Bài Thơ Đôi Mắt Của Em ❤️️ Nội dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Giúp Bé Phát Triển Tư Duy Ngôn Ngữ Và Hiểu Tầm Quan Trọng Của Đôi Mắt
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Đôi Mắt Của Em
Bài thơ giúp trẻ biết nhờ đôi mắt bé có thể nhìn được thế giới xung quanh và qua đó bé biết bảo vệ được các bộ phận trên cơ thể mình
Bài Thơ Đôi Mắt Của Em
Tác Giả: Lê Thị Mỹ Phương
Đôi mắt xinh xinh
Đôi mắt tròn tròn
Giúp em nhìn thấy
Mọi vật xung quanh.
Em yêu em quý
Đôi mắt xinh xinh
Giữ cho đôi mắt.
Ngày càng sáng hơn
Gửi đến bạn 💖Bài Thơ Bé Đi Học💖 để biết thêm nhiều bài thơ hay nhé
Tranh Thơ Đôi Mắt Của Em
Thông qua bức tranh giúp bé hình dung được hình dạng đôi mắt cũng như nội dung nghĩa của bài thơ
Cùng thohay.vn Sưu Tầm 💃Bài Thơ Bé Vẽ 💃 Để Làm Phong Phú Kho Tàng Thơ Cho Bé
Hình Ảnh Bài Thơ Đôi Mắt Của EM
Cùng con tìm hiểu đôi mắt của em thông qua loạt hình ảnh mà Thohay.vn sưu tầm nhé
Đừng Bỏ lỡ 🚂Bài Thơ Con Tàu Nhà Trẻ 🚂 Để Bé Hiểu Thêm Về Thế Giới Bên Ngoài Nhé
Giáo Án Bài Thơ Đôi Mắt Của Em Mầm Non
Cùng thohay.vn tham khảo nội dung giáo án bài thơ đôi mắt của em nhé
GIÁO ÁN SỐ 1
I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ“Đôi mắt của em”, tác giả Lê Thị Mỹ Phương.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đôi mắt quan trọng đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ và bước đầu biết đọc diễn cảm
- Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Rèn sự ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết bảo vệ đôi mắt, biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
- Máy tính, máy chiếu, que chỉ
III. Tiến hành:
1.Gây hứng thú:
- Cô cho hát và vận động theo bài “Xòe bàn tay, nắm ngón tay”
- Trong bài hát đã nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể chúng mình?
- Ngoài tay ra trên cơ thể còn những bộ phận nào nữa?
- Miệng dùng để làm gì?
- Tai dùng để làm gì?
- Chân để làm gì?
- Còn mũi thì sao?
- Các con ạ, trên cơ thể chúng mình có rất nhiều những bộ phận khác nữa như tai, mắt, mũi, miệng, chân… Mỗi bộ phận lại có những chức năng riêng, vì vậy chúng mình phải thường xuyên tắm rửa giữ gìn và bảo vệ những bộ phận ấy để cơ thể chúng mình luôn khỏe mạnh, chúng mình nhớ chưa nào.
- Cô đố các con biết để nhìn thấy mọi vật xung quanh là nhờ gì? (Đôi mắt)
- Có 1 bài thơ rất hay nói về đôi mắt của chúng mình đấy, đó là bài thơ “Đôi mắt của em” của tác giả Lê Thị Mỹ Phương. Để biết bài thơ này như thế nào chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này thì rõ nhé.
2.Nội dung chính:
* Cô đọc thơ
- Cô đọc 2 lần:
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Đôi mắt của em” của tác giả Lê Thị Mỹ Phương đấy, để bài thơ được hay hơn các con cùng chú ý lắng nghe cô đọc thơ kết hợp với hình ảnh nhé.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp với tranh minh họa bài thơ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ nói về gì các con?
- Đôi mắt của bạn nhỏ trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
- Đôi mắt giúp các con làm gì?
- Cô tóm lại: Đúng rồi đấy các con ạ, đôi mắt xinh xinh, tròn tròn, đôi mắt nằm trên khuôn mặt, còn gọi là thị giác và đôi mắt giúp các con nhìn thấy mọi vật xung quanh đấy.
Đôi mắt xinh xinh
Đôi mắt tròn tròn
Giúp em nhìn thấy
Mọi vật xung quanh
- Bạn nhỏ trong bài thơ có yêu quý đôi mắt của mình không?
- Vậy các con thì sao? Có yêu quý đôi mắt của mình không?
- Yêu quý đôi mắt chúng mình cần phải làm gì?
“Em yêu em quý
Đôi mắt xinh xinh
Giữ cho đôi mắt
Ngày càng sáng hơn”
- Cô giáo dục trẻ: Các con phải luôn giữ vệ sinh đôi mắt để có đôi mắt sáng, đẹp, không được nghịch bẩn, tay bẩn không được dụi vào mắt sẽ gây đau mắt các con nhớ chưa nào.
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát: “Đôi mắt xinh”
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Cô cho 3 tổ thi đua đọc thơ
- 2 – 3 nhóm đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh của cô
- Cô chú ý sữa sai, khuyến khích, động viên cho trẻ đọc thơ diễn cảm
- Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần nữa
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Bàn tay đẹp” và ra sân trường chơi.
GIÁO ÁN 2
I. Mục đích yêu cầu:
1. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết bảo vệ đôi mắt, biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định .
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Rèn kỹ năng trả lời trọn câu.
- Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.
3. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Đôi mắt của em”, nhớ tên tác giả “Lê Thị Mỹ Phương”.
- Trẻ đọc thuộc, đúng nhịp điệu bài thơ “Đôi mắt của em”.
- Trẻ hiểu nội dung và trả lời được các câu hỏi trong bài thơ “Đôi mắt của em”.
- Chơi được trò chơi “Thi đội nào nhanh”
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh, slide minh họa bài thơ: Đôi mắt của em.
- Hệ thống đàm thoại câu hỏi.
- Nhạc bài hát “ Vui đến trường”.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ: Đôi mắt của em.
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ ” Đôi mắt của em”
- Cô đọc câu đố:“ Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh”
- Đố các con biết đó là gì?
- Mắt của các con đâu? Có bao nhiêu con mắt nào? Cho trẻ đếm.
- Thế đôi mắt dùng để làm gì?
- Các con nhắm mắt lại các con có nhìn thấy gì không? (Cho trẻ nhắm mắt). Khi các con mở mắt ra thì như thế nào?
- Cô khái quát: Các con à. Đôi Mắt nó rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta , đôi mắt để các con nhìn thấy được mọi vật xung quanh vì thế mà các con phải biết bảo vệ, giữ gìn đôi mắt không bị bẩn, phải thường xuyên rữa mắt cho sạch sẽ. Và có một tác giả cũng rất yêu quý đôi mắt của mình nên đã sáng tác một bài thơ để gửi tặng cho các con đó là bài thơ ” Đôi mắt của em” của tác giả Lê Thị Mỹ Phương mà hôm nay lớp mình cùng học đấy. Bây giờ các con nghe cô đọc nhé:
- Cô giới thiệu tên bài thơ ” Đôi mắt của em”
- Lần1: Cô dọc diễn cảm bài thơ kết hợp tranh.
- Lần2: Cô đọc diễn cảm kết hợp các slide hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
- Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe xong bài thơ gì?
- Bài thơ: “Đôi mắt của em” của tác giả nào?
- Bài thơ nói về bộ phận nào trên cơ thể các con?
- Đôi mắt được tác giả miêu tả như thế nào?
- Đôi mắt giúp các bạn làm gì?
- Các con yêu quý đôi mắt của mình không?
- Yêu quý đôi mắt thì hàng ngày các con phải làm gì?
- Cô khái quát kết hợp giáo dục: Đôi mắt nằm trên khuôn mặt, còn gọi là thị giác và đôi mắt giúp các con nhìn thấy mọi vật xung quanh. Vì vậy, để có đôi mắt sáng, đẹp, thì các con không nghịch bẩn, tay bẩn không được dụi vào mắt sẻ đau mắt, hàng ngày các con phải rửa mắt, rửa mặt sạch sẽ…
- Vừa rồi cô thấy bạn nào cũng ngoan cũng giỏi nên cô thưởng cho lớp mình vận động bài: “ Vui đến trường”
- Các con ơi sắp đến ngày 20/10 là ngày lễ của các bà, các mẹ, các chị, các cô nên các con hãy đọc thơ thật hay để tặng các cô, các mẹ, các bà nhé.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.
- Cô mời tổ, nhóm đọc thơ.
- Cô mời cá nhân đọc thơ.
- Cô lắng nghe, hướng dẫn trẻ đọc và sửa sai (nếu có)
* Hoạt động 3: Trò chơi ” Thi xem đội nào nhanh”
- Hôm nay cô thấy lớp mình học ngoan, học giỏi nên cô thưởng cho lớp trò chơi: “Thi đội nào nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Thi đội nào nhanh”
- CC: Cô chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi bạn trong đội sẽ sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự nội dung bài thơ bằng cách khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng của 2 đội đi vào đường hẹp chọn tranh gắn ở bảng. Khi bạn thứ nhất về cuối hàng thì bạn thứ hai lại tiếp tục. Cứ như thế cho hết tranh, đội nào chọn đúng, nhanh thì sẽ giành chiến thắng.
- LC: Một bạn đi lên chỉ được chọn một tranh, bạn nào không đi vào đường hẹp thì mất lượt chơi.
- Tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi
IV. Kết thúc:
- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ lần cuối và chuyển sang nội dung khác.
Thohay.vn Gửi Đến bạn🍄Bài Thơ Đôi Dép Thần Kỳ🍄Cực Vui Nhộn