Đồng Dao Là Gì ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa + 97 Bài Đồng Dao ✅ Mời Bạn Đọc Tham Khảo Chi Tiết Về Nguồn Gốc, Các Đặc Trưng Của Đồng Dao.
NỘI DUNG CHÍNH
Đồng Dao Là Gì
Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết khái niệm đồng dao là gì cũng như các đặc điểm, ý nghĩa và nguồn gốc của đồng giao cùng tuyển tập các bài đồng dao hay cho trẻ mầm non dễ nhớ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đồng dao là thể loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em… Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
Ví dụ về một bài đồng dao:
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh.
Bên cạnh thông tin đồng dao là gì, Gửi tới bạn tuyển tập 🌿Các Bài Đồng Dao Cho Trẻ Mầm Non🌿 ý nghĩa nhất
Ca Dao Và Đồng Dao Khác Nhau Như Thế Nào
Ca Dao Và Đồng Dao Khác Nhau Như Thế Nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
- Ca dao là thuật ngữ Hán Việt. Theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian; được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người và kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
- Đồng dao thực chất là những bài thơ ca dân gian của trẻ em Việt Nam truyền miệng nhau trong xã hội xưa. Đồng dao bao gồm rất nhiều loại điển hình như là: các câu hát, bài hát trẻ em, lời hát ru em hay lời hát trong các trò chơi… Và loại thường gặp nhất trong cuộc sống đó chính là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi của trẻ.
- Đồng dao là một thể loại trong phân loại ca dao.
Một ví dụ về ca dao:
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.
Ví dụ về đồng dao:
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi, con voi…
Ngoài tìm hiểu đồng dao là gì, cùng thưởng thức bài ✨Đồng Dao Gánh Gánh Gồng Gồng✨nội dung
Nguồn Gốc Của Đồng Dao
Về nguồn gốc, đồng dao cũng bắt nguồn từ những bài ca dao, tục ngữ và làn điệu dân ca cổ truyền của dân tộc như hát ru, lý, hò, vè, cò lả, trống quân, xoan, xẩm… và là những bài hát trẻ quê truyền miệng không rõ tác giả. Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng đều phải có người sáng tác. Hiện nay có ba quan niệm về cội gốc của đồng dao như sau:
- Thứ nhất, đồng dao là những bài thơ thần được trời gửi xuống hoặc do các ẩn sĩ hạ sơn dạy cho trẻ quê hát nhằm nói chuyện đời hay truyền bá một tư tưởng, một lời sấm hoặc tiên đoán về một nhân vật, triều đại. Những bài hát này thường dài, ca từ cổ quái, ý nghĩa bí ẩn.
- Thứ hai, đồng dao là ghi chép của ông bà, cha mẹ khi coi các con đùa nghịch viết lại những hành động và quang cảnh trò chơi một cách giàu hình tượng. Chúng thường được dùng để dạy trẻ tập nói, tập nhớ, luyện giọng cũng như dạy các mối quan hệ và cách xưng hô, ứng xử trong gia đình. Nội dung ngắn gọn, thường chỉ chứa 3, 5, 8 câu, mỗi câu gồm vài từ, ý nghĩa rõ ràng, mạch lạc.
- Thứ ba, đồng dao là kết quả của chính trẻ nhỏ trong quá trình nô giỡn để trò chơi thêm vui hoặc muốn khoe bạn kiến thức đã nghĩ ra các câu hát bông đùa phụ họa, đứa này truyền tai đứa kia. Câu hát thường ngắn, nhiều từ lặp lại, ý nghĩa đơn giản thiên về miêu tả, kể tên, có gì nói đấy. Tựu chung, nhờ ca từ giản dị phù hợp với khả năng tư duy và trí nhớ của trẻ, nhiều khi không cần phải chính xác câu chữ, tùy địa phương và điều kiện các em nhỏ có thể cải biên, sáng chế thêm nên đồng dao có sức sống mãnh liệt được truyền đời và lan tỏa khắp mọi miền.
Bên cạnh tìm hiểu đồng dao là gì, Đừng bỏ qua tuyển tập 😃 Các Bài Đồng Dao Kinh Dị 😃 Dung Dăng Dung Dẻ Kinh Dị
Nội Dung Của Đồng Dao
Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em… Nội Dung Của Đồng Dao thường gặp nhất gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
Ý Nghĩa Các Bài Đồng Dao
Về Ý Nghĩa Các Bài Đồng Dao, đồng dao có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. Nó giúp các em nhận biết thế giới xung quanh, kết hợp chơi và học một cách hiệu quả, giáo dục nhân cách cho các em. Trò chơi đồng dao còn giúp các em rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, đồng thời thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi nhỏ.
Các bài đồng dao tuy chỉ được lưu truyền qua các thế hệ bằng phương thức truyền miệng nhưng nó đã mang lại cho trẻ em đời sống tinh thần phong phú với những cảm xúc vui tương, trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ. Không những thế các bài đồng dao còn được xem như một môi trường giáo dục mang tính học tập cộng đồng.
Ngoài tìm hiểu đồng dao là gì, đừng bỏ qua 💐Đồng Dao Về Con Vật💐 đầy đủ nhất
Các Đặc Trưng Của Đồng Dao
Mời bạn đọc cùng tiếp tục tìm hiểu Các Đặc Trưng Của Đồng Dao nhé!
- Các bài Đồng dao thường có tính chất nhẹ nhàng, tình cảm, dễ in vào tâm trí trẻ thông qua hình ảnh sống động, sự vật, hình thể bằng con đường tình cảm, hát Đồng dao là sự nối tiếp chức năng của tiếng hát mẹ ru.
- Đồng dao sử dụng ca từ đơn giản ngắn gọn chỉ hai từ, ba từ, bốn hoặc năm chữ tưởng chừng không có ý nghĩa kết hợp với vần điệu tiết tấu nhịp nhàng dễ nhớ khiến học sinh yêu thích.
- Về nội dung và nghệ thuật diễn xướng ta thấy có nhiều hoạt động như: hoạt động hát, hoạt động vui chơi, hoạt động trò chơi. Nhưng tôi chỉ tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm về thể loại Đồng dao qua nội dung Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi.
Đặc điểm Ngôn ngữ
Thể thơ phổ biến thường sử dụng trong Đồng dao là thể thơ bốn chữ, bốn chữ biến thể và thể thơ lục bát, thơ hai chữ, ba chữ, thể thơ hỗn hợp. Thành phần cấu tạo 1 bài Đồng dao bao gồm âm điệu và thanh điệu, lối bắt vần chân, vần lưng tạo cho lời ca bài Đồng dao gần với chất ca xướng. Cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không – thanh huyền), vần trắc (gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng tạo sự luân phiên thanh bằng, trắc làm nên tính trầm bổng cho giai điệu có chứa cả phần nhạc và phần thơ.
Ví dụ: bài Thả đỉa ba ba xây dựng ở thể thơ bốn chữ, sử dụng lối bắt vần chân luân phiên thanh bằng trắc tương đối nhịp nhàng:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông…
Đặc điểm âm nhạc
Về mặt tiết tấu, Đồng dao là những bài hát có cấu trúc nhịp theo chu kỳ lặp đi lặp lại và nói theo tiết tấu. Đặc điểm này phù hợp với khả năng âm nhạc học sinh tiểu học, có 2 loại tiết tấu theo chu kỳ là:
Loại thứ nhất: Cấu trúc theo chu kỳ đơn
Là những bài Đồng dao có loại nhịp điệu thuần nhất thuộc nhóm cấu trúc tiết tấu chu kỳ đơn như: Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ… được trẻ ngắt nhịp theo hơi thở từng câu với phần nhịp điệu quan trọng, sơ đồ nhịp điệu gồm 3, 4 âm tiết 1 câu:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua…
Nhìn chung, đa số bài Đồng dao ít mang tính giai điệu, sự cảm âm chính xác lứa tuổi này bước đầu bộc lộ. Vì vậy, bài Đồng dao dưới dạng vần vè, diễn xướng, nhịp điệu rõ ràng là phù hợp nhất với sự phát triển tâm sinh lý học sinh tiểu học.
Loại thứ hai: Cấu trúc theo chu kỳ phức
Là những bài Đồng dao viết ở nhiều dạng (thường là hai) nhịp điệu kết hợp theo lối xen kẽ hoặc luân phiên.
Bài Đồng dao sử dụng cấu trúc thang 4 âm, các âm son – si – đô – rê là âm ổn định thay nhau xuất hiện, kết hợp giai điệu ở âm khu cao, sử dụng 2 loại nhịp điệu là loại 6 âm tiết nhịp và 8 âm tiết nhịp , xen kẽ tiết tấu lượn sóng uyển chuyển, các bước nhảy quãng hẹp tạo ổn định về giai điệu đậm chất Tây Bắc.
Về mặt nhịp điệu, Đồng dao gắn liền với trò chơi và chủ yếu là đồng bộ mối quan hệ trường độ nốt đơn, đơn chấm dôi hoặc nốt đen, tiết tấu ở thể thơ có ca từ chẵn, trọng âm rơi vào từ chẵn và thể thơ 3 chữ, 5 chữ, 7 chữ trọng âm rơi vào từ lẻ. Nhịp điệu đã ghi nhận Đồng dao là thể loại âm nhạc dân gian cho trẻ với phần lời thơ được chuyển tải dưới dạng mô hình tiết tấu đồng bộ như:
Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông
Cấu trúc nhịp điệu theo kiểu chu kỳ là nét đặc trưng trong Đồng dao. Trong đó, mỗi bài lại tồn tại dưới dạng trò chơi riêng và có lối chơi nhất định, mang tính tổ chức chặt chẽ. Nếu bài Đồng dao viết ở chủ đề lao động thì phần nội dung gắn liền với hình thức công việc.
Nhịp điệu có nhiệm vụ tổ chức liên kết hành động nhiều người thành thể thống nhất như trong bài: Xỉa cá mè, Bắc kim thang sử dụng phần cao trào bằng cách mở rộng nhịp điệu câu cuối đã phá vỡ đi tính chu kỳ thông thường.
Ngoài khám phá đồng dao là gì, có thể bạn quan tâm 💚 Vè Là Gì 💚 Những Bài Vè Dân Gian Ngắn Nổi Tiếng Nhất
Ví Dụ Về Đồng Dao
Lời ca của Đồng dao có vị trí quan trọng trong việc thực hiện trò chơi âm nhạc bởi giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm, nội dung lời ca có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh, sự vật hiện tượng, nội dung trò chơi. Đặc biệt phần lời ca hỗ trợ cho động tác vận động của trò chơi linh hoạt phong phú và hấp dẫn. Sau đây là một Ví Dụ Về Đồng Dao để bạn đọc dễ hình dung:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật…
Phần lời ca rất thực tế với hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ ngay từ lúc còn rất nhỏ như: cái cống, con ong, củ khoai chấm mật… kết hợp với lời thơ chân thành, giản dị là việc chơi trò chơi Nu na nu nống.
100 Bài Đồng Dao Hay Nhất
Sau khi tìm hiểu đồng dao là gì, nếu bạn đọc đang cần tìm 100 Bài Đồng Dao Hay Nhất thì cũng tham khảo hết những bài đồng dao sau đây nhé!
Nu na nu nống
Nu na nu nống
Thằng cộng, các cạc
Chân vàng, chân bạc
Đá xỉa, đá xoi
Đá đầu con voi
Đá lên, đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá râu ông già
Đá ra đường cái
Gặp gái đi đường
Có phường trống quân
Có chân thì rụt.
Ta cầm con dao
Làm sao cho sắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Trèo lên rừng xanh
Chạy qua sườn núi
Một mình thui thủi
Chặt cây chặt củi
Tìm chốn ta ngồi
Ngồi mát thảnh thơi
Kia một đàn chim
Ở đâu bay đến
Ở đâu bay lại
Con đang cắn trái
Con đang tha mồi
Qua lối nọ nó ăn
Cái con hươu kia
Mày đang ăn lộc
Lộc vả lộc xung
Mày không thấy tớ
Tớ không đuổi mày
Mày qua lối nọ làm chi?
Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chốt hạt tiêu
Đổ niêu cứt gà
Đổ phải nhà nào
Nhà nấy phải chịu.
Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế thượng hạ
Ba chạ đi tìm
Ú tim bắt ập.
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Ba bà đi bán lợn con
Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng đắt lon ton chạy về
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng đắt chạy về lon ton
Cho tôi đi cày
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy ông nắng lên
Cho trẻ con chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bên cạnh tìm hiểu đồng dao là gì, Cùng tìm hiểu thêm ✨Thơ Dân Gian Cho Bé✨Các Bài Thơ Cho Trẻ Mầm Non Hay
Đồng Dao Về Các Trò Chơi Dân Gian
Tiếp tục chia sẻ cho bạn đọc những bài Đồng Dao Về Các Trò Chơi Dân Gian thú vị:
Gánh gánh gồng gồng
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp…
Hì hà hì hụi
Hì hà hì hụi
Phát bụi phát bờ
Cho lau phất cờ
Cho trâu ra trận
Ba thằng ba đấm
Chết sạch quân thù
Cho cô đi chợ
Cho tớ đi trâu
Cho lau phất cờ.
Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ,
Ông thợ nào khoẻ,
Về ăn cơm vua.
Ông thợ nào thua,
Về bú tí mẹ.
Kéo cưa lừa xẻ,
Làm ít ăn nhiều,
Nằm đâu ngủ đấy.
Nó lấy mất cưa,
Lấy gì mà kéo.
Kéo dây
Rút mây chặt cỏ,
Bỏ mây chặn lời.
Nghe tiếng cọp đòi,
Rút mây mà chạy!
Hê… Hê… Hê…
Lộn cầu vồng, nước sông đang chảy
Lộn cầu vồng,
Nước sông đang chảy.
Thằng bé lên bảy,
Con bé lên ba.
Đôi ta cùng lộn.
Lộn cầu vồng, nước trong nước chảy
Lộn cầu vồng,
Nước trong nước chảy.
Có cô mười bảy,
Có chị mười ba.
Hai chị em ta,
Cùng lộn cầu vồng.
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay nào không
Tay nào có?
Tập tầm vó
Tay nào có?
Tay nào không?
Tập tầm vông
Tập tầm vông,
Con công hay múa,
Nó múa làm sao?
Nó rụt cổ vào,
Nó xoè cánh ra.
Nó đậu cành đa,
Nó kêu ríu rít.
Nó đậu cành mít,
Nó kêu vịt chè.
Nó đậu cành tre,
Nó kêu bè muống.
Nó đỗ dưới ruộng,
Nó kêu tầm vông.
Con công hay múa…
Rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng
Ngoài tìm hiểu đồng dao là gì, mời bạn xem thêm 😃Thơ Dân Gian Việt Nam 😃 thú vị
Đồng Dao Về Con Vật Đặc Sắc
Tiếp theo đây là những bài Đồng Dao Về Con Vật Đặc Sắc không thể bỏ qua:
Con cò mắc giò
Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Con cu đánh trống bằng tay
Con mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò.
Bao giờ cho đến tháng ba
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà, be rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông
Thóc giống đuổi chuột trong bồ
Đòng đong cân cấn đuổi cò ngoài ao.
Con cò mà đi ăn đêm
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nào
Tôi có bề nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Con gà cục tác lá chanh
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Con kiến mày kiện củ khoai
Con kiến mày kiện củ khoai
Mày chê tao khó lấy ai cho giàu
Nhà tao chín đụn mười trâu
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân
Cầu này cầu ái cầu ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này
Có rửa thì rửa tay chân
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh
Nhà anh có một cây chanh
Nó chửa ra ngành nó đã ra hoa
Nhà anh có một mụ già
Thổi cơm chẳng chín quét nhà chẳng nên
Ăn cỗ lại đòi ngồi trên
Mâm son bát sứ đưa lên hầu bà
Con cò chết tối hôm qua
Con cò chết tối hôm qua
Có một hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Cái cò cái vạc cái nông
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
Không, không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi!
Chẳng tin ông đến mà coi
Mẹ con cái diệc còn ngồi ở kia.
Kì đà
Kì đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kì nhông
Kì nhông là ông kì đà
Kì đà là cha cắc ké.
Các loài chim
Sáo đen là em sáo đá
Sáo đá là má bồ nông
Bồ nông là ông ác là
Ác là là bà tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim xanh
Chim xanh là là anh cò bợ
Cò bợ là vợ thằng Ngô
Thằng Ngô là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Đánh trống thổi kèn đua ma sáo sậu.
Các loài kiến
Kiến mẹ kiến con
Kiến ở trên non
Là con kiến nhót
Hay đi lót nhót
Là con kiến hôi
Chân vướng nhọ nồi
Là con kiến nhện
Vừa đi vừa liệng
Là con kiến bay…
Ngoài khám phá đồng dao là gì, Chia sẻ đến bạn đọc 💚 Các Bài Vè Cho Trẻ 💚 đáng yêu nhất
Đồng Dao Về Cây Cối Chọn Lọc
Tổng hợp cho bạn đọc thêm chùm Đồng Dao Về Cây Cối Chọn Lọc:
Trồng đậu trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đồng dao về củ
Ngồi chơi trên đất
Là củ su hào
Tập bơi dưới ao
Đen xì củ ấu
Không cần phaỉ nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi giềng sả
Củ lạc đến hạ
Có hạt uống bia
Nước mũi ông hề
Là củ cà rốt…
Đồng dao về các loại củ quả
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Cam quýt mít hồng
Cây cam, cây quýt
Cây mít, cây hồng
Ta trồng ta ăn
Ta cùng lo liệu
Ai trồng thiếu
Xin trồng thêm.
Lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành.
Bên cạnh tìm hiểu đồng dao là gì, Chia sẻ đến bạn chùm 🌺 Bài Thơ Ngắn Cho Trẻ Em 🌺 ấn tượng