Đôi Mắt Của Nam Cao: Nội Dung, Soạn Bài, Phân Tích, Giáo Án

Nội Dung Tác Phẩm Đôi Mắt của Nam Cao, Giá Trị, Phân Tích Truyện Ngắn. Chia Sẽ Sơ Đồ Tư Duy, Giáo Án, Gợi Ý Soạn Bài, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.

Giới Thiệu Tác Phẩm Đôi Mắt

Về tác phẩm Đôi mắt (1948), đây là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng 8 và được coi là 1 “tuyên ngôn nghệ thuật” của tác giả và những nhà văn cùng thế hệ với ông.

“Đôi mắt” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, được viết trong bối cảnh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm này thể hiện quan điểm sống và cái nhìn nhân sinh quan của tác giả trước thời thế.

Truyện ngắn xoay quanh hai nhân vật chính là Hoàng và Độ, đại diện cho hai cách nhìn và lối sống khác nhau. Hoàng là một trí thức sống ích kỷ, bàng quan, khinh miệt người nông dân và cách mạng. Ngược lại, Độ là một trí thức gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng.

Nội dung chính:

  • Nhan đề “Đôi mắt”: Gợi ra tư tưởng và chủ đề chính của truyện, đó là cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi con người thông qua đôi mắt, nhưng đôi mắt ấy còn là ẩn dụ cho tư tưởng và lối sống.
  • Tình huống truyện: Kể về chuyến viếng thăm của Độ đến nhà Hoàng. Trong cuộc trò chuyện, Hoàng bộc lộ thái độ khinh miệt người nông dân và cách mạng, trong khi Độ chia sẻ những trải nghiệm và sự kính trọng đối với họ.
  • Nhân vật Hoàng: Sống cuộc sống sung túc, phong lưu, nhưng có cái nhìn lệch lạc, khinh miệt người nông dân.
  • Nhân vật Độ: Trải qua nhiều khó khăn, gắn bó với nhân dân và cách mạng, có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cuộc sống.

Tác phẩm “Đôi mắt” không chỉ phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc của một bộ phận trí thức trong xã hội cũ, mà còn biểu dương những trí thức có tâm hồn đẹp, gắn bó với nhân dân và tích cực tham gia cách mạng

Nội Dung Tác Phẩm Đôi Mắt Của Nam Cao

Đôi Mắt là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao trong đề tài viết về người nông dân trước cách mạng cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương nên ông rất tâm huyết. Cùng Thohay.vn đọc nội dung tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao bên dưới nhé.

Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi:

– Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây.

– Cám ơn anh nhé. Lát nữa tôi sẽ sang nhà anh chơi.

Tôi vỗ vai anh bảo vậy. Tôi toan vào. Anh vội ngăn tôi lại:

– Khoan đã. Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại. Con chó to và dữ lắm.

Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. Tôi nhớ đến những lần đến chơi nhà anh Hoàng ở Hà Nội. Bấm chuông xong, bao giờ tôi cũng phải chờ anh Hoàng thân hành ra nắm chặt cái vòng da ở cổ một con chó tây to bằng con bê, dúi đầu nó vào gầm cái cầu thang, rồi mới có đủ can đảm bước vội qua đằng sau cái đuôi nó để vào phòng khách.

Tôi rất sợ con chó giống Ðức hung hăng ấy. Sợ đến nỗi một lần đến chơi, không thấy anh Hoàng ra đứng tấn để giữ nó lại buồn rầu báo cho tôi biết nó chết rồi, thì mặc dầu có làm ra mặt tiếc với anh, thật tình thấy nhẹ cả người. Con chó chết vào giữa cái hồi đói khủng khiếp mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình. Không phải vì chủ nó không tìm nổi mỗi ngày vài lạng thịt bò để nó ăn. Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình. Khi chúng tôi đến nơi chỉ còn một dúm xương và rất nhiều bản thảo chẳng biết bán cho ai, anh Hoàng vẫn phong lưu, con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường. Nó chết có lẽ vì chén phải thịt người ươn hay vì hút phải nhiều xú khí. Thảm hại thay cho nó.

Thế mà bây giờ đến thăm anh Hoàng ở chỗ gia đình anh tản cư về, cách Hà Nội hàng trăm cây số, tôi lại được nghe đến một con chó dữ. Thật là thú vị!… Tôi cười nho nhỏ. Chẳng biết tôi cười gì, anh thanh niên cũng nhe răng ra cười. Ðáp lại tiếng anh gọi, tiếng những chiếc guốc mỏng mảnh quét trên sân gạch nổi lên, lẹc khẹc và mau mắn. Một thằng bé mũ nồi đen, áo len xám, chạy ra. Một đôi mắt đen lay láy nhìn tôi…

– Bác Ðộ, ba ơi! Bác Ðộ!…

Thằng Ngữ, con anh Hoàng. Nó chẳng kịp chào tôi, ngoắt chạy trở vào, reo rối rít.

– Cái gì? Cái gì? Hừm!

Tiếng trầm trầm nhưng lại có vẻ nạt nộ của anh Hoàng hỏi nó. (Bao giờ nói với con, anh Hoàng cũng có cái giọng dậm doạ buồn cười ấy). Thằng bé líu ríu những gì tôi nghe không rõ. Rồi thấy tiếng thanh thanh của chị Hoàng giục con:

– Ngữ xích con chó lại. Xích con chó lại cái cột tít đằng kia.

Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả, bởi vì người khí béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh tay kềnh khệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ. Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắng nó nịt người anh đến nỗi không còn thở được.

Anh đứng lại bên trong cổng, một bàn tay múp míp hơi chìa về phía tôi, đầu hơi ngửa về đằng sau, miệng hé mở, bộ điệu một người ngạc nhiên hay mừng rỡ quá. Tôi có thì giờ nhận rõ một sự thay đổi trên bộ mặt đầy đặn của anh: trên mép một cái vành móng ngựa ria, như một cái bàn chải nhỏ.

Sửng người ra một lúc, rồi anh mới lâm li kêu lên những tiếng ở trong cổ họng:

– Ối giời ơi! Anh! Quý hoá quá!

Anh quay lại:

– Mình ơi! Anh Ðộ thật. Xa thế mà anh ấy cũng chịu khó đến thăm chúng mình.

Chị Hoàng lúc bấy giờ đã chạy ra, tay còn đang cài nốt khuy chiếc áo dài màu gạch vừa mới mặc vội vào để ra đón khách. Người đàn bà vồn vã:

– Mong bác mãi. Lúc thằng cháu mới chạy vào, nhà tôi cứ tưởng nó trông nhầm. Cứ tưởng bác ở cách hàng mười lăm hai mươi cây số…

Bắt tay tôi xong, anh Hoàng dịu dàng đẩy tôi đi trước. Chị vợ đã nhanh nhẹn chạy trước vào nhà, dọn bàn dọn ghế. Sao lại có sự săn đón cảm động như thế được? Tôi đâm ngờ những ý nghĩ không tốt của tôi về anh, từ hồi Tổng khởi nghĩa trở đi. Sau Tổng khởi nghĩa, anh Hoàng đối với tôi đột nhiên nhạt hẳn đi. Mấy lần tôi đến chơi với anh, định để xem anh thay đổi thế nào trong cuộc thay đổi lớn của dân tộc chúng ta, nhưng đều không gặp anh. Cửa nhà anh đóng luôn luôn. Thằng nhỏ nhà anh đứng bên trong cái cửa nhìn qua một lỗ con, bao giờ cũng hỏi cặn kẽ tên tôi, để một lúc sau ra bảo tôi rằng ông nó không có nhà.

Mấy lần đều như vậy cả nên tôi đã sinh nghi. Lần cuối cùng, trước khi bấm chuông, tôi còn nghe thấy tiếng vợ chồng anh. Nhưng thằng nhỏ vẫn quả quyết rằng ông bà nó về trại những từ tối hôm trước kia rồi. Ðã đích xác là anh không muốn tiếp tôi. Chẳng hiểu vì sao. Nhưng từ đấy tôi không đến nữa. Mỗi lần gặp nhau ở ngoài đường, chúng tôi chỉ bắt tay nhau một cách rất lạnh lùng, hỏi thăm nhau một câu chiếu lệ, rồi ai đi đường nấy. Tôi đã biết Hoàng vẫn có tính tự nhiên “đá” bạn một cách đột ngột, vì những cớ mà chỉ mình anh biết. Có khi chỉ là vì một tác phẩm của người bạn ấy được cảm tình của một nhà phê bình đã chê một vài tác phẩm của anh. Có khi cũng chẳng cần đến thế. Anh có thể là một người bạn rất thân của anh Hoàng khi anh chỉ là một nhà văn ở tỉnh xa chỉ góp mặt với Hà Nội bằng những bài gửi về đăng báo, nhưng nếu anh lại về sống hẳn ở thủ đô, giao thiệp với ít nhiều nhà văn khác, anh sẽ không phải là bạn anh Hoàng nữa. Có lẽ anh Hoàng biết cái giới văn nghệ sĩ Hà Nội chửi anh nhiều quá.

Riêng tôi, trước đây, tôi vẫn không hiểu sao người ta có thể khinh ghét anh nhiều thế. Tận đến lúc bị anh đá tôi mới hiểu. Tôn còn được hiểu rõ ràng hơn. Vào cái hồi quân đội Ðồng minh vào giải giáp quân Nhật ở nước ta, một số gái kiếm tiền trút bộ đầm ra để mặc bộ áo Tầu. Còn anh bạn của tôi, chẳng biết bám được ông má chín nào, ra một tờ báo hằng ngày để chửi vung lên. Chửi hết cả mọi người rồi anh mới lôi đến một số bạn cũ của anh ra. Toàn là những người hiền lành, xưa nay chưa hề chạm đến một sợi tóc của anh. Nhưng tên họ trên những tờ báo của phong trào giải phóng quốc gia được hoan nghênh làm ngứa mắt anh. Anh hằn học gi mỉa họ là những nhà văn vô sản và cho họ là một bọn khố rách áo ôm đã đến ngày mả phát, ăn mặc và tẩm bổ hết cả phần thiên hạ. Tôi cười nhạt. Không phải tôi khó chịu vì những lời vu cáo của anh. Tôi khó chịu chính vì thấy đến tận lúc ấy mà vẫn còn một số nhà văn Việt Nam dùng ngòi bút mình để làm những việc đê tiện thế. Anh Hoàng vẫn là con người cũ. Anh không chịu đổi. Tôi đã tưởng anh với tôi chẳng bao giờ còn thân mật với nhau trở lại… Nhưng sao gặp tôi lần này anh lại hân hoan đến thế? Anh đã đủ thì giờ để lột xác rồi chăng? Hay cuộc kháng chiến mãnh liệt của dân ta đã quét sạch khỏi đầu anh những cái gì cũ còn sót lại? Thật tình, tôi rất cảm động khi nghe thấy anh kể lể:

– Chẳng ngày nào chúng tôi không nhắc đến anh. Nguyên một hôm xem tờ báo của ông hàng xóm thấy có bài của anh, tôi đoán anh làm tuyên truyền ở tỉnh này. Tiện gặp một cán bộ về làng, tôi nhờ gửi cho anh một bức thư. Cũng là gửi cầu may. Thật không dám chắc thư đến tay anh. Mà có đến, có lẽ anh nhiều việc, cũng khó lòng về chơi với chúng tôi. Thế mà lại được gặp anh. Trông anh không lấy gì làm khoẻ mà sao anh đi bộ tài thế? Mà sao anh lại tìm vào được đúng làng này? Hồi mới đến đây, tôi ra khỏi nhà độ mươi bước là đã lạc. Nhiều ngõ quá mà ngõ nào cũng giống ngõ nào. Có khi ra đồng về cũng nhầm ngõ…

Cái nhà Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà gạch sạch sẽ. Hàng hiên rộng ở ngoài. Sân gạch, tường hoa. Một mảnh vườn trồng rau tươi rười rượi. Xinh xắn lắm. Thích nhất là gia đình anh được ở cả nhà. Chủ nhân cũng là người buôn bán trên Hà Nội. Ông thường nhờ vốn liếng và mối hàng của vợ chồng anh. Còn gì hơn là lúc này trả nghĩa lại nhau. Ông đã dọn sang nhà ông bố ở liền bên, nhường lại nhà cho anh hoàn toàn sử dụng. Anh cho tôi biết thế và bảo tiếp:

– Giá chúng tôi chưa tìm được nhà ông thì chưa biết ra sao. Tôi thấy nhiều người tản cư khổ lắm. Anh tính có đời nào anh ruột tản cư về nhà em mà đến lú vợ đẻ, em bắt ra một cái lều ngoài vườn để đẻ!

Tôi cho anh biết người nhà quê mình có tục kiêng…

– Thì đã đành là vậy… Anh nói giọng tức tối và bất bình – Thì đã đành là vậy, nhưng lúc này còn kiêng kỵ gì? Mà có những thế thôi đâu! Thấy anh bây giờ khổ sở, em đã chẳng thương, lại còn xỉa xói, nhắc đến những lúc hoang phí trước để mà xỉ vả. Nào “lúc có tiền thì chẳng biết ăn biết nhịn để dè, chỉ biết nay gà mai chó!”, nào “lúc buôn bán phát tài, bảo gửi tiền về quê tậu ruộng vườn thì bảo không cần vườn ruộng, để tậu nhà ở tỉnh kia, bây giờ không bám lấy nhà ở tỉnh đi?…” Tệ lắm! Anh tính mấy đời mới có một phen loạn lạc thế này? Có tiền, thằng nào chẳng ăn chơi? Có mấy người cứ còm cọm làm như trâu, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, ở thì chui rúc thế nào cho xong thôi, để tiền mà tậu vườn, tậu ruộng như họ?

Chị Hoàng tiếp lời chồng:

– Họ làm chính chúng tôi cũng đâm lo. Có thể nói rằng trong một trăm người thì chín mươi người cho rằng Tây không đời nào dám đánh mình. Mãi đến lúc có lệnh tản cư tôi vẫn cho là mình tản cư để dọa nó thôi. Thế rồi đùng một cái, đánh nhau. Chúng tôi chạy được người chứ của thì chạy làm sao kịp? May mà còn vớt vát được ít tiền, một ít hàng để ở cái trại của chúng tôi, ở ngoại thành. Khéo lắm thì ăn được độ một năm. Ðến lúc hết tất nhiên là phải khổ rồi. Chỉ sợ đến lúc ấy, họ lại mỉa lại. Thành thử bây giờ, lý ra thì có muốn ăn một con gà chưa đến nỗi không mua nổi mà ăn, nhưng ăn lại sợ người ta biết, sau này người ta nói cho thì nhục.

Họ tàn nhẫn lắm cơ, bác ạ!

Anh Hoàng cười:

– Mà sao họ đã bận rộn nhiều đến thế mà vẫn còn thì giờ chú ý đến những người chung quanh nhiều đến thế? Anh chỉ giết một con gà ngày mai cả làng này đã biết. Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh béo gầy thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái.

Tôi mỉm cười, cắt nghĩa cho anh hiểu: lúc này họ cần để ý đến những người lạ mặt tới làng. Tôi chắc mấy người nấp nom tôi là mấy người có trách nhiệm trong uỷ ban mấy anh tự vệ.

– Lại còn các ông ủy ban với các bố tự vệ nữa mới chết người ta chứ! Họ vừa ngố vừa nhặng sị. Ðàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần! Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười lăm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy. Anh đi, hỏi. Anh về, hỏi, hỏi nữa. Anh vừa ra khỏi làng, sực nhớ quên cái mũ, trở lại lấy, cũng hỏi rồi mới cho vào. Lát nữa anh ra, lại hỏi. Hình như họ cho cái việc hỏi giấy là thú lắm.

Anh cười gằn một tiếng, nhìn bao trùm cả người tôi, hỏi:

– Anh sống ở nhà quê nhiều, anh có hiểu tâm lý của họ không? Anh thử cắt nghĩa hộ tôi tại làm sao họ lại nhiêu khê đến thế?

Từ trước đến nay, tôi chỉ hoàn toàn ở Hà Nội, thành thử chỉ mới biết những người nhà quê qua những truyện ngắn của anh. Bây giờ gần họ, tôi quả là thấy không nhịn được. Không chịu được!

Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Toàn là những người đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả. Cha con, anh em ruột cũng chẳng tốt với nhau. Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng lố lăng. Viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên. Mở miệng ra là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả dân tân chủ nữa mới khổ thiên hạ chứ! Họ mà tóm được ai thì có mà chạy lên trời! Thế nào họ cũng tuyên truyền cho hàng giờ. Có lẽ họ cho những người ở Hà Nội về như vợ chồng anh đều lạc hậu, chưa giác ngộ nên họ không bỏ lỡ một dịp nào để tuyên truyền vợ chồng anh. Mà tuyên truyền như thế nào!…

Anh trợn mắt bảo tôi:

– Tôi kể cho anh nghe chuyện này thế nào anh cũng cho là bịa. Nhưng tôi có bịa một tí nào, tôi chết. Một hôm, tôi đi chợ huyện chơi. Ở nhà đã hỏi đường cẩn thận rồi, nhưng đến một ngã ba, lại quên béng mất, không biết phải rẽ lối nào. Ðành đứng lại, chờ có người đi qua thì hỏi. Chờ mãi mới thấy một ông thanh niên nghễu nghện vác một bó tre đi tới. Tôi chào rồi hỏi: “Ði chợ huyện lối nào, ông làm ơn chỉ giúp tôi!” Anh ta trố mặt nhìn tôi chẳng rằng chẳng nói, như nhìn một giống người lạ mới từ Hoả tinh rơi xuống. Tôi biết hiệu, rút giấy đưa cho anh xem rồi lại hỏi. Bây giờ anh ta mới bảo: “Ông cứ đi lối này, đến chỗ có một cây đa to thì rẽ về tay phải, đi một quãng lại rẽ về tay trái, qua một cách đồng, vào đường gạch làng Ngò, vòng qua đằng sau đình, rẽ về tay phải, đi một quãng nữa là đến chợ”. Ðại khái thế, chứ không hoàn toàn đúng thế. Chỉ biết là nó lôi thôi rắc rối, nhiều bên phải bên trái quá, đến nỗi tôi không tài nào nhận được. Anh ta bày cho tôi một cách: đứng đợi đấy, gặp ai gánh hàng đi chợ thì theo. Tôi cho là phải. Anh ta cười bảo: “Thôi thế chào ông. Cháu vô phép ông đi trước. Cháu vội lắm. Cháu phải vác ngay bó tre này lên Thượng để làm công tác phá hoại, cản cơ giới hoá tối tân của địch. Cuộc trường kỳ kháng chiến của ta phải chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn tổng phản công. Giai đoạn phòng ngự nghĩa là…” Anh ta cứ thế, đọc thuộc lòng cho tôi nghe cả một bài dài đến năm trang giấy.

Chị Hoàng cười rú lên. Tôi cũng cười, nhưng có lẽ cái cười chẳng được tươi cho lắm. Anh thấy cần phải thề lần nữa:

– Tôi có bịa thì tôi chết. Mà tôi lại thề với anh rằng lúc ấy tôi ngạc nhiên quá, không còn cười được, vả lại cũng không dám cười. Cười, nhỡ anh ta đánh cho thì tai hại. Nhưng từ hôm ấy ngày nào tôi cũng bắt nhà tôi đóng cổng suốt ngày không dám đi đâu nữa.

Tôi cười gượng. Ðiều muốn nói với anh, tôi đành giấu kín trong lòng không nói nữa. Tôi biết chẳng đời nào anh nhận làm một anh tuyên truyền nhãi nhép như tôi. Vả lại dầu có rủ được anh làm như tôi, khoác cái ba lô lên vai, đi hết làng nọ đến làng kia để nhận xét nông thôn một cách kỹ càng hơn cũng chẳng ích gì. Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi. Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.

Tôi biết lắm. Trước mặt người đàn anh trong văn giới ấy, tôi chỉ là một kẻ non dại, mới tập tọng học nghề. Bởi vậy tôi không dám nói hết những ý nghĩa của tôi ra. Tôi chỉ rụt rè và đưa ra vài điểm nhận xét:

– Có nhiều cái kỳ lạ lắm. Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi dã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, theo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nghe các ông nói đến “sức mạnh quần chúng”, tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung, có lẽ đã chết hẳn rồi, chẳng bao giờ còn trở lại. Nhưng đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngả ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm. Mà không hề bận tâm đến vợ con, nhà cửa, như họ vẫn thường thế nữa. Gặp họ, anh không thể tưởng tượng được rằng chính những người ấy, chỉ trước đây dăm tháng, giá có bị anh lính lệ ghẹo vợ ngay trước mặt cũng chỉ đành im thin thít mà đi, đi một quãng thật xa rồi mới dám lẩm bẩm chửi thầm vài tiếng, còn bao nhiêu ghen tức đành là đem về nhà trút vào má vợ.

Hoàng nhếch một khoé môi lên, gay gắt:

– Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố không chịu được. Tôi thấy có nhiều ông tự vệ hay cả vệ quốc quân nữa táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn. Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. Thì cứ để cho họ đánh Tây đi! Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn cho họ làm uỷ ban nọ, uỷ ban kia nữa, thế mới chết người ta chứ! Nói thí dụ ngay như cái thằng chủ tịch uỷ ban khu phố tôi ở Hà Nội lúc chưa đánh nhau, nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết làm uỷ ban thế nào mà bắt nó làm uỷ ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy, thì đàn bà ai cũng phải là thị này, thị nọ. Chị Hoàng cười nhiều quá, phát ho, chảy cả nước mắt ra. Rút khăn tay lau nước mắt xong, chị chép miệng lắc đầu, bảo tôi:

– Giá bác ở đây thì nhiều lúc bác cũng cười đến chết. Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn nì mãi hai ba lượt, yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học vụ hay làm tuyên truyền giúp.

Anh chồng tiếp:

– Tôi chẳng có việc gì làm, lắm lúc cũng buồn. Nhưng công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm sao được? Ðành để các ông ấy gọi là phản động.

Muốn lảng chuyện, tôi hỏi:

– Lúc này nhiều thì giờ thế, chắc anh viết được. Anh đã viết được cái gì thú chưa?

– Chưa, bởi vì ngay đến một cái bàn viết ra hồn cũng không còn nữa. Nhưng thế nào chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Phụng nó còn sống đến lúc này phải biết!

Cơm chiều xong vào lúc bốn giờ, Hoàng mời tôi cùng đi với vợ chồng anh đến chơi nhà mấy người ở phố cũng tản cư về. Có đâu một ông tuần phu về hưu, một ông đốc học bị thải hồi vì một vụ hiếp học trò, một cụ phán già trước đây chuyên môn sống về nghề lo kiện, hay chạy cửu phẩm cho thiên hạ. Anh chẳng ưa gì họ bởi vì họ chẳng biết gì đến văn chương nghệ thuật, chỉ tổ tôm là giỏi.

Nói chuyện với họ chán phè. Nhưng nếu chẳng giao thiệp với họ thì cũng chẳng biết đến chơi nhà ai được nữa… Anh vừa đi vừa tâm sự nhỏ với tôi như vậy, và thì hầm kề sát tai tôi những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một, trong khi chúng tôi bước chầm chậm để đợi chị Hoàng ra sau chúng tôi một chút.

Chị Hoàng rảo bước để theo kịp chúng tôi. Hai má đỏ ứng vì lửa bếp. Chị cắt nghĩa sự chậm trễ của chị:

– Tôi xem lại nồi khoai lang vui, để lát nữa về ăn. ở đây cao lương mỹ vị chẳng có gì, nhưng được cái thức ăn vặt thì sẵn. Bác ở chơi đây, mai tôi xem nhà ai có mía to mua mấy cây về ướp hoa bưởi ăn thơm lắm.

Ðến một cái cổng gạch lớn có dây leo, anh Hoàng giật dây chuông.

Một thằng bé chạy ra, lễ phép chào:

– Lạy ông!

– Không dám. Cụ Phạm có nhà không cậu?

– Bẩm ông, cụ sang bên ông đốc.

– Sao thấy nói ông đốc ở đây từ sáng?

– Bẩm không ạ! Sáng nay không thấy ông đốc sang chơi bên này.

Chúng tôi quay trở lại. Qua mấy cái ngõ ngoằn ngoèo khác, đến một cái cổng gạch có dây leo khác. Một chị vú ẵm em đứng cổng:

– Lạy ông! Lạy bà!

– Không dám. Ông đốc có nhà hay đi chơi vắng?

– Bẩm ông, ông đốc con sang cụ tuần.

– Sao bên cụ tuần bảo sang đây?

– Bẩm ông, không ạ!

Anh Hoàng quay ra. Ði được mấy bước, anh quay lại khẽ bảo vợ:

– Các bố lại tổ tôm. Mụ Yên Kỷ cũng không có nhà, phải không?

Con mụ ấy cũng là đệ tử tổ tôm hạng nặng. Chắc họ tụ tập ở đây hay ở bên nhà cụ Phạm, sai người gác cổng.

Chị Hoàng không có ý kiến gì. Anh Hoàng vỗ vai bảo tôi:

– Anh nghĩ có buồn không? Tri thức thì thế đấy. Còn dân thì… như anh đã biết.

Tôi thầm rủa sự tình cờ sao lại xô đẩy anh về đây cùng với bằng ấy thứ cặn bã của giới thượng lưu trí thức. Sao anh không đi theo bộ đội, đi diễn kịch tuyên truyền nhập bọn với các đoàn văn hoá kháng chiến để được thấy những sinh viên, công chức sung vào vệ quốc quân, những bác sĩ sốt sắng làm việc trong các viện khảo cứu hay các viện quân y, những bạn văn nghệ sĩ của anh đang mê mải đi sâu vào quần chúng để học họ và dạy họ, đồng thời tìm những cảm hứng mới cho văn nghệ?

Tôi cười nhạt:

– Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng à?

Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột:

– Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp, mà chỉ có đến thằng Ðờ-Gôn.

Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến khác của Pháp, còn đáng tiêu biểu bằng mấy Ðờ-Gôn. Anh lắc đầu:

– Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!

Và anh tiếp:

– Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như cú Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mỹ cũng phải lắc đầu: nó cho rằng không thể nào bịp ông già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa là gì? Bệt lắm rồi. Không có thằng Mỹ xúi thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6 tháng 3? Mình cho nó như vậy đã là phúc đời nhà nó lắm rồi. Ðáng lẽ nó phải bám chằng chằng lấy chứ?

Buổi tối ăn khoai vùi xong, uống mấy tuần trà rồi đi nằm sớm. Anh sợ tôi đã đi hàng mười cây số, lại ngồi nói chuyện suốt từ lúc đến, chắc không thể ngồi được nữa. Vả lại tuy chưa buồn ngủ nhưng nằm đắp chăn cho ấm và buông màn cho khỏi muỗi thì vẫn tốt. Hai cái giường nhỏ kề song song, cách nhau có một lối đi nhỏ. Màn tuyn trắng toát. Chỉ trông cũng đã thấy thơm tho và thoải mái.

Hoàng với tôi đi nằm trước. Một gói thuốc lá thơm và một bao diêm đặt ở bên cạnh cái đĩa gạt tàn thuốc lá ở đầu giường. Tôi để nguyên cả quần áo tây và chỉ ngay ngáy lo đêm nay một vài chú rận có thể rời sơ-mi tôi để du lịch ra cái chăn bông thoang thoảng nước hoa. Mọi hôm tôi vẫn đắp chăn chung với anh em thợ nhà in, cái giống ký sinh trùng hay phản chủ ấy, ở người tôi, không dám cam đoan là tuyệt nhiên không có. Chị Hoàng thu dọn đồ đạc, đóng cửa, rồi đem một cây đèn to lại chỗ cây giường chúng tôi, lấy ra một cái chai. Anh Hoàng trông thấy, hỏi:

– Mình thắp đèn to đấy à?

– Vâng, tôi đổ thêm dầu đã.

Anh Hoàng hỏi tôi:

– Anh có thích đọc Tam Quốc không?

Tôi thú thật là chưa bao giờ được xem trọn bộ.

– Thế thì thật là đáng tiếc. Trong tất cả các tiểu thuyết Ðông Tây, có hai quyển tôi mê nhất là Tam Quốc và Ðông Chu Liệt Quốc. Về cái môn tiểu thuyết thì thằng Tàu nhất. Nhưng cũng chỉ có hai bộ ấy thôi. Thuỷ Hử cũng hay, chẳng kém Tam Quốc và Ðông Chu Liệt Quốc. Những tiểu thuyết khác hay đến đâu, anh cũng chỉ đọc một lần. Ðọc đến lần thứ hai là giảm thú rồi. Nhưng Tam Quốc với Ðông Chu thì đọc đi đọc lại mãi vẫn thấy thú như mới đọc.

– Anh có hai bộ ấy ở đây không?

– Bộ Ðông Chu mất ở Hà Nội, không đem đi được. Thế mới sầu đời chứ! Hận quá, may mà bộ Tam Quốc lại để ở ngoại thành, đem đi được. Nếu không thì buồn đến chết.

Anh gạt tàn thuốc lá rồi bảo tiếp:

– Sở dĩ lúc này tôi hỏi anh là có thích đọc Tam Quốc không là vì mỗi tối trước khi đi ngủ, chúng tôi có cái thú đọc một vài hồi Tam Quốc rồi mới ngủ. Nhưng hôm nay anh không biết có nên bỏ cái lệ ấy đi không? Nếu anh thích nói chuyện thì nghỉ một tối để chúng mình nói chuyện cũng chẳng sao.

Cố nhiên là tôi mời vợ chồng anh cứ giữ lệ thường. Anh có vẻ mừng rỡ lắm:

– Vâng, nếu anh cho phép thì ta cứ đọc. Chúng mình cùng nghe rồi lúc nào buồn ngủ thì ta ngủ. Tôi trông anh hơi mệt có lẽ cần ngủ sớm. Không biết đèn sáng lại đọc thế có phiền anh không?

Tôi cho anh biết là tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm ầm, ở đây chăn ấm thế này thì dẫu súng có nổ ngay ở liền bên tôi vẫn ngủ ngon lành lắm… Anh cười cùng cục trong cổ như một con gà trống:

– Vâng, thế thì ta cứ đọc. Mình lấy ra đi.

Chị Hoàng chạy lại bíp lấy một quyển sách bìa dày, gáy da, đem lại.

– Mình đọc hay tôi đọc?

– Mình đọc đi.

Chị để cây đèn lên trên cái đôn thấp ở đầu giường, cởi áo dài lên giường nằm cạnh thằng con đã chui vào chăn trước.

– Hôm qua đọc đến đâu rồi nhỉ. Hình như…

– Không cần, mình đọc lại cái đoạn thằng Tào Tháo nó tán Quan Công ấy. Thế nào? Theo ý anh thì Tào Tháo có giỏi không?

Tôi trả lời qua loa cho xong chuyện:

– Tôi thấy nói là nó giỏi.

– Giỏi lắm anh ạ! Giỏi nhất Tam Quốc. Sao nó tài đến thế.

Chị Hoàng đã tìm thấy, bắt đầu cất tiếng thanh thanh đọc. Anh Hoàng vừa hút thuốc lá vừa nghe. Mỗi khi đọc đến đoạn hay anh lại vỗ đùi kêu:

– Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌱 Dọn Về Làng [Nông Quốc Chấn] 🌱 Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm 

Tóm Tắt Tác Phẩm Đôi Mắt Nam Cao

Tham khảo bản tóm tắt tác phẩm Đôi mắt Nam Cao ngắn nhất:

Độ và Hoàng quen nhau và trở thành bạn từ trước năm 1945. Pháp xâm lược nước ta, Độ trở thành một chiến sĩ, tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn Hoàng thì trở về sống ở nông thôn.

Độ muốn vận động Hoàng tham gia vào văn hoá cứu quốc, nên nhân cơ hội đi công tác, Độ đã ghé thăm vợ chồng Hoàng. Độ được vợ chồng Hoàng đón tiếp rất chu đáo. Họ trò chuyện với nhau, nhưng vợ chồng Hoàng ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng họ không tin vào khả năng lãnh đạo cách mạng của tầng lớp nông dân.

Độ giải thích cho họ rằng trước đây cũng nghĩ như vợ chồng Hoàng, nhưng khi tham gia và tiếp xúc, Độ thấy được sự gan dạ lòng yêu nước và sẵn sàng hi sinh của những người nông dân…làm anh rất thán phục và trân trọng.

Nhưng dù vậy, Hoàng vẫn không thay đổi suy nghĩ của mình, Hoàng chỉ giao tiếp và đến chơi với những người thuộc tầng lớp tri thức cũ mặc dù anh cũng không ưa gì họ. Hoàng chú trọng vào những trang tam quốc còn Độ cũng từ bỏ ý định mời Hoàng tham gia văn hoá cứu nước.

Về Nhà Văn Nam Cao

Sau đây là một số thông tin về nhà văn Nam Cao.

  • Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
  • Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.
  • Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ.
  • Sau cách mạng, Nam Cao chân thành sáng tác phục vụ cuộc kháng chiến.
  • Ông đã hy sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.
  • Các tác phẩm chính:
    • Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)
    • Tiểu thuyết: Sống mòn (1944)
    • Thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)

Cùng lưu lại ngay tác phẩm ✨Bài Thơ Bác Ơi✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Đôi Mắt

Bật mí cho bạn đọc xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Đôi mắt.

  • Xuất xứ: Trích trong tập “Nhật ký ở rừng”
  • 1948 thời kì cả nước bước vào cuộc kháng chiến gian khổ khắt nghiệt, giai đoạn chuyển mình của tầng lớp văn nghệ sĩ, có nhiều nhà văn đi theo cách mạng sống và sáng tác nhiệt tình với quần chúng nhân dân, bên cạnh đó còn có những nhà văn có cái nhìn sai lệch về quần chúng nhân dân. Phản ánh vấn đề này Nam Cao viết Đôi Mắt.

Có thể bạn sẽ cần đến 🌿Sóng Xuân Quỳnh🌿 Nội Dung Bài Thơ, Tác Giả, Tác Phẩm 

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Đôi Mắt

Ngay sau đây là ý nghĩa nhan đề tác phẩm Đôi mắt.

  • Lúc đầu tác phẩm có tên là “Tiên sư thằng Tào Tháo” về sau đổi tên là Đôi Mắt
  • Ý nghĩa nhan đề đôi mắt:
    • Là cơ quan thị giác của con người
    • Là quan điểm, lập trường, cách nhìn đời nhìn người, nhìn về cuộc sống
    • Đôi Mắt trong tác phẩm là 2 cách nhìn đời nhìn người, 2 cách sống trái ngược nhau của Hoàng & Độ trong buổi đầu kháng chiến.

Bố Cục Truyện Ngắn Đôi Mắt

Bố cục truyện ngắn Đôi mắt có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Những lời nhận xét của nhân vật.
  • Phần 2: Cách nhìn của nhân vật Hoàng.
  • Phần 3: Những câu chuyện cảm động.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Đôi Mắt

Cùng tham khảo phần đọc hiểu tác phẩm Đôi mắt.

1.    Nhân vật Hoàng

–    Tiểu sử về nhân vật này: ông là một nhà văn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết lách là một tiền bối của nhà văn Độ

–    Hoàn cảnh sống của nhà văn Hoàng:

•    Trước khi đi tản cư nhà văn Hoàng sống ở Hà Nội, anh có một ngôi nhà lớn tại hà nội

•    Khi về tản cư Hoàng vẫn giữ được nếp sống đầy đủ tiện nghi không thiếu thứ gì

+ Hoàng tản cư về sống trong một ngôi làng nhỏ nhưng tại đây Hoàng không giao tiếp với ai

+ nhà Hoàng vẫn ăn uống đầy đủ như không có chuyện gì xảy ra

+ Thậm chí còn chó của nhà ông mỗi ngày vẫn có thịt bò mà ăn trong khi người dân thì miếng rau cũng thiếu

+ Nhà Hoàng nhà cao cửa rộng, cánh cổng lớn cao mỗi khi ai cần gì thì phải gọi trước mới mở không thì sẽ không vào được mà thậm chí có khi bị  con chó yêu quý của Hoàng xử lý rồi

->    Đây là một lối sống ích kỉ chỉ biết đến mình không quan tâm đến mọi người xung quanh chết đói hay ra sao chỉ cần biết đến những người nhà mình. Cách mạng thì đang thiếu thốn nhân dân cả nước phải đóng góp nhiều lắm cho chiến tranh thế nhưng Hoàng thì chẳng cần biết chiến sự như thế nào mà chỉ lo cho nhà của mình

–    Ngoại hình của Hoàng: dù chiến tranh nhưng khệnh khạng to béo

–    Quan điểm của Hoàng khi nói về người dân và cách mạng

•    Anh cho rằng người dân chẳng làm được gì, chỉ là những con người ngu dốt , lỗ mãng, ích kỉ, tham lam bần tiện vừa ngố vừa nhặng xị. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng biết, làm tự về nhưng đánh phần một mẩu giấy cũng mất 15phut thế mà đi đâu cũng hỏi giấy.

-> đây là một quan điểm sai lệch, biết rằng những điều hoàng nhận thấy là đúng nhưng Hoàng chỉ nhìn một phía chỉ nhìn thấy cái không tốt mà không nhìn thất cái tốt của họ. Họ tuy lắm chuyện hóng hớt ngu dốt một tí nhưng họ còn biết xả thân vì cách mạng, tin vào Đảng còn Hoàng thì không

•    Quan điểm về cách mạng: anh không tin rằng những người nhân dân như thế khi làm cách mạng có thể thành công. Anh không tin vào cách mạng nước ta thành công đồng nghĩa với việc không tin theo sự lãnh đạo của Đảng -> điều này thì thật đáng buồn cho một người nghệ sĩ

->    Tóm lại nhân vật Hoàng hiện lên là một nhà văn ích kỉ chỉ biết sống cho mình, không ủng hộ hay phản đối cách mạng dửng dưng trước thời cuộc, không có trách nhiệm với đất nước của mình chỉ biết nhìn vào điều xấu của nhân dân

2.    Nhân vật Độ

–    Nhà văn không dành nhiều câu văn cho Độ mà anh chỉ xuất hiện là một nhà văn sau thời của Hoàng

–    Anh đến thăm Hoàng và lắng nghe những gì Hoàng thôi, nhân vật này được xây dựng để làm nổi bật lên hai cách nhìn khác nhau về người nông dân và cách mạng.

–    Tính tình của Độ: hiền lành, không đồng tình với Hoàng nhưng cũng không nói bởi biết có nói thì Hoàng cũng chẳng chịu thay đổi

–    Ngoài hoạt động nghệ thuật anh còn tham gia cách mạng  anh là người có trách nhiệm thương yêu người dân, nhìn vào những điều tốt của họ

->    Độ là đại diện cho những nhà văn không chỉ hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn hoạt động trên lĩnh vực cách mạng đấu tranh. Anh nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước và có cái nhìn đa chiều hơn với người nông dân, đồng cảm với họ, thông cảm cho những điều không tốt ở họ.

Có thể bạn sẽ cần đến tác phẩm 🌱 Đò Lèn🌱 Mẫu Phân Tích, Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Giá Trị Tác Phẩm Đôi Mắt

Sau đây là những giá trị tác phẩm Đôi mắt.

Giá trị nội dung

  • Nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công hai nhân vật để từ đó ta đặt ra được một vấn đề đó chính là đó là cách nhìn nhận của những người nghệ sĩ những người cầm bút viết bài.

Giá trị nghệ thuật

  • Với nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, ông đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên về sự đối diện giữa hai tính cách hai nhân vật với những phẩm chất trái chiều nhau, qua đó làm nổi bật lên những đối tượng mà tác giả đang nghiên cứu.
  • Và với cách xây dựng thành công hai nhân vật trên, ông đã tạo nên một tác phẩm có giá trị lớn cho người đọc hôm nay và mai sau.

Sơ Đồ Tư Duy Truyện Ngắn Đôi Mắt

Lưu lại các sơ đồ tư duy truyện ngắn Đôi mắt.

Sơ đồ tư duy tác phẩm Đôi mắt Nam Cao
Sơ đồ tư duy tác phẩm Đôi mắt Nam Cao
Sơ đồ tư duy tác giả Nam Cao
Sơ đồ tư duy tác giả Nam Cao

Soạn Bài Đôi Mắt Lớp 12

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Đôi mắt lớp 12.

👉1. Hoàn cảnh sáng tác

 Viết trong những ngày giáp tết 1948,”viết cho đỡ nhớ”,viết một cách tự nhiên, không vướng víu vì chủ đề, nhân vật đã chín mùi.

👉2.Nhan đề:

 Lúc đầu đặt là “Tiên sư anh Tào Tháo”,sau đổi thành “Đôi mắt”thể hiện chủ đề của truyện:vấn đề lập trường,quan điểm và cách nhìn đối với kháng chiến, đối với người nông dân.

👉3.Cốt truyện:

Kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn Hoàng và Độ ở khu vực tản cư cách Hà Nội hàng trăm cây số. Độ đến Hoàng để thuyết phục Hoàng tham gia tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Trong cuộc gặp gỡ Độ ngạc nhiên vì Hoàng vẫn sống nếp sống cũ, cách nhìn người, nhìn đời sai lệch nên đã bỏ ý định của mình.

Xem thêm bài phân tích 💚 Tiếng Hát Con Tàu 💚 Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm 

Giáo Án Đôi Mắt Lớp 12

Đừng bỏ qua nội dung giáo án Đôi mắt lớp 12 sau đây.

A. Giới thiệu chung:

A.1. Giúp HS hiểu:

Đôi mắt là vấn đề cách nhìn, quan điểm, vấn đề lập trường. Đó là cách nhìn người nông dân, nhìn cuộc kháng chiến được đặt ra trong sự đối lập giữa H và Đ-hai nhân vật nhà văn.
-Hiểu thêm về nghệ thuật viết truyện ngắn của NC.

2.Rèn luyện KN phân tích truyện, nhân vật.

3.Giáo dục: quan điểm, lập trường.

B. Phân tích nhân vật H và Đà – C.đề của truyện.

C. Phương pháp: diễn giảng + đàm thoại.

D. Thầy: soạn bài, hướng dẫn HS phân tích.
Trò: đọc, soạn theo câu hỏi GK.

E. Các bước tiến hành:

I.Ổn định lớp.

II.Bài cũ:

Đọc và phân tích một đoạn thơ mà em thích trong bài Bên kia sông Đuống?

III.Dàn bài mới:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
-HS đọc tiểu dẫn và rút ra ý chính, GV bổ sung.

-GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa nhan đề.

?Nêu cốt truyện của tác phẩm?

-GV giới thiệu cách phân tích theo nhân vật.

?Hình dáng của H được nhà văn miêu tả ntn?

? Em có nhận xét gì về cuộc sống

A.Giới thiệu chung:

I.HCST:

Viết trong những ngày giáp tết 1948,”viết cho đỡ nhớ”,viết một cách tự nhiên, không vướng víu vì chủ đề, nhân vật đã chín mùi.

II.Nhan đề:

Lúc đầu đặt là “Tiên sư anh Tào Tháo”,sau đổi thành “Đôi mắt”: thể hiện chủ đề của truyện:vấn đề lập trường,quan điểm và cách nhìn đối với kháng chiến, đối với người nông dân.

III.Cốt truyện:

Kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn H và Đ ở khu vực tản cư cách Hà Nội hàng trăm cây số. Độ đến Hoàng để thuyết phục H tham gia tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Trong cuộc gặp gỡàĐ ngạc nhiên vì H vẫn sống nếp sống cũ, cách nhìn người, nhìn đời sai lệch nên đã bỏ ý định của mình.

B.Phân tích:

1.Nhân vật Hoàng:

a.Hình dáng:

-To béo,khệnh khạng: H.ảnh gợi tả, sinh
bàn tay múp múp động và chọn lọc
hình ảnh bộ ria Hhiện ra như một con người thật có C.sống sung túc nhàn rỗi.

a.Cuộc sống:

Cuộc sống của H như thế nào?(đặt trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, khó khăn)
? Trong con mắt của H,người ND
ntn?

? Cái nhìn của H đối với cuộc KC?

? Vì sao H có cách nhìn đó?Tác hại của nó?

-GV hướng dẫn HS sơ kết.

?Có người cho rằng H hoàn toàn xấu.Ý kiến em thế nào?(H cũng có nét đáng quí:thẳng thắn với bạn)
?Nhân vật Độ khác với H ntn về cách nhìn và lối sống?

-Thực sự hòa mình với sinh hoạt nông dân.

-Sự khác nhau suy cho cùng đó là vấn đề về lập trường.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện ngắn của NC?

-GV hướng dẫn HS kết luận.
– Nuôi chó Tây Lối sống trưởng giả
ăn mía ướp hoa bưởi không phù hợp với
ngủ màn tuyn hoàn cảnh đất nước
đọc tiểu thuyết ích kỉ, vô trách nhiệm đối
với vận mệnh đất nước.
c. Cách nhìn: nhìn người,nhìn đời một phía:

a. Đối với nguời nông dân:(lực lượng chính của cuộc kháng chiến)

-Chỉ thấy mặt tiêu cực:”vừa ngố vừa nhặng xị”, vừa dốt nát, ích kỉ kém cỏivà phóng đại lên vá nhạo báng với thái độ châm chọc, dè bỉu (khi thì trợn mắt, thề độc)
-Không thấy được bản chất tốt đẹp của họ,
“cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong”
-Từ nhận thức sai lệchàhành động và cách giải quyết sai trái: “đóng chặt cổng”
àchỉ giao du với “đám cặn bả của giới thượng lưu trí thức”.

b.Đối với cuộc kháng chiến:nghi ngờ, không tin vào cuộc kháng chiến, chỉ tin vào chủ tịch Hồ Chí Minhàsùng bái, đề cao vai trò cá nhân.

*Vì sao H có cách có cách nhìn đó:
-Đứng ngoài cuộcànhìn ngoài cuộc.
-Thiếu quan điểm, lập trường, thiếu cái “tâm”.
*Tác hại cách nhìn của H:bi quan, “chỉ càng thêm chua chát và chán nản”

Sơ kết: bằng ngôn ngữ tế nhị, hóm hỉnh
– Nam Cao phê phán cách nhìn lệch lạc và lối sống ích kỉ của văn sĩ H
– nhìn hiện thực bằng đôi mắt chứ không bằng tấm lòng.
àMột công dân à vô trách nhiệm, thiếu
Một nhà văn nhân cách.

2.Nhân vật Độ: đối lập với Hoàng từ cách sống đến cách nhìn.

a.Đối với người nông dân:
-Nhìn thấy nhược điểm của người nông dân
với cái nhìn cảm thông, thiện cảm.
-Thấy được sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, tin tưởng họ “làm cách mạng cũng hăng hái lắm”.

b.Đối với cuộc KC:

-Tin và đi theo kháng chiến, tự nguyện trở thành “tuyên truyền viên nhãi nhép” với tất cả nhiệt tình, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ.
ÞQua hai nhân vật, hai cách nhìn, NC khẳng định và biểu dương cách nhìn, cách sống đúng đắn của VNS tiến bộ và phê phán cách nhìn lệch lạc, định kiến của một số VNS lạc hậu, lỗi thời.

3.Đặc sắc về NT của Đôi mắt:

a.NT trần thuật:dẫn dắt tình tiết tự nhiên, linh hoạt-truyện như có thật trong đời sống.

b.NT khắc họa diện mạo và tính cách nhân vật:
-Từ ngoại hình, tâm lí, cá tính, ngôn ngữ.
-Cụ thể, sinh động, chọn lọc.
-Nhân vật hiện ra như thật.

C.Kết luận:

-Đôi mắt là bức tranh chân thực về đời sống những ngày đầu kháng chiến, là một chân dung sinh động về con người đứng ngoài cuộc có mắt mà không nhìn thấy sự vận động đi lên của cuộc sống- V.Sĩ Hoàng.

-Đôi mắt được xem là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo kháng chiến và cách mạng.

+VH phải phục vụ K.chiến và đi sâu vào đời sống quần chúng để tìm cảm hứng.

+Phải có cách nhìn chính xác về bản chất tốt đẹp của người lao động. Đó là nhân vật chính của nền VH mới.

IV.Củng cố: Đôi mắt – cách nhìn, quan điểm.

  • tuyên ngôn nghệ thuật.

V.Dặn dò: đọc lại truyện, nắm bài giảng.

Bài mới: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

-Đọc hiểu văn bản, định hướng phân tích.

-Phân tích các bức tranh thu để thấy được tâm trạng của nhà thơ.

F.Rút kinh nghiệm

Tham khảo nội dung về tác phẩm ✨Đất Nước✨ Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

3 Mẫu Phân Tích Truyện Ngắn Đôi Mắt Của Nam Cao Hay Nhất

Cuối cùng là 3 mẫu phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao hay nhất.

Phân Tích Truyện Ngắn Đôi Mắt Của Nam Cao Đặc Sắc – Mẫu 1

Trong nhật kí Ở rừng, Nam Cao kể lại rằng ông đã dùng thời gian của mấy ngày nghỉ Tết “để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ”, truyện Tiên sư thằng Tào Tháo. Và sau đó ông đặt lại tên truyện cho giản dị và đứng đắn là Đôi mắt.

Có lẽ chính Nam Cao cũng không ngờ rằng cái truyện ngắn viết cho “đỡ nhớ” ấy lại là một trong những tác phẩm thành công của văn học cách mạng buổi đầu. Ông cũng không ngờ rằng truyện ngắn ấy lại trở thành một “tuyên ngôn nghệ thuật” của thế hệ ông, thế hệ những nhà văn tiền chiến đi theo cách mạng.

Sở dĩ có được những thành công đó vì ở tác phẩm này ông đã đặt ra được một vấn đề quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Đó là vấn đề “đôi mắt”, hay nói khác đi đó là vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ.

Khi đặt tên cho truyện ngắn là Đôi mắt, ngụ ý của Nam Cao là muốn đề cập đến tầm nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực. Nhà văn cho rằng có tầm nhìn đúng mới lý giải đúng đắn về hiện thực. Cùng một hiện thực mà tầm nhìn khác nhau sẽ có cách lý giải, quan niệm khác nhau.

Tư tưởng này của ông trong truyện ngắn không phải là những lý thuyết khô khan mà được bộc lộ qua những hình tượng sinh động. Với hai nhân vật Hoàng và Độ, ông đã lý giải, cắt nghĩa hai tầm nhìn khác nhau.

Trước hết là tầm nhìn của Hoàng. Có nhiều ý kiến đã xem Hoàng như một nhân vật hoàn toàn tiêu cực. Nhất là khi mà chính Nam Cao tô đậm một vài nét thái quá như đã cấp cho Hoàng cái lý lịch quá đen tối, có khi thù địch với phong trào giải phóng quốc gia.

Thật ra, Hoàng không phải là nhân vật hoàn toàn xấu. Tính cách của nhân vật này phức tạp hơn nhiều. Anh là nhà văn bỏ Thủ đô ra vùng tự do vì không muốn hợp tác với giặc Pháp. Anh không làm gì cho kháng chiến, nhưng cũng không hề chống đối kháng chiến. Nghĩa là anh vẫn chưa phải là một “kẻ phản động” như anh đã chua chát tự nhận.

Hơn thế nữa, anh vẫn là người đặt niềm tin vào chủ tịch Hồ Chí Minh, dù là niềm tin mang màu sắc anh hùng cá nhân khá rõ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy Hoàng không phải hoàn toàn là người bỏ đi.

Vậy thì lý do gì khiến anh đứng bên lề cuộc kháng chiến của dân tộc? Vấn đề có lẽ là do tầm nhìn của Hoàng bị hạn chế.

Quả đúng như vậy, Hoàng chỉ nhìn thấy một phía của bức tranh hiện thực. Dưới con mắt anh, người dân quê vừa ngu dốt, vừa lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, lại vừa ngố vừa nhặng xị.

Con mắt sắc sảo của Hoàng đã moi ra bao nhiêu tật xấu của người dân quê: “Viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên”. “Đàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần!”. “Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười lăm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy”.

Có thể nói về phương diện này, cái nhìn của Hoàng thật sắc sảo. Anh không dừng lại ở nhũng nhận xét chung chung mà bao giờ cũng nêu ra những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn để diễn tả cái tò mò, thóc mách của người dân quê Nam Cao đã để cho Hoàng nói với Độ: “Này, anh mới đến chơi mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng sẽ chạy khắp làng.

Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.

Những điều Hoàng nhìn thấy không phải không có. Anh không hề nói sai sự thật như chính anh đã nhiều lần thế thốt: “Tôi có bịa một tí nào tôi chết”. Không ai nghi ngờ những điều anh nó. Chính Độ cũng kể ra không ít những nhược điểm của người dân quê như Hoàng.

Vậy Hoàng không đúng ở chỗ nào?

Cái nhìn không đúng của Hoàng là anh đã quen nhìn đời và nhìn người từ một phía: “Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bể ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong”.

Hoàng chỉ nhìn thấy người dân quê nấp nom mà không thấy tinh thần cảnh giác để ý những người lạ mặt tới làng. Bất cứ hiện tượng nào, Hoàng cũng chỉ nhìn từ một phía. Từ phía đó anh chỉ nhìn thấy người dân quê “ngu độn, lô mãng, tham lam, bần tiện, ích kỉ và tàn nhẫn”, nghĩa là chỉ nhìn thấy thói hư, tật xấu, mà không nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong.

Với cách nhìn đó, Hoàng đã tỏ ra khinh bỉ, giễu cợt mỗi khi nhắc đến người dân quê. Nôi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Nhắc tới họ “mủi anh nhăn lại như ngửi phải mùi xác chết”. Từ đó anh đóng cổng suốt ngày, không dám đi đâu.

Anh thà tìm đến những ông tuần, ông đốc mà anh thừa biết là cặn bã của xã hội còn hơn là hợp tác với người dân quê (Anh nghĩ có buồn không? Trí thức thì thế đấy. Còn dân thì như anh đã biết). Đây cũng là lý do tại sao Hoàng lại say mê những trang Tam quốc đến thế.

Anh không tìm thấy lẽ sống ngày hiện tại, đành tiếc nuối những ngày xa xưa. Trong câu văn “tiên sư anh Tào Tháo” có sự khâm phục mà có sự tiếc nuối. Hoàng lạc lõng với cuộc kháng chiến, xa lạ với kháng chiến là điều dễ hiểu.

Với một người bạn như vậy, Độ không khỏi băn khoăn: Sao Hoàng cứ ở mãi cái làng này, với đám cặn bã của giới thượng lưu này mà không lao mình vào cuộc sống lớn của nhân dân. Nhưng rồi chính Độ cũng nhận ra: nếu vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản mà thôi.

Ngược lại với Hoàng, Độ có đôi mắt khác, tầm nhìn khác. Không phải Độ không nhìn thấy người dân quê. Họ là những người “răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh”. Đã có lúc Độ gần như thất vọng vì thấy họ “phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”. Thậm chí có khi anh đã nghi ngờ cả cái gọi là “sức mạnh quần chúng”.

Về phương diện này, cái nhìn của Độ rất gần với cái nhìn của Hoàng. Nam Cao miêu tả cái nhìn của Độ gần với Hoàng như để khẳng định rằng có một cái nhìn đúng là một quá trình; mặt khác cho thấy Hoàng không đến nỗi quá xa vời mà rất gần gũi.

Nhưng điều đáng nói là Độ không dừng lại ở cái nhìn này. Anh nhìn thấy đằng sau sự nhếch nhác kia là bao nhiêu điều tốt đẹp. Anh nhìn thấy người nông dân là răng đen, mắt toét nhưng khi ra trận thì xung phong can đảm lam.

Anh tưởng thời Quang Trung, Lê Lợi đã chết hẳn rồi, nhưng đến thời Tổng khởi nghĩa mới ngã ngửa người. Té ra nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng hăng hái lắm. Càng gần gũi họ, anh càng nhận ra người dân quê “có nhiều cái kì lạ lắm” và họ dù sao cũng là một cái bí mật đối với chúng ta.

Từ cách nhìn này, Độ có một thái độ khác. Hoàng khinh bỉ người dân quê bao nhiêu, xa lánh họ bao nhiêu thì Độ trân trọng họ, gần gũi họ bấy nhiêu. Anh từng theo họ đi đánh phủ, từng gặp họ ở mặt trận Nam Trung bộ. Anh mải mê đi sâu vào đời sống quần chúng nhân dân, gắn bó đời mình với họ. Anh sẵn sàng làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép để phục vụ sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc.

Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắt vào năm 1948. Đó là thời điểm cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, nhân dân ta đã phải đương đầu với thực dân Pháp. Lúc này hầu hết các nhà văn tiền chiến thuộc thế hệ Nam Cao đều dí theo cách mạng. Nhưng từ chân trời cũ, bước sang chân trời mới của cách mạng, họ không tránh khỏi những nhận thức lệch lạc về cách mạng, về quần chúng nhân dân.

Cho nên vấn đề nhận đường được đặt ra bức thiết đối với người nghệ sĩ. Truyện ngắn Đôi mắt đã phần nào giải quyết vấn đề này. Vì thế, nhiều người đã xem đây như một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ sĩ tiền chiến đi theo cách mạng.

Vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ không chỉ quan trọng đối với thời kì nhà văn viết truyện ngắn này mà vẫn còn nguyên giá trị mãi về sau. Có khi nào tầm nhìn lại không quan trọng đối với người nghệ sĩ. Để có một tầm nhìn đúng, không chỉ có một thế giới quan đúng, mà còn cần có một nhân sinh quan lành mạnh. Tầm nhìn chỉ thực sự đúng đắn khi đó là tầm nhìn của một trái tim biết hòa nhịp đập với quần chúng nhân dân, với Tổ quốc.

Phân Tích Truyện Ngắn Đôi Mắt Của Nam Cao Tiêu Biểu – Mẫu 2

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc.

Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công.

Các tác phẩm “kịp thời” của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước.

“Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn: Đôi mắt”.

Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở.

Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian.

Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật … Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy.

Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến.

Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng.

Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ.

Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên , làm nền để cho Hoàng xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình:

“Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”.

Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách…

Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hoàng và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hoàng: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa…

Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hoàng. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ. 

Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu.

Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hoàng, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).

Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hoàng: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi.

Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hoàng như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hoàng chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”.

Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ – người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hoàng kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hoàng, có thể cắt nghĩa khác đi về những hiện tượng mà Hoàng đã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần Hoài nghi rằng những hiện tượng như Hoàng đã thấy là không thể có.

Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hoàng những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hoàng:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh…”.

Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hoàng.

Hoàng nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hoàng lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung.

Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ.

Hoàng phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hoàng, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau:

“Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.

Cái đáo để của Hoàng, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái !

Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu…

Mà những chi tiết như thế, và hơn thế, đâu có hiếm trong Đôi mắt? Chính nó đã góp phần đáng kể trong việc làm nên cái duyên riêng của truyện ngắn này. Bởi Nam Cao đã để Hoàng nói rất nhiều. Hoàng nói, nói, rồi lại nói. Một phần lớn tác phẩm như bị tràn ngập bởi lời Hoàng.

Tìm đến một cách viết như thế này chỉ có thể hoặc là một người viết nghèo thủ pháp, hoặc ngược lại, một tay nghề điêu luyện. Là vì, với cách viết ấy, trừ phi là một bậc cực giỏi về xây dựng ngôn ngữ nhân vật thì không còn cách gì cứu được tác phẩm khỏi rơi vào tình trạng chán ngán, nhạt nhẽo về mặt văn chương. Nam cao thuộc vào số người tài giỏi ấy.

Một phần không nhỏ trong Đôi mắt chỉ là lời của một nhân vật, vậy mà thiên truyện vẫn có một sức thu hút thật quái lạ với mọi người. Mà như thế là bởi tài đặt chi tiết vào trong lời kể, như bên trên đã nói. Và bởi tài tạo ra một ngữ điệu nói chân thực, phong phú, biến ảo, khiến người đọc như nghe thấy từng chỗ đổi giọng, và như trông thấy từng sự thay đổi trên vẻ mặt của người nói.

Chúng ta có thể thấy rõ việc đó một lần nữa qua lời kể chuyện của Hoàng về anh thanh niên vác bó tre đọc thuộc lòng bài “ba giai đọan”, hay là lời thọai dưới đây, xuất hiện sau chi tiết trên một chút:

“Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố không chịu được. Tôi thấy nhiều ông tự vệ, hay cả vệ quốc quân nữa, táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn. Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. Như vậy thì hăng hái cũng vất đi.

Nhưng mà thôi! Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. thì cứ để cho họ đánh tây đi! Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia nữa, thế mới chết người ta chứ!

Nói ví dụ ngay như cái thằng chủ tịch ủy ban khu phố ở Hà Nội lúc chưa đánh nhau. Nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy thì đàn bà ai cũng phải là thị này thị nọ”…

Như vậy, trong cách diễn đạt của Nam Cao, Hoàng là một phản đề. Nhưng Nam Cao muốn đó phải là một phản đề đặc sắc . Nhà văn đã để cho Hoàng thỏa sức vẫy vùng, át giọng tất cả, lấn lướt tất cả; trong khi nhân vật chính diện – nhà văn Độ – chỉ đóng vai trò người đối thọai khiêm nhường, thỉnh thỏang mới rụt rè đưa ra vài lời phản bác.

Đấy lại là một chỗ cao tay khác nữa của nhà văn. Đâu dễ có người như Nam Cao: dám chọn cho mình một cách viết mà nếu thiếu đi một chút bản lĩng thôi cũng đủ làm tan tành sức thuyết phục nghệ thuật của chủ đề. Nhưng những lúc thật đúng là chính mình, Nam Cao vẫn là như thế: không chịu quan niệm một cái gì đơn giản, một chiều

Chỉ với nửa đầu thiên truyện, “Đôi mắt” của Hoàng đã hiện lên thật rõ. “Đôi mắt”, đầu tiên là cách nhìn đối với người dân. Hoàng mang đôi mắt của một sống giữa dân mà chỉ một mực miệt thị sự hèn kém của dân. Và vì thế, dù sống trong vùng kháng chiến, anh ta nhất quyết không làm gì cho kháng chiến. Bởi lẽ: ”Công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm soa được?”.

Nhưng nếu thế thì hình như truyện ngắn đã có thề khép lại mà không cần đến nửa sau. Còn phải kể về buổi chiều đi chơi không thành và buổi tối thưởng thức Tam quốc để làm gì, một khi luận đề coi như đã hòan tòan sáng tỏ? Tuy vậy không nên quên Đôi mắt là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, nghĩa là một công trình khám phá thế giới của con người.

Nó không dừng lại ở sự trình bày một nội dung tư tưởng. Nó còn cần và còn hăm hở muốn đi tiếp đến tận cùng một tính cách, thậm chí “ lộn trái” tính cách đó ra. Và dĩ nhiên nó làm việc đó không phải bằng lời văn nghị luận, mà thông qua chi tiết sống.

Đúng Vũ Bằng là nguyên mẫu của nhân vật Hoàng, đúng trăm phần trăm. Khi viết truyện ngắn này, Nam Cao cũng từng kể với tôi trong một lần đi công tác, Nam Cao có tạt xuống ghé thăm vợ chồng Vũ Bằng tản cư ở gần đó. Nam Cao ở chỗ Vũ Bằng thuê trọ cả tuần, phát hiện vợ chồng bạn mình thường đọc Tam Quốc trước khi ngủ. Thế là Nam Cao viết.

Vũ Bằng hay Hoàng của Nam Cao là điển hình cho thân phận và tâm tư, suy nghĩ chông chênh của một bộ phận tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Vũ Bằng có gặp lại tôi bảo rằng rất thích nhân vật Hoàng. Biết là Nam Cao viết có ý giễu mình, nhưng vẫn thích.”

Hoặc một lời nhận xét của Tô Hoài: “Trong cái tâm trạng trụy lạc của người bạn bấy giờ, có một phần tâm trạng Nam Cao lúc trước. Nam Cao phỉ báng nó, ruồng rẫy nó, khước từ nó, cũng là phỉ báng, ruồng rẫy khước từ những cái gì lẫn lộn của mình xưa kia…”

Thế nghĩa là, trong Hoàng có Vũ Bằng, nhưng theo Tô Hoài, trong Hoàng ít nhiều còn có cả Nam Cao. Cuộc trò chuyện giữa Độ và Hoàng là sự đối thọai giữa hai con người khác hẳn nhau, nhưng trên một ý nghĩa nhất định, cũng là sự đối thọai giữa hai phân thân của một con người duy nhất là Nam Cao.

Một nhận xét như thế này rất dễ bị Hoài nghi vì Hoàng rõ ràng tương phản hẳn với Nam Cao từ ngọai hình tới hòan cảnh sống và con mắt nhìn đời. Nhưng tôi vẫn cho là Tô Hoài có lí. Không phải chỉ vì Nam Cao đã trao cho Hoàng còn nhiều hơn cho Độ tài quan sát, nhận xét và nhất là cái kiểu biện bác rất độc đáo của mình.

Còn có một lẽ khác, chủ yếu hơn là từ thơi còn viết Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới v.v…, ta vẫn luôn luôn nhận ra một Nam Cao mà trái tim giàu ưu tư cứ phải chia sẻ thường xuyên cho hai tình cảm khá đối nghịch nhau: xa cách, cợt nhạo, mỉa mai và thông cảm, yêu thương, quí mến.

Tóm lại, Hoàng là một văn sĩ lạc hậu, kém nhân cách, lệch lạc trong nhìn người và nhìn đời, vô trách nhiệm đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Với Hoàng “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

Nam Cao hướng sự khẳng định của mình vào một con người không có gì nổi bật là anh văn sĩ Độ hiền hậu, rụt rè. Hóa ra lại chíng Độ, cái người không biết tự tán thưởng mình, cái người không hề một lần tỏ ra thông minh sắc sảo, mới là người biết nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống. Độ thấy những bản chất mà Hoàng – vốn hòan tòan tự thỏa mãn trong đáy giếng của mình – đã không thể nhận ra.

Không chối cãi rằng có anh thanh niên đọc bài “ba giai đọan” như con vẹt bếit nói, nhưng Độ còn thấy bó tre anh ta vui vẻ vác đi để chống quân thù. Độ biết những anh bộ đội mắt tóet, răng đen, không gọi cho đúng nổi từ “lựu đạn”, không biết hát cho ra hồn bài Tíên quân ca. Nhưng Độ cũng biết họ chống giặc can đảm, hăng hái lắm.

Và khi Hoàng ru rú trong một cuộc sống không ra sống, không có cái gì có thể gọi là sức sống, thì Độ đã tìm ra lí tưởng cho đời văn, và đời người: hãy đến với nhân dân, hãy “mê mải đi sâu vào quần chúng để học và dạy họ”; và trên hết hãy làm tròn bổn phận của một người dân kháng chiến trước khi nghĩ đến chuyện làm văn…

Độ nghĩ thế, và dĩ nhiên Nam Cao cũng nghĩ thế, vì Độ chính là cái phần ít phức tạp nhất và được coi là đúng đắn nhất của Nam Cao. Độ là một nhà văn, một trí thức tiến bộ, giàu nhân cách, tích cực tham gia kháng chiến. Khẳng định một tam thế: “Sống đã rồi hãy viết” và Độ đã hăng hái tham gia và phục vụ kháng chiến.

Vấn đề “đôi mắt” là thái độ, là cách nhìn người, nhìn đời, là cách ứng xử với thời cuộc, với cuộc kháng chiến của dân tộc. Cũng là nhà văn nhưng Hoàng và Độ sống rất khác nhau “đôi mắt” của họ không giống nhau ở cách nhìn đời, nhìn người và cách sống…

Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách xây dựng nhân vật tương phản đối lập, bằng những chi tiết cụ thể, cá thể hóa, Nam Cao đã ghi nhận một thành công đầu tiên của văn xuôi kháng chiến, làm cho truyện “Đôi mắt” trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn sau Cách mạng buổi nhận đường”

Phân Tích Truyện Ngắn Đôi Mắt Của Nam Cao Nổi Bật – Mẫu 3

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám ông nổi bật với tác phẩm Chí Phèo, với những tác phẩm nói lên nỗi đau khổ của người nông dân, sau cách mạng tháng Tám ông đã chuyển đổi sang một phong cách sáng tác toàn diện và có ý nghĩa hơn, tiêu biểu cho phong cách sáng tác đó là tác phẩm Đôi mắt.

Đôi mắt được viết năm 1946, đây là tác phẩm có thể nói là rất thành công của Nam Cao khi nó nói lên sự nhận thức mới mẻ của những con người tri thức, trước ông chỉ quan tâm đến cuộc sống và viết lên những tác phẩm thấu khổ để vạch trần tội ác của kẻ thù, nhưng sau khi nhờ có cuộc cách mạng tháng Tám nổ ra, ông đã có cách nhìn mới trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Tác phẩm nổi bật với nhân cách và lối sống của hai con người hoàn toàn khác nhau, có thể nói xây dựng hai nhân vật đối lập này cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn nhằm tác động và tố cáo tội ác của kẻ thù, Hoàng là một nhà văn nhưng lại có cái nhìn và lối viết hoàn toàn khác so với Độ.

Cùng là nhà văn nhưng có thể nói, Độ là nhà văn luôn biết nhìn cuộc sống một cách toàn diện, và Độ hiểu được những điều thấu khổ của nhân dân, những điều đó đã làm bật lộ hai con người với hai chế độ khác nhau.

Cách nhìn khác nhau ấy suy cho cùng là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sống cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể có cách nhìn giống như Độ – một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng làm anh tuyên truyền nhãi nhép phục vụ kháng chiến.

Ở văn sĩ Hoàng, cái nhìn chính là vấn đề lập trường. Lập trường quyết định cá nhìn, đây là cách nhìn của một nhà văn còn đứng ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nghề viết là nghề có ý nghĩa quan trọng, bởi nó có tác động to lớn đối với rất nhiều người, nhưng cách viết của hai người trên hai cương vị khác nhau, hoàn cảnh sống khó khăn, nhưng Hoàng lại quen với kiểu sống của những lớp thượng lưu.

Chính những điều đó đã làm cho cách nhìn cuộc sống của ông cũng khác hơn, ông không hiểu được những điều khốn khổ mà những người nông dân nghèo khổ phải gánh chịu, với hai quan điểm đối lập mạnh mẽ chúng ta có thể thấy rằng trong hai con người đã có sự đối lập mạnh mẽ trong biết bao nhiêu cảm xúc và ngập tràn cái nhìn về những con người có số phận khác nhau, mang trong mình nhiều cảm xúc, ông thật sự hiểu được những nỗi thấu khổ của nhân dân đó chính là Độ.

Đúng là trong quá trình bước lên sự đổi mới cách tân mới mẻ, trong sáng tác, những tác động mạnh mẽ và da diết đã tác động sâu sắc trong cuộc đời và có ý nghĩa to lớn trong nhân cách và ý nghĩa trong cách nhìn cuộc sống của mỗi người.

Độ là một nha văn hiền lành, luôn viết văn trên những nỗi đau khổ và nghèo nàn của người khác để qua đó tố cáo tội ác của kẻ thù, đối với tầng lớp nhân dân, hiểu và cảm thông được những nỗi đau mà nhân dân phải chịu đựng, đây là một nhà văn rất chân chính, những cảm xúc đó đang dần lan tỏa và nó tạo dựng nên những điều có ý nghĩa và mang lại nhiều cảm xúc cho con người nhiều nhất.

Trong những cung bậc tình cảm của con người, những điều đó có một tác dụng to lớn và nó làm sống lên cách sống, và thức tỉnh những thế hệ trí thức của dân tộc Việt Nam, cần phải xác định đúng phương hướng và cách viết cho phù hợp, những điều đó ảnh hưởng và mang lại cho cuộc đời nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa đối với mỗi con người.

Mỗi chúng ta đều phải thấu khổ và cảm thông trước số phận của những tầng lớp nhân dân, đây là những tầng lớp phải chịu nhiều đau đớn và tổn thương nhiều nhất, có thể thấy Hoàng là một người chỉ biết đến một cuộc sống sung túc, mà dường như không bao giờ biết đến nhân dân đang phải chịu những cảnh vật bất hạnh và thực sự rất đau khổ.

Bao nhiêu cảm xúc của con người đã được thể hiện mạnh mẽ và lan tỏa trong cuộc sống của mỗi con người, chúng ta có thể thấy được điều đó qua những cái nhìn mới mẻ và có giá trị nhất, nó làm thay đổi được những nhựa sống, và làm mới mẻ lên những sáng tác của con người, làm nên ý nghĩa to lớn cho chính cuộc sống này.

Cách nhìn cuộc sống có nhiều điều khác nhau điều đó cũng phản ánh mạnh mẽ được cách nhìn cuộc sống một cách mới mẻ và có nhiều giá trị nhất đối với mỗi con người, chúng ta luôn luôn phải biết được những điều mà xã hội này thực sự đang cần, và cần phải cố gắng để làm nên những điều có ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình, biết sống và làm nên những điều có giá trị đó mới là cách nhìn đời một cách sâu sắc nhất.

Chính vì vậy, trong tác phẩm.Đó mới chính là nhân vật có cái nhìn đúng đắn về đời, có nhiều điều kiện và ảnh hưởng mạnh mẽ trong những sáng tác của chính tác giả, biết sống và làm nên những điều có ý nghĩa cho chính cuộc sống này.

Luôn luôn biết sống, viết và làm nên những điều có ý nghĩa đó là những đóng góp mới mẻ cho cuộc đời, luôn luôn biết tôn trọng và làm cho cuộc đời thêm giàu ý nghĩa đó là cách nhìn mới mẻ của nhà văn về cách cầm bút, nhà văn là chiến sĩ của mọi thời đại.

Nhưng cũng phải là người đứng trên cương vị để có thể hiểu được những nỗi khổ mà người dân phải gánh chịu, tất cả những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ làm nên sức sống mãnh liệt cho chính sáng tác của người, luôn luôn biết sống và làm nên những điều có ý nghĩa.

Qua câu chuyện chúng ta cần phải phê phán nhân vật Hoàng, một người có lối suy nghĩ sai lệch và ảnh hưởng không tốt đến nhân dân, không hiểu và đồng cảm cho số phận con người, đó là những điều cực kì không tốt và hoàn toàn đối lập với Độ.

Đôi mắt xứng đáng là tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp văn nghệ sĩ hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn, về cách nhìn đúng đắn hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, cũng là tuyên ngôn về khuynh hướng học mới; cái đẹp là thuộc về nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại- nhân vật chính của nền văn học hiện đại mới.

Viết một bình luận