Cây Tre Trăm Đốt: Nội Dung Truyện Cổ Tích + Ý Nghĩa + Giáo Án

Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt ❤️️ Nội Dung, ý Nghĩa Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Câu Chuyện Đầy Ý Nghĩa, Bài Học Về Sự Lương Thiện Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Thohay.vn tặng thêm các bạn nhỏ những câu chuyện cổ tích Cây Tre Trăm Đốt dưới đây

Ngày xưa, có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt. Đối với kẻ ăn người ở, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả thêm tiền. Trong nhà hắn có một cô con gái chưa gả chồng. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt:

– Cứ cố làm việc đi con ạ! Lão sẽ gả con gái cho!

Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh chàng bỗng nuôi hy vọng làm rể phú ông. Từ đó, anh đổ sức ra làm việc không biết mệt. Trời chưa sáng anh đã lội bì bõm ở ngoài đồng; cho đến tận khuya vẫn còn trần lực xay lúa giã gạo, kéo trục, bện thừng, v.v… Bao nhiêu công việc của chủ giao, dù khó khăn nặng nhọc thế nào, anh cũng không từ chối.

Phú ông thấy mưu mình đắt thì mừng lắm. Đứa con gái của lão đời nào lão lại chịu gả cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ.

Song để giấu anh, lão bắt mọi người phải giữ kín. Còn anh, anh vẫn không nghi ngờ gì cả, vẫn quần quật làm việc và gửi gắm hy vọng vào ông chủ.

Lật đật mà ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông người ta bày bàn dọn ghế, giết lợn mổ gà tấp nập. Để cho anh đầy tớ khỏi sinh sự lôi thôi làm lỡ cuộc vui của con mình, phú ông gọi anh đến và bảo:

– Con làm việc khá lắm, lão rất ưng ý. Hôm nay lão đã sửa soạn cỗ bàn rồi đây. Nhưng mà con cũng phải có gì làm sính lễ mới được. Ta không đòi tiền bạc ruộng vườn gì cả. Cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão gả cho người khác đấy!

Anh chàng đứng ngẩn người ra một lúc, nhưng sau đó người ta thấy anh cầm rựa cắm cúi ra đi. Lên rừng, anh cố tìm những bụi tre cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi một cây tre ngả xuống là một lần anh thất vọng. Tre trông cao ngất ngưởng là thế nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến bốn mươi đốt là cùng.

Tuy vậy, anh vẫn không chịu nản. Anh lại luồn vào những nơi hiểm hóc có những bụi tre già, và mặc cho gai tre tua tủa cào rách cả áo, toạc cả da, anh vẫn không bận tâm, chỉ mong có một cây tre trăm đốt để mang về làm lễ dâng lên bố vợ. 

Anh giơ cao rựa chặt lấy chặt để. Nhưng tất cả những cây ngả xuống, đếm đi đếm lại cũng chỉ hơn những cây trước chừng dăm bảy đốt là cùng. Buồn rầu quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở.

Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên trước mặt, hỏi:

– Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?

Anh gạt nước mắt kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe đoạn, Bụt bảo:

– Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt lấy một trăm đốt tre mang về đây cho ta.

Anh nông phu lập tức làm theo lời Bụt dặn. Nhưng khi mang đủ một trăm đốt tre về, thì anh lại khóc:

– Sao con lại khóc?

Anh trả lời Bụt:

– Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt, chứ không phải chặt một trăm đốt tre!

Bụt yên ủi, rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô mấy tiếng: – “Khắc nhập! Khắc nhập!”. Anh làm theo lời thì màu nhiệm thay, khi mấy tiếng hô vừa phát ra, anh đã thấy tất cả các đốt tre dính vào nhau như là từ một cây sinh ra vậy. 

Hết sức mừng rỡ, anh vội chạy lại định mang tre về, nhưng dù lấy hết gân sức, cũng không tài nào đỡ lên vai và quay trở được. Loay hoay mãi, cuối cùng anh buông tre rồi ngồi phịch xuống đất khóc. Bụt lại hỏi:

– Làm sao con lại khóc nữa?

– Cây tre dài quá, anh đáp. Con không làm sao mà đưa về nổi.

Bụt lại bảo anh hô lên mấy tiếng:

– “Khắc xuất! Khắc xuất!”. 

Anh vừa hôn xong thì cũng mầu nhiệm không kém gì lần trước, những đốt tre tự nhiên rời ra ngay. Anh mừng quá, hết lời cảm ơn Bụt, rồi sếp tre làm hai bó, quẩy ra khỏi cửa rừng.

Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh lẳng lặng đặt gánh tre giữa sân rồi gọi phú ông ra nhận sính lễ. Thấy các đốt tre, phú ông vội quát:

– Tao bảo mày chặt cho được một cây tre trăm đốt, chứ có phải chặt một trăm đốt tre đâu! Rõ ngớ ngẩn!

Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: 

– “Khắc nhập! Khắc nhập!”. 

Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lấy cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng “khắc nhập” từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. 

Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hố vợ, nhưng hai tiếng “khắc nhập” của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. 

Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: 

– “Khắc xuất! Khắc xuất!”. 

Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cây Khế ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt

Câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt đã để lại bài học quý giúp phân phân biệt đâu là đúng đâu là sai, đâu là kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống. Do đó khuyên mỗi người phải có lý tưởng cho riêng mình, phải biết đấu tranh cho sự công bằng, lẽ phải, luôn đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu là việc nên làm, đúng đắn nhất.

Ngược lại nếu ta vẫn dửng dưng trước cái xấu, tiếp tay cho kẻ khác làm hại mọi người thì cũng sẽ nhận được quả báo xấu tương tự như lão phú ông trong câu chuyện. Sống ở đời, hãy đối xử một cách công bằng với mọi người, đừng thấy kẻ mạnh mà xu nịnh, làm điều xấu tất yếu sẽ có ngày bị quả báo.

Hãy luôn bao dung, có lòng vị tha cho những người biết ăn năn, hối lỗi như ông bà ta có câu: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” với mục đích để cho người khác cơ hội thứ hai để có thể sửa sai và làm lại cuộc đời.

Đây là một trong những tư tưởng nhân đạo rất hay của người Việt Nam và ý nghĩa thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm cổ tích.

Do vậy, ở phần kết của tác phẩm, anh Khoai đã tha thứ cho phú ông, sẵn sàng cho ông một cơ hội để được sửa sai, ăn năn và hối cải.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt

Sự tích cây tre 100 đốt
Sự tích cây tre 100 đốt
Cổ tích cây tre 100 đốt
Cổ tích cây tre 100 đốt

Giáo Án Kể Chuyện Cây Tre 100 Đốt Mầm Non

Giáo Án Kể Chuyện Cây Tre Trăm Đốt

I – Mục tiêu

1. Kiến thức

– Trẻ biết tên truyện “Cây tre trăm đốt”, biết các nhân vật trong truyện: “Cây tre trăm đốt”
– Biết được truyện “ Cây tre trăm đốt” là chuyện cổ tích việt nam.
– Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện: Anh nông dân chăm chỉ, siêng năng, tốt bụng cuối cùng đã được sống hạnh phúc bên vợ con. Còn lão nhà giàu tham lam, độc ác, không giữ lời hứa nên đã nhận hậu quả thích đáng.
– Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Trổ tài ghép đốt  tre”

2. Kỹ năng

– Trẻ trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô.
– Trẻ biết lắng nghe và bộc lộ cảm xúc khi nghe câu chuyện
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu
– Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.

3. Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
– Giáo dục trẻ biết yêu lao động, chăm chỉ, thật thà, kiên nhẫn thì làm việc gì cũng thành công.

II – CHUẨN BỊ

1. Địa điểm tổ chức:

– Trong lớp học, rộng rãi, thoáng mát
– Đội hình dạy trẻ: trẻ ngồi chữ hình chữ U.

2. Đồ dùng

– Giáo án Powerpoint câu chuyện: “ Cây tre trăm đốt”.
– Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh ”
– ngôi nhà có gắn các chữ cái
– Rổ đựng các khúc tre có gắn chữ cái để trẻ chơi trò chơi  “Trổ tài ghép đốt  tre”

III – Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

*HĐ1: Gây hứng thú.

– Cho cả lớp hát múa bài hát: Lý cây xanh.
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Trò chuyện với trẻ về các loại cây, dẫn dắt vào câu chuyện.
– Có một loại cây rất đặc biệt cũng có lá xanh, thân cây có nhiều đốt, cây dùng để làm đũa, làm tăm và làm nhà nữa đấy. Để biết được đó là cây gì các con lắng nghe cô kể câu chuyện “ Cây tre trăm đốt” – Truyện cổ tích việt nam nhé.

*HĐ2: Kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe:
– Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cử chỉ , điệu bộ, ánh mắt
+ Hỏi: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Thuộc thể loại truyện nào?
– Lần 2: Kết hợp hình ảnh trên máy.

*HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung:

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
– Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– Con có nhận xét gì về lão nhà giàu?
– Còn anh nông dân thì sao?

+ Trích dẫn: Từ đầu đến đoạn…. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.
– Anh nông dân làm việc vất vả như vậy thì có được lão nhà giàu gả con gái cho không?+ Trích dẫn: Từ “Thấm thoắt ba năm ….Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo”.
– Lão nhà giàu không gả con gái cho anh nông dân mà lại còn nói gì?

+ Trích dẫn: Con ơi….Anh buồn quá ngồi trên đống tre đốn dở và khóc.
– Vậy anh nông dân có tìm được cây trẻ trăm đốt không?
– Thật là khó để tìm được cây tre có một trăm đốt. Nhưng ai có thể giúp anh điều này?
– Ông bụt đã nói gì với anh?( Cho trẻ làm động tác chặt tre)
– Khi đã chặt đủ một trăm đốt tre rồi thì làm cách nào để có một cây tre dài một trăm đốt?

+ Trích dẫn: “Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre….Anh đành vác bó tre về làng”.
– Khi anh nông dân đem các đốt tre về làng thì điều gì đã xảy ra?Và lão nhà giàu đã nói gì với anh nông dân?

+ Trích dẫn: Từ “ Về tới nhà…..có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu”
– Cuối cùng điều gì đã đến với anh nông dân?

+ Trích dẫn: từ “ Chẳng cần trả lời lão… đến hết?
– Qua câu chuyện này các con học tập điều gì? Và làm gì?
– Giáo dục trẻ học tập tính thật thà chăm chỉ của anh nông dân, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo. Và biết giữ lời hứa.
– Kể chuyện lần 3: Cô và trẻ cùng kể chuyện: Cô là người dẫn chuyện còn trẻ đóng vai các nhân vật.

*HĐ4: Trò chơi: Ghép tre

– Cô nói cách chơi:
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này cô phát cho mỗi bạn một đốt tre, trên đốt tre có gắn các chữ cái. Và cô có 4 ngôi nhà: Ngôi nhà số 1: Có chứa chữ cái A; Ngôi nhà thứ 2 có chứa chữ cái O; Ngôi nhà thứ 3 có chứa chữ cái E; Ngôi nhà thứ 4 có chứa chữ cái Y. Nhiệm vụ của các con là khi cô hô “Tìm nhà, tìm nhà” thì bạn nào có đốt tre chứa chữ cái nào thì phải về đúng ngôi nhà có chứa chữ cái đó. Khi cô hô “ Khắc nhập, khắc nhâp” thì các con giúp anh nông dân ghép các đốt tre lại. Khi cô hô “ Khắc xuất, khắc xuất” thì các con làm các đốt tre rời ra.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lượt chơi cô cho trẻ đổi đốt tre.

*Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ lý cây xanh”

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Hai Con Dê Qua Cầu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận