Nội Dung Bài Ca Dao Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa ✅Tại Sao Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa, 5 Bài Văn Mẫu Giải Thích Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Ca Dao Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Ca dao, tục ngữ không chỉ là phương tiện thể hiện tình cảm, đời sống tinh thần phong phú, tâm hồn đẹp đẽ và những ước mơ to lớn của người dân lao động, ca dao còn thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất của những người dân đã được đúc kết bằng con mắt tinh tế cũng như sự trải nghiệm của họ. Đón đọc ❤️️ Ca Dao Tục Ngữ Về Trời Mưa, Gió Bão, Gió Mây ❤️️ Lũ Lụt để bổ sung thêm các kiến thức về thời tiết bạn nhé!
Tại Sao Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm để dự báo thời tiết thông qua câu tục ngữ:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
Với khoa học hiện đại, câu tục ngữ này vẫn cho thấy nó vẫn rất phù hợp. Các bạn có biết tại sao không?
Chuồn chuồn có hai đôi cánh dài, mỏng và có các nan hút được không khí. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Khi trời nắng, không khí khô ráo, nhiệt độ cao thì áp suất khí quyển thấp. Khi đó, cánh của chuồn chuồn nhẹ và áp suất khí quyển thấp nên chuồn chuồn dễ dàng bay lên cao. Trước lúc trời mưa, không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ giảm xuống, lúc đó áp suất khí quyển tăng lên. Không khí ẩm đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng trọng lượng của cánh đồng thời áp suất khí quyển lớn tác dụng vào cánh chuồn chuồn khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Ngoài chuồn chuồn, một số loài côn trùng khác cũng có đặc tính giống như thế, ví dụ như chim én, mối, muỗi…
Khám phá thêm kho tàng văn học dân gian mà ông cha ta đã đúc rút từ quy luật của tự nhiên qua những bài ❤️️ Ca Dao Tục Ngữ Về Kinh Nghiệm Sống ❤️️ Quan Điểm Sống.
5 Bài Văn Mẫu Giải Thích Chuồn Chuồn Bay Thấp Thì Mưa
Mẫu 1
Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta chứa đựng rất nhiều kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. Đặc biệt là những câu nhằm dự báo về các hiện tượng thời tiết. Đó là những câu nói đặc sắc, dễ hiểu và dễ thuộc. Trong đó có câu:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì năng, bay vừa thì râm.”
Câu ca dao trên được hình thành từ sự quan sát tinh tế của ông cha ta về hiện tượng được lặp đi lặp lại sau đó đúc rút thành bài học kinh nghiệm. Chắc hẳn trong số chúng ta không ai là xa lạ với con chuồn chuồn. Chúng ta có thể hiểu nghĩa câu này đó là dự báo thời tiết dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay. Khi chuồn chuồn bay cao nghĩa là ngày hôm sau sẽ nắng, bay thấp thì mưa và khi chuồn chuồn bay ở tầm trung, không cao, không thấp thì trời mát giời. Có thể thấy câu ca dao này không được hình thành dựa trên cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên sự lặp lại của hiện tượng tự nhiên mà ông cha ta quan sát được. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ kiểu như vậy như: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, hay “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”. Nếu xét về mặt khoa học thì chúng ta cũng có thể dễ dàng giải thích được hiện tượng bay của chuồn chuồn đó là dựa vào áp suất và độ ẩm, lượng hơi nước trong không khí. Khi không khí có áp suất thấp, lượng hơi nước trong không khí cao thì cánh chuồn chuồn sẽ bị đè ép, nặng nên không bay cao được, mà khi lượng hơi nước lớn thì sẽ sinh ra trời mưa. Trái lại khi áp suất không khí cao, độ ẩm thấp, khô ráo thì chuồn chuồn sẽ dễ dàng bay cao, hoặc được áp suất đưa lên cao hơn mà lượng hơi nước chưa đủ tích tụ thành mưa nên sẽ tiếp tục nắng to. Khi chuồn chuồn bay ở độ cao trung bình tức là áp suất không khí và độ ẩm đang ở mức cân bằng nên nó không thể bay cao hoặc thấp hơn được mà chỉ giữ ở một độ cao nhất định. Nên từ đó có thể suy ra trời sẽ không nắng, không mưa mà mát giời.
Xem thêm: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
Trước kia khi nước ta còn nghèo đói, chưa có tivi nhiều như thời bây giờ mà cả nước chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên việc dự báo thời tiết hầu như dựa vào việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Ngoài việc xem độ cao mà chuồn chuồn bay thì còn dựa vào việc trông mây, sao… Việc dự báo trước được thời tiết giúp ích cho mọi người rất nhiều, đặc biệt là với người nông dân. Từ đó họ sẽ sắp xếp được công việc hợp lý, phù hợp với thời tiết, không bị trễ nải chuyện đồng áng. Bên cạnh đó còn có thể thu xếp công việc để nghỉ ngơi hay đi vui chơi, giải trí. Ngày nay khi cuộc sống được nâng cao, khoa học kĩ thuật cũng phát triển người ta có thể xem dự báo thời tiết trên tivi hay điện thoại nhưng với nhiều người vẫn quen với việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Với họ khi hằng ngày phải tiếp xúc với màn hình, máy móc thì việc quan sát tự nhiên cũng một phần nào đem lại sự thư giãn, giải trí.
Chuồn chuồn với trẻ nhỏ là một trò chơi thú vị, có ai đã từng chơi trò bắt chuồn chuồn trong những trưa hè, hay trò nghịch bắt chuồn chuồn để nó cắn rốn với hi vọng là sẽ biết bơi hay nhiều trò khác nữa. Còn với người lớn thì chuồn chuồn đã đi vào đời sống gắn liền với thời tiết, với công việc. Chuồn chuồn còn được ví như người bạn của nhà nông, với thơ ca dân gian. Từ việc hiểu nghĩa của câu a dao giúp chúng ta có thể học tập, noi theo để quan sát hiện tượng tự nhiên và tự dự báo về thời tiết. Đó cũng là bài học trải nghiệm lý thú cho giới trẻ.
Kinh nghiệm sống, vốn sống rất quan trọng với mỗi người và cần được coi trọng tiếp thu chứ không chỉ chăm chú vào những kiến thức khoa học trong sách vở. Chúng ta ngoài học tập hãy quan sát tự nhiên để thấy rằng ngoài những trang giấy im lìm kia là một thế giới muôn màu muôn vẻ. Một thế giới với nhiều mối quan hệ, nhiều hiện tượng tự nhiên lý thú mà ông cha ta đã dành nhiều năm quan sát để đúc kết ra thành những bài học kinh nghiệm cho chúng ta học tập và noi theo.
Mẫu 2
Những câu tục ngữ luôn luôn được mệnh danh chính là một cuốn bách khoa toàn thư về tri thức quý báu của ông cha ta để lại. Không chỉ là những bài học răn dạy con người mà các hiện tượng dự báo về thời tiết của người xưa cũng như đã được thể hiện rất rõ nét trong nhiều câu tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ hay nói về hiện tượng của thời tiết đó chính là câu tục ngữ đặc sắc: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
Dựa vào những sự việc được lặp đi lặp lại trong đời sống thường ngày mà cha ông ta đã đúc rút được những b ài học kinh nghiệm quý báu. Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” chính là một trong những sự quan sát tinh tế về hiện tượng dự báo trời có mưa hay không. Nếu như trước đây ông cha ta chỉ quan sát và đúc kết ra thành một lời nhắc nhớ. Lời nhắc đó không dựa trên khoa học mà chỉ dựa trên sự trùng lặp, được lặp đi lặp lại nhưng rất đúng mà thôi. Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” nếu được giải thích theo khoa học thì nó như thế này. Khi chuồn bay thấp tức nghĩa là lúc đó áp suất không khí lúc đó thấp. Khi áp suất không khí thấp thì nó dường như cũng đã đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa.
Đối với hiện tượng “chuồn chuồn” bay cao theo khoa học được lý giải đó tức là áp xuất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng to.
Còn đối với con chuồn chuồn bay vừa tức là có áp xuất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn. Chuồn chuồn cũng không đủ để có thể cho nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm mát rất nhiều.
Chỉ với sự quan sát các hiện tượng thông qua việc diễn ra thường thấy mà người xưa đã để lại cho chúng ta những bài học thật đáng quý biết bao nhiêu. Khi chúng ta cứ nhìn thấy những cánh chuồn chuồn bay cao trong bầu trời xanh là biết được rằng nay sẽ nắng to. Không có dấu hiệu tròi mưa. Ngược lại khi quan sát thấy hiện tượng cánh chuồn chuồn bay là là thì trời râm mát, còn bay thấp hẳn nữa thì hãy chuẩn bị vì trời sắp mưa rồi đó.
Những kinh nghiệm, vốn sống của người xưa dường như cũng đã gói gọn vào trong những câu tục ngữ hay ho này. Và câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” quả thật là một câu tục ngữ hay, đáng nhớ để ta có thể nắm bắt được tình hình dự báo thời tiết.
Mẫu 3
Với một nước thuần nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa nước thì thời tiết là một yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu mỗi mùa vụ lúa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của vụ mùa đó. Trước đây khi chưa có truyền hình, chưa có chương trình dự báo thời tiết thì cha ông ta thường quan sát sự vật xung quanh và tìm ra được những quy luật thời tiết rất thú vị. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một trong số đó. Bạn đã từng rất quen thuộc với câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hay câu “Chim én bay thấp thì mưa”. Vậy bạn có hiểu ý nghĩa khoa học của hiện tượng này không?
Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Trong số các côn trùng này có loài lớn như chuồn chuồn, nhưng cũng có các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy. Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.
Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.
Chuồn chuồn có tập tính đó là bẩm sinh là vì đôi cánh chuồn chuồn có 1 chuỗi cảm ứng về nhiệt độ và cảm ứng. vì nó theo tậph tính đẻ trứng theo mùa của nó được truyền từ các đời của chuồn chuồn. Khi nhiệt độ cao thì lượng không khí ẩm môi trường thấp thì nước sông ao hồ đều thấp nên nó ko đẻ trứng.khi trời mưa thì nó lại bay thấp vì mưa xuống thì nó sẽ đẻ trứng (chuồn chuồn đẻ trứng ở trong nước) cứ mỗi lần nó chạm vào mặt nước là nó đẻ trứng vào trong dòng nước.
Xem thêm: Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Khi đó ta cũng thấy sân nhà hoặc sàn nhà lát gạch men hay lát đá sẽ ngưng đọng hơi nước thành các giọt nước nhỏ, ta gọi là hiện tượng “đổ mồ hôi”.
Khi chuồn bay thấp tức nghĩa là áp suất không khí lúc đó thấp đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa. Còn chuồn chuồn bay cao tức là áp xuất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp xuất không khí nhưng không đủ đẻ đua nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.
Câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một trong những đúc kết giá trị của cha ông ta về dự báo thời tiết trong điều kiện cuộc sống còn giản đơn, qua đó giúp ta thêm ngưỡng mộ tài quan sát và trí tuệ của người xưa.
Mẫu 4
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có rất nhiều câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết. Trong đó, câu nói quen thuộc và phổ biến nhất có lẽ là “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm”.
Đọc qua câu tục ngữ trên có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói. Trong ngày, khi quan sát cánh chuồn chuồn bay ta có thể dự đoán được thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay thấp có nghĩa là trời sắp mưa, nếu chuồn chuồn bay cao có nghĩa là trời sẽ nắng đẹp, còn chuồn chuồn bay vừa, không cao không thấp thì trời sẽ râm mát.
Chỉ là một câu nói đơn giản nhưng nó lại dự báo được thời tiết một cách chính xác đến lạ kỳ. Vào thời đại xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến thì cách dự đoán thời tiết thông qua quan sát hiện tượng tự nhiên này giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống của người dân. Nhất là với đất nước lấy nông nghiệp làm gốc như nước ta lúc bấy giờ.
Cho đến nay, rất nhiều người vẫn còn áp dụng câu nói trên để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ này cũng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ nên từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng thuộc lòng.
Câu tục ngữ trên của cha ông ta cũng hoàn toàn chính xác theo lý giải khoa học ngày nay. Theo nguyên lý vật lý, sở dĩ chuồn chuồn có thể bay cao hay thấp là do ảnh hưởng của áp suất không khí lên đôi cánh. Và có một mối liên hệ mật thiết giữa áp suất và độ ẩm không khí, hay nói cách khác chính là thời tiết của chúng ta.
Chuồn chuồn là loài vật có đôi cánh vô cùng mỏng, gần như trong suốt với những nan cánh đặc biệt thu hút được độ ẩm của không khí. Khi trời sắp mưa, độ ẩm không khí tăng cao, hơi nước đọng lại trên đôi cánh chuồn chuồn khiến nó trở nên nặng nề. Kết quả là chúng không thể bay cao được mà phải bay tà tà sát mặt đất. Còn khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh chuồn chuồn khô và nhẹ giúp chúng bay cao dễ dàng.
Có thể thấy thời đại của ông cha ta không thể biết được nguyên lý khoa học để phân tích hiện tượng bay cao bay thấp của chuồn chuồn. Nhưng bằng sự quan sát tỉ mỉ, ông cha ta đã có thể dự báo thời tiết một cách chính xác bằng phương pháp cực kỳ đơn giản.
Qua đó, ta cũng có thể thấy được kinh nghiệm sống phong phú cũng như khả năng phân tích, tổng hợp đáng nể của người xưa. Chỉ nhờ một hiện tượng lặp đi lặp lại hàng ngày mà có thể dự đoán mưa, nắng dễ dàng cũng như để lại kiến thức bổ ích cho con cháu đời sau.
Mẫu 5
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” câu tục ngữ trên thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, chúng ta được biết mỗi dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có đặc trưng riêng về bản sắc và nện văn hóa, điều đó là niềm tự hào dân tộc cũng như Việt Nam ta một kho tang văn hóa hình thành sớm.
Câu ca dao
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao nắng bay vừa thì râm”
Khi trời năng không khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thề bay cao được.
Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm không khí tăng cao, làm đôi cách chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không được, nên phải bay là là dưới thấp.
Quan sát được đặc điểm này của chuôn chuồn mà dân gian có thể dự đoàn được khi nào trời sắp mưa.
Nghĩa là:
Khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa
Khi chuồn chuồn bay cao thì trời nắng
Khi chuồn chuồn bay vừa thì râm
Nền văn hóa nông nghiệp sản xuất lúa nước truyền thống của dân tộc ta đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế hệ cha ông ta đã tích lũy được nhiểu kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích tụ trong những câu tục ngữ, ca dao về trồng lúa , trồng cây, chăn nuôi… đây chính là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam, xưa kia truyền lại cho các thế hệ con cháu
Khi chưa có khoa học khí tượng, cha ông ta đã biết dựa vào quá trình quan sát thời tiết, sự vật, và rút ra những quy luật ngắn gọn, cụ thể về những biến động mưa nắng. Ngày nay tuy khoa học kĩ thuật đã tiến bộ vượt bậc, con người đã dự báo chính xác các hiện tượng tự nhiên một cách nhanh chóng và chính xác và các biện pháp khắc phục trở ngại do tự nhiên mang lại, bay cao, bay xa chinh phục những chân trời mới. Việc sản xuất nông nghiệp được áp dụng khoa học kỹ thuật cho thu hoạch tối ưu, có thể sản xuất nhiều mùa trong năm…Song thiết nghĩ thành tựu ấy vẫn được xây dựng trên cái nền cơ bản xa xưa: kinh nghiệm dân gian.
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” câu tục ngữ trên thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, chúng ta được biết mỗi dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có đặc trưng riêng về bản sắc và nện văn hóa, điều đó là niềm tự hào dân tộc cũng như Việt Nam ta một kho tàng văn hóa hình thành sớm từ thời cây lúa nước, qua việc lao động, thủy lợi đã hình thành sự ra đời của chữ viết, tiếng nói, hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ cho đến ngày nay đúc kết trong cuộc sống và lưu truyền cho đến ngày nay tục ngữ ca dao đã ngày càng phát triển, âm tiết đơn giản, lời lẽ mộc mạc rất đời thường nhưng tô đậm nét các vấn đề xã hội đáng trân trọng hơn nữa là nên lưu giữ kho tàng văn hóa là những người nông dân, người địa phương theo lối truyền miệng, đôi khi có nhiều dị bản nhưng không làm mất đi ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ đó, chất văn học dân gian tạo được sự rung động trong lòng người, không hoa mỹ, cầu kì nhưng lại thể hiện những ý nghĩa mà nó truyền đạt, lúc chưa có dự báo thời tiết như ngày nay cha ông ta đã biết dựa và kinh nghiệm đề quan sát mưa, nắng.
Câu tục ngữ “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm” cho thấy óc quan sát thế giới tự nhiên của người Việt Nam dành khá nhiều cho đời sống và cá tính riêng của con chuồn chuồn. Thấy chuồn chuồn là giơ tay bắt ngay nên mới có câu hát
“chuồn chuồn có cánh thì bay,
Đừng cho thằng bé giơ tay bắt chuồn”
Đối với tuổi nhỏ, chuồn chuồn như một trò chơi và cũng như bạn bè, bắt chuồn về chọi nhau, bắt chuồn về cắn vào rốn nói là cho chóng biết bơi.
Còn trong ý thức người lớn tuổi thì khác hơn cũng rất quen thuộc nhưng chuồn chuồn không còn là một thứ trò chơi nữa mà đi vào chuyện làm ăn, chuyện ứng xử đời thường. Đối với những người quanh năm suốt tháng làm bạn với nắng mưa, với trời đất thì truyền cho nhau câu tục ngữ “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”. Chuồn chuồn cũng tham dự vào ý thức thẩm mỹ của người Việt Nam như là sự liên tưởng, so sánh trực giác. Nhờ đó mà nó được cô đúc hình ảnh sâu sắc về sự hời hợt qua loa không chuyên chú theo lối chuồn chuồn đạp nước. Chuyện về con chuồn chuồn còn được mang vào mỗi cuộc đời, trong cái phút lâm chung của họ. Con người qua sát đời sống chuồn chuồn sâu sắc, đa dạng từ những câu ca dao quen thuộc đó người nông dân góp cho nền văn học Việt Nam những câu ca dao có vần có điệu, duyên dáng sinh động, dễ nhớ, thể hiện khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, bằng câu ca dao người nông dân luôn có ý thức về việc đúc kết thực tiễn, kinh nghiệm mà lưu truyền cho con cháu đời sau. Những câu ca dao, tục ngữ ấy đã đóng góp rất lớn cho nền văn học Việt nam được lưu truyên và phát triển mãi mãi.
Cùng chủ để, mời bạn đón đọc những bài 💚Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Tiết Khí Hậu💚100+ Thành Ngữ Hay.
Chuồn chuồn bay thấp thì cao
Bay mưa thì nắng bay vào thì ra !