệu bài 🔰 Văn Tế Sống Vợ của Trần Tế Xương🔰
☛ Bài Thơ Than Thân
Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi.
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẹ:
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi?
Tặng Thêm ❤️️ Thơ Chúc Tết Của Tú Xương ❤️️ Tuyển Tập Những Bài Hay Nhất